Đơn vị: triệu đồng 2019 2020 2021 0 10,000 20,000 30,000 4 0,000 50,000 60,000 34 ,914 4 1,103 52,979 20,764 23,696 29,94 6 14 ,14 6 17,4 07 23,033
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
(Nguồn: Báo cáo KQKD NH TMCP Á Châu – PGD Pháp Vân năm 2019 – 2021)
Theo bảng số liệu trên có thể thấy tình hình kinh doanh giai đoạn 2019- 2021 của ACB – PGD Pháp Vân đều đạt kết quả ấn tượng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và được thể hiện rõ qua Tổng thu và Tổng chi.
Về Tổng thu: Thu từ hoạt động cho vay chiếm phần lớn trong Tổng thu của PGD và có mức tăng nhất định. Năm 2019 đạt 25.434 triệu đồng; năm 2020 tăng 25,16% đạt 31.834 triệu đồng; năm 2021, Thu từ hoạt động cho vay tăng 30,09% so với năm 2020 và đạt 41.413 triệu đồng. Kết quả này có được là do trong những năm vừa qua, ACB Pháp Vân đã tăng cường khuyến khích khách hàng vay vốn, vì vậy khoản thu tăng cao. Bên cạnh đó, Thu phí dịch vụ năm 2020 tăng nhẹ 2,22% so với 2019 và sau đó tăng mạnh ở năm 2021 với mức tăng là 29,74%. Lý giải cho điều này phải kể đến sự khơng ngừng hồn thiện và mở rộng dịch vụ tới khách hàng của ACB Pháp Vân trong năm 2021 đã tạo điều kiện cho khoản thu phí dịch vụ tăng cao. Khác với Thu từ hoạt động cho vay và Thu phí dịch vụ đều tăng trưởng qua các năm thì Thu khác lại giảm 13,93% ở năm 2020 và chỉ đạt mức 2.224 triệu đồng nhưng sau đó lại tăng trở lại 9,08% vào năm 2021 với giá trị 2.426 triệu đồng.
Về Tổng chi: tương ứng với khoản Thu từ hoạt động cho vay thì số tiền
mà ngân hàng phải bỏ ra nhiều nhất chính là Chi phí huy động vốn. Năm 2019, chi trả lãi vay là 18.072 triệu đồng, sau đó tăng 16,09% đạt mức 20.980 triệu
đồng ở năm 2020, con số này tiếp tục gia tăng 23,52% ở năm 2021 và đạt mức 25.914 triệu đồng. Khoản Chí phí khác cũng tương tự có xu hướng tăng qua các năm nhưng mức độ tăng không đồng đều. Trong khi năm 2020 mức tăng chỉ đạt 0,89% dường như không đáng kể so với năm 2019 thì đến năm 2021 Chi phí khác lại tăng trưởng mạnh mẽ 48,45% so với năm 2020 với giá trị 4.032 triệu đồng. Lý giải cho việc này là do năm 2020, PGD đã kiểm sốt tốt các chi phí hoạt động, dịch vụ của mình. Nhưng đến năm 2021, ACB Pháp Vân đã tập trung cho chi các hoạt động quảng bá và thực hiện việc tăng dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng khơng thực hiện đúng nghĩa vụ trong giai đoạn khủng hoảng bởi Covid-19. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí khác của ACB Pháp Vân tăng cao.
Về lợi nhuận: Trong giai đoạn này, lợi nhuận có xu hướng gia tăng cả về
quy mơ và tốc độ tăng trưởng mặc dù Tổng chi của ACB Pháp Vân vẫn tăng đều qua các năm. Lợi nhuận năm 2020 đạt 17.407 triệu đồng, tăng 23,05% so với năm 2019; đến năm 2021 lợi nhuận tiếp tục tăng 32,32% so với năm 2020, đạt 23.033 triệu đồng. Với kết quả hoạt động kinh doanh này trong bối cảnh kinh tế khó khăn, có thể nói PGD Pháp Vân vẫn kiểm sốt và duy trì được sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngồi các yếu tố quan trọng đến từ Ban lãnh đạo và nhân viên, thì PGD Pháp Vân đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng thu, tiết kiệm chi để giúp PGD đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng.
Nhận xét chung về tình hình kết quả kinh doanh: Có thể thấy cả thu và
chi của ngân hàng đều tăng lên nhưng mức độ gia tăng của thu nhập lớn hơn so với chi phí nên lợi nhuận vẫn tăng đều qua các năm. Kết quả này có được là sự nỗ lực của ACB Pháp Vân trong việc thắt chặt chi phí (nhưng vẫn đầu tư cho các hoạt động cần thiết), quản lý tốt hoạt động kinh doanh để tạo điều kiện cho mở rộng quy mơ kinh doanh trong tương lai.
1.5. Tình hình mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Pháp Vân
1.5.1. Tình hình dư nợ CVTD
Cùng với sự tăng trưởng tích cực của tổng dư nợ tại ACB Pháp Vân, dư nợ CVTD cũng có mức gia tăng khá ấn tượng.