2019 2020 2021 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 23.91% 30.48% 32.26% 76.09% 69.52% 67.74% Dư nợ CVTD Dư nợ khác
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP Á Châu – PGD Pháp Vân năm 2019 – 2021)
Nhìn vào biểu đồ trên, CVTD chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay so với các ngân hàng khác. Điều này cho thấy các chính sách kinh doanh của nghiệp vụ CVTD là tương đối tốt khi ln duy trì mức dư nợ ở mức khá ấn tượng. Năm 2019, dư nợ CVTD tại ACB Pháp Vân chiếm 23,91% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2020, con số này tăng lên ở mức 30,48%. Đến năm 2021, cơ cấu
dư nợ cho vay tiếp tục thay đổi khi dư nợ CVTD chiếm đến 32,26%. Điều này có được là do tập thể các bộ nhân viên ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Pháp Vân, đặc biệt là cán bộ tín dụng cá nhân mảng CVTD đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hồn thành các mục tiêu đã đề ra, luôn ra sức phấn đấu nỗ lực để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của khách, cộng thêm với việc nhu cầu sẵn có trong khu vực dân cư nơi ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Pháp Vân đặt địa điểm, điều kiện kinh tế khách hàng đang được cải thiện theo xu hướng tốt. Nhìn vào con số trên bảng thì có thể thấy được rằng, quy mơ CVTD đang được mở rộng. Điều này có thể là do chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng tốt. Do vậy, ngân hàng mở rộng CVTD nhằm gia tăng lợi nhuận, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng chung của ngân hàng.
Kết quả ACB Pháp Vân đạt được vô cùng xứng đáng khi phần nào giải thích cho giải thưởng mà ACB được vinh danh “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 2021” trong khuôn khổ giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu”. Hiện nay nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng vì thế việc mở rộng doanh số và nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng không chỉ giúp ACB Pháp Vân thu hút khách hàng gia tăng lợi nhuận mà cịn góp phần làm tăng vị thế của ngân hàng trên địa bàn.
Cơ cấu dư nợ CVTD theo phân loại
ACB là một trong những ngân hàng rất quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phân tích các hình thức cho vay để biết rõ nhu cầu của khách hàng và từ đó đưa ra phương án kinh doanh cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro và có giải pháp tốt hơn trong hoạt động cho vay
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích sử dụng vốn tại ACB Pháp Vân giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mua nhà đất 48.275 33,13% 67.657 31,57% 82.647 30,42%
Sửa chữa, xây
dựng nhà ở 56.691 38,90% 84.829 39,59% 110.635 40,72% Phương tiện đi lại 28.745 19,73% 33.852 15,80% 46.882 17,26%
Tiêu dùng khác 12.011 8,24% 27.937 13,04% 31.530 11,60%
Tổng dư nợ
CVTD 145.722 100% 214.275 100% 271.694 100%
(Nguồn: Báo cáo KQKD NH TMCP Á Châu – PGD Pháp Vân năm 2019 – 2021)
Hiện nay khách hàng vay tiêu dùng ở ACB – PGD Pháp Vân chủ yếu là để sửa chữa, xây dựng nhà ở. Nhìn qua có thể thấy vay sửa chữa, mua nhà tăng lên cả về quy mô và tỷ trọng qua các năm. Cụ thể, năm 2019 vay sửa chữa, xây dựng nhà là 56.691 triệu đồng chiếm 38,9% trong tổng dư nợ CVTD, đến năm 2020 con số tăng lên 84.829 triệu đồng và tỷ trọng cũng tăng nhẹ chiếm 39,59%; con số này tiếp tục tăng ở năm 2021 và chiếm 40,72%. Đối với cho vay mua nhà đất, quy mô tăng đều qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD lại có xu hướng giảm. Năm 2019, vay mua nhà đất là 48.275 triệu đồng chiếm 33,13% thì đến năm 2020 là 67.657 triệu đồng nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm chỉ còn 31,57%, và trong năm 2021 tỷ trọng này tiếp tục giảm và chỉ chiếm 30,42%.
Trong khi đó cho vay mua sắm phương tiện đi lại thì tăng về doanh số song về tỷ lệ lại không ổn định. Cụ thể năm 2019 đạt 28.745 triệu đồng chiếm 19,73% đến năm 2020 tăng lên 33.852 triệu đồng nhưng tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 15,8% nhưng năm 2021, tỷ lệ này lại tăng trở lại và chiếm 17,26%. Lý giải cho nguyên nhân tỷ trọng vay để mua sắm phương tiện đi lại năm 2020 giảm là vì giai đoạn đó, cả nước ta đều phải thực hiện giãn cách xã hội, do đó mà nhu cầu mua sắm xe giảm mạnh. Hiện nay, các cửa hàng bán xe đều áp dụng các chương trình mua xe trả góp với thủ tục khá dễ và nhanh chóng nên nhu cầu vay vốn của người tiêu dùng lại tăng trở lại.
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn vay tại ACB Pháp Vân giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
(%) (%) (%)
Vay ngắn hạn 40.758 27,97% 61.832 28,86% 87.546 32,22%
Vay trung, dài
hạn 104.964 72,03% 152.443 71,14% 184.148 67,78%
Tổng dư nợ
CVTD 145.722 100% 214.275 100% 271.694 100%
(Nguồn: Báo cáo KQKD NH TMCP Á Châu – PGD Pháp Vân năm 2019 – 2021)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy được rằng cho vay trung, dài hạn chiếm ưu thế trong CVTD tại ACB Pháp Vân. Ngược lại cho vay ngắn hạn chiếm một phần nhỏ. Vì người dân vay phục vụ cho những mục đích tiêu dùng thì nguồn trả nợ thường là thu nhập hàng tháng. Hiện nay thu nhập của người đi vay tiêu dùng chỉ ở mức trung bình khá, cộng thêm món vay lớn nên họ có xu hướng chọn vay với thời hạn dài để chủ động trong việc chi trả. Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ, tỷ lệ biến động về dư nợ cho vay của từng loại cũng khác nhau. Cụ thể là năm 2019 tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn là 104.964 triệu đồng thì sang năm 2020 là 152.443 triệu đồng, tăng 45,23% về quy mô nhưng tỷ trọng trên dư nợ cho vay chỉ còn 71,14%. Sang năm 2021 tỷ trọng cho vay trung dài hạn tiếp tục giảm xuống còn 67,78%. Đối với các khoản vay ngắn hạn, khoản mục này không chỉ tăng trưởng về mặt quy mơ mà cịn tăng cả về cơ cấu trong tổng dư nợ CVTD. Năm 2019, vay ngắn hạn chiếm 27,97% nhưng đến năm 2020, tỷ trọng này tăng nhẹ lên 28,86%, tương ứng với mức tăng 51,7% về mặt quy mô. Năm 2021, mặc dù tốc độ tăng không nhiều như năm 2020 nhưng cũng làm thay đổi cơ cấu CVTD theo thời hạn một cách đáng kể, cụ thể vay ngắn hạn năm 2021 chiếm đến 32,22%.
1.5.2. Tình hình doanh số CVTD
Bằng sự cố gắng của toàn bộ nhân viên tại ACB Pháp Vân, doanh số CVTD của PGD cũng có xu hướng giá tăng trong những năm.