Trạng thái yêu thương và sự thôi miên

Một phần của tài liệu Nghien cuu phan tam hoc sigmund freud (Trang 59 - 62)

Tiếng nói hàng ngày vẫn trung thành với một thực thể nào đó mặc dù có thất thường bất nhất đi chăng nữa. Người ta dùng chữ "tình yêu" để chỉ những mối liên lạc tình cảm rất khác nhau, chúng ta đã gom góp tất cả những mối liên lạc ấy lại dưới một tên gọi mà khơng nói rõ rằng phải hiểu danh từ ấy theo nghĩa tình yêu thật sự, chính nghĩa, và tự nhiên, có bao hàm một ý nghĩa về cấp bậc trong hiện tượng tình u. Chúng ta có thể căn cứ vào sự quan sát để xác định rằng có một cấp bậc như thế, khơng khó khăn gì cả.

Trong một vài trường hợp, tình yêu chỉ là sự ràng buộc libido với một đối tượng (người) để đi đến mục đích thỏa mãn nhục dục một cách trực tiếp, sự ràng buộc sẽ chấm dứt một khi đạt được một cách: đó là tình u thường tình, tình u "nhục dục". Tuy nhiên, chúng ta biết rằng tình trạng libido khơng phải bao giờ cũng giản dị như thế. Người ta biết chắc rằng nhu cầu thỏa mãn rồi chẳng bao lâu lại tái

xuất hiện, có lẽ đó là ngun nhân chính là cho người ta bị ràng buộc liên tục với đối tượng dục tính, người ta có tình u bền bỉ với người mình yêu, cả trong những khoảng thời gian người ta khơng có nhu cầu nhục dục.

Đời sống tình ái của lồi người khai triển mạnh mẽ như thế còn đem lại một hậu quả khác. Trong giai đoạn đầu của đời sống chấm dứt vào khoảng lên năm tuổi, đứa trẻ lấy cha hay mẹ làm đối tượng của tình yêu và tập trung tất cả mọi khuynh hướng dục tính vào đó, địi thỏa mãn. Hết giai đoạn ấy sẽ xảy ra hiện tượng dồn nén bắt buộc nó phải từ bỏ phần lớn những mục tiêu dục tính thơ ấu, do đó mà đứa trẻ thay đổi thái độ đối với cha mẹ một cách sâu xa. Đứa trẻ vẫn ràng buộc với cha nhưng mục tiêu của khuynh hướng sơ thủy bị ngăn chặn. Từ đây những tâm tình của đứa trẻ đối với người thân yêu của nó được gọi là "âu yếm". Người ta biết rằng những khuynh hướng "khối cảm" lúc trước vẫn cịn mạnh hay yếu trong tiềm thức, bởi vậy cho nên dịng tâm tình ngun thủy vẫn chảy theo một hướng nào đó [1] .

Đến tuổi dậy thì bỗng xuất hiện những khuynh hướng mới rất mạnh, hướng về mục tiêu dục tính trực tiếp. Trong những trường hợp không thuận lợi, những khuynh hướng mới sẽ là luồng nhục dục tách rời khỏi luồng tâm tình "âu yếm" bền bỉ. Như vậy là chúng ta có một bức tranh tâm tình mà một vài tư trào văn chương đã đem lý tưởng hóa đi. Con người tơn thờ một cách viển vông những người đàn bà mà họ rất kính trọng nhưng khơng có một chút tình u nào, họ chỉ động tình khi đứng trước những người đàn bà mà họ không yêu, hay họ không ưa mấy tí nếu họ khơng khinh bỉ. Nhưng phần nhiều người thiếu niên thực hiện được phần nào sự tổng hợp ái tình cao thượng với ái tình nhục dục thế phàm, trong trường hợp ấy thái độ của họ đối với người con gái có cả những khuynh hướng tự do lẫn khuynh hướng bị cản trở. Người ta có thể căn cứ vào thành phần của hai khuynh hướng ái tình và nhục dục trong con người để đo mức độ ái tình chân thực của họ.

Chính trong phạm vi "ái tình chân thực" [2] mà chúng tơi chú trọng ngay đến sự kiện sau đây: người yêu của họ phần nào tránh được sự phê phán của họ, tính nết của người yêu được đánh giá cao hơn tính nết của những người họ khơng u, và trước khi họ yêu người ấy họ cũng không đánh giá cao như thế. Khi nào những khuynh hướng nhục dục bị dồn nén ít hay nhiều, họ có ảo tưởng rằng người được họ ham muốn có những đức tính ấy chỉ vì người u đem lại cho họ những khối lạc nhục dục.

Chính sự lý tưởng hóa làm cho cách phán đoán sai lạc. Nhưng bù lại chúng ta nhờ thế mà dễ định hướng hơn: chúng ta thấy rõ rằng đối tượng (của tình u) được cọi là chính cái tơi của họ, và trong trạng thái yêu thương một phần của cái libido ngã ái được di chuyển sang đối tượng. Trong một vài hình thức chọn lựa người yêu, đối tượng được dùng để thay thế một lý tưởng mà cái tôi muốn thu hút nhưng khơng thành cơng. Người ta u đối tượng vì người ta cho rằng đối tượng có những điểm thiện mỹ mà cái tôi của người ta vẫn muốn có, và như thế là người ta tìm một lối quanh co để thỏa mãn ngã ái của người ta.

Giá trị của đối tượng càng được phóng đại và trạng thái yêu thương càng tăng thêm thì chúng ta càng dễ nhận định. Những khuynh hướng dắt đến sự thỏa mãn nhục dục tiếp có thể bị đàn áp hồn tồn, như thường xảy ra trong trường hợp ái tình thơ mộng của thiếu niên; cái tôi càng ít địi hỏi, càng thêm

khiêm tốn, cịn đối tượng thì càng trở nên đẹp đẽ quý giá, đối tượng thu hút hết cả tình yêu mà cái tơi có thể có với chính nó, bởi thế cho nên tình trạng ấy có thể đưa đến hậu quả tự nhiên là hy sinh hồn tồn cái tơi. Có thể nói rằng đối tượng nuốt trọn cái tôi. Trong trạng thái yêu thương nào cũng có

khuynh hướng nhún mình, hạn chế lịng ngã ái và quên mình; trường hợp cực đoan chỉ là trường hợp khuếch đại những nét ấy sau khi những đòi hỏi nhục dục đã biến mất, trên sân khấu chỉ còn những nét

ấy ngự trị.

Sự kiện ấy có thể thấy rõ trong những mối tình đau khổ, bởi vì khi người ta yêu ai mà được yêu lại thì mỗi lần thỏa mãn là kèm theo sự giảm sút mức độ lý tưởng hóa người yêu. Đồng thời với sự quên mình người ta cũng đình chỉ những nhiệm vụ của cái tôi được coi là lý tưởng muốn đạt được, sự qn mình đó khơng khác gì sự qn mình cao thượng để phụng sự một ý tưởng trừu tượng. Đã khơng có sự phê phán thì người u làm cái gì, địi hỏi cái gì cũng hay, cũng khơng đáng chê trách vào đâu được. Tiếng nói của lương tâm đã im bặt khi có cái gì thuận lợi cho người yêu, con người trở nên mù quáng vì si tình, họ có thể phạm tội ác mà khơng hề hối hận. Tình trạng ấy có thể tóm thâu trong cơng thức sau đây: đối tượng đã chiếm chỗ của lý tưởng tôi.

Tâm trạng yêu thương phát hiện đến cao độ được gọi là mê hoặc, sự khác biệt giữa đồng nhất hóa và tâm trạng yêu thương rất dễ mô tả. Trong trường hợp thứ nhất cái tôi giầu thêm đức tính của đối

tượng, nó sáp nhập đối tượng vào nó bằng cách nhập nội (introjection); trong trường hợp thứ hai nó nghèo nàn đi, tự nó bỏ mình để đem mình cho đối tượng. Tuy nhiên, xem xét đến nơi đến chốn thì các mơ tả ấy làm xuất hiện những điểm đối lập mà thực ra khơng có. Đứng về phương diện lợi ích cho sự tổ chức nội tâm thì khơng phải là vấn đề làm giầu thêm hay làm nghèo đi, vì trạng thái u thương cùng cực có thể coi như sự sáp nhập đối tượng vào cái tơi. Có lẽ sự phân biệt sau đây sẽ căn cứ vào những điểm chính yếu hơn cả; trong trường hợp đồng nhất hóa, đối tượng tan rã và biến mất, rồi tái sinh vào cái tôi, cái tôi bị biến đổi phần nào theo mẫu đối tượng đã biến mất; trong trường hợp kia đối tượng vẫn cịn đó với tất cả những đức tính mà cái tơi gán cho nó, nó cịn làm hại cái tôi nữa.

Nhưng sự phân biệt như thế cũng có chỗ đáng thắc mắc. Có thật trong sự đồng nhất hóa người ta bỏ qua những đức tính của đối tượng chăng? Có thể có sự đồng hóa mà đối tượng khơng biến mất chăng? Nhưng trước khi bàn đến những vấn đề phức tạp ấy, chúng ta đã thấy có một vấn đề khác xen vào cần phải giải quyết trước, đó là vấn đề đối tượng được đặt vào chỗ cái tôi hay được đặt vào chỗ lý tưởng tôi.

Từ trạng thái yêu thương đến trạng thái thôi miên, khoảng cách khơng xa lắm. Hai trạng thái đều có những điểm giống nhau. Người bị thơi miên cũng có thái độ khiêm tốn phục tịng, qn mình, khơng phê phán đối với ông thầy thôi miên, họ chẳng khác nào người si tình đối với người yêu. Chúng ta cũng nhận thấy người bị thôi miên mất cả sáng kiến riêng, chắc chắn là ông thầy thôi miên đã chiếm chỗ của lý tưởng tơi. Nhưng trong tình trạng thơi miên những đặc điểm ấy hiện ra rõ ràng nổi bật hơn, thậm chí chúng ta cho rằng nên cắt nghĩa trạng thái yêu thương bằng trạng thái thôi miên chứ không nên làm ngược lại. Ơng thầy thơi miên là nhân vật duy nhất chiếm trọn ý tứ của người bị thơi miên, cịn ra khơng có cái gì đáng kể. Cái tơi của người bị thơi miên thuận thụ tất cả cái gì ơng thầy khẳng định và bắt buộc, như trong một giấc mơ, sự kiện đó nhắc nhở chúng tơi rằng chúng tơi đã qn khơng nói đến nhiệm vụ của lý tưởng tơi, nhiệm vụ hành xử những kinh nghiệm thực tế [3] . Nếu cái tơi cơng nhận một tri giác là có thực khi thẩm quyền tâm thần đã tun bố rằng sự tri giác ấy có thực thì khơng có gì lạ. Vì khơng có những khuynh hướng đưa đến những mục tiêu dục tính tự do (nhục dục) cho nên hiện tượng rất tinh thuần. Liên lạc giữa người bị thôi miên và ông thầy là một liên lạc yêu thương hồn tồn khơng có thỏa mãn nhục dục, cịn như trong trạng thái yêu thương thì sự thỏa mãn ấy chỉ tạm thời lui vào hậu trường, có thể được thực hiện vào lúc nào đó.

Ngồi ra chúng ta cịn có thể nói rằng liên lạc thôi miên là một liên lạc tập thể chỉ có hai người, nếu có thể dùng được danh từ liên lạc tập thể ở đây. Đem so sánh sự thôi miên với một trạng thái tập thể của đám đơng thì vơ bổ vì hai trạng thái y hệt nhau. Trong đám đơng, nếu kể một người thì có yếu tố sau đây: thái độ của họ đối với người cầm đầu. Giới hạn vào một người như vậy, sự thôi miên khác

với trạng thái tập thể đám đông cũng như khác với trạng thái yêu thương ở điểm khơng có khuynh hướng dục tính trực tiếp. Như vậy sự thơi miên chiếm một chỗ trung gian giữa trạng thái hội họp tập thể và trạng thái yêu thương.

Chúng ta nên để ý rằng chính những khuynh hướng dục tính bị lái sang đường khác đã tạo ra những liên lạc bền bỉ giữa mọi người. Rất dễ giải thích sự kiện ấy: khuynh hướng dục tính bị lái rẽ ngang khơng được thỏa mãn tồn vẹn, cịn như khuynh hướng dục tính tự do thì mỗi lần đạt được mục tiêu lại yếu đi lạ lùng, lại giảm mức độ. Tình yêu nhục dục mỗi lần được thỏa mãn thì phải tắt ngúm; muốn được bền bỉ, ngay từ đầu nó phải hợp tác với sự âu yếm tinh thuần, lái sang đường khác, hay chịu thay đổi vào một lúc nào đó.

Chúng ta có thể tìm hiểu những đặc điểm libido của đám đơng một cách dễ dàng hơn trong trạng thái thôi miên, nếu trạng thái thơi miên cũng có những nét như trạng thái u thương khơng khuynh hướng dục tính trực tiếp, những nét ấy chưa thể giải thích bằng cách suy lý được. Thơi miên cũng cịn nhiều điểm khó hiểu và xuất hiện như cái gì có vẻ thần bí. Một trong những đặc điểm ấy là một thứ tê liệt ý chí và cử động; sự tê liệt ấy gây ra vì ảnh hưởng bất lực khơng có gì chống cự; đặc điểm này cũng gần như sự thơi miên lồi vật bằng cách khủng bố. Người ta vẫn chưa biết rõ ràng trạng thái thôi miên được tạo ra như thế nào, sự liên lạc giữa thôi miên và giấc ngủ như thế nào; người này có thể dùng được thuật thơi miên, người kia chẳng thơi miên được ai cả, sự bí mật ấy khiến cho chúng ta phải giả thiết rằng trong vấn đề thôi miên người ta đã thực hiện được một điều kiện chính yếu để giữ cho thái độ libido được tinh thuần mà ta không biết. Một sự kiện khác đáng chú ý: mặc dù người bị thôi miên rất dễ bị ám thị, nhưng ý thức đạo đức của họ có thể rất cứng cỏi. Có lẽ phải như thế mới được vì trong những trị thơi miên vẫn biểu diễn người bị thơi miên n chí rằng đó chỉ là một trị chơi, chỉ là tái tạo một tình trạng khác quan trọng hơn, tái tạo một cách không đúng lắm.

Tuy nhiên, những điều nói trên đây cho phép chúng ta lập một công thức về tổ chức libido của một đám đơng, ít ra theo quan niệm của chúng ta hiện giờ, nghĩa là một đám đơng có người cầm đầu, và chưa có những đặc tính của một cá nhân hồn bị. Hiểu như vậy thì một đám đơng ngun thủy xuất hiện như một cá nhân đã thay thế lý tưởng tôi bằng một đối tượng, hậu quả là cái tơi tự đồng nhất

hóa với đối tượng. Có thể dùng đồ biểu sau đây để diễn tả công thức ấy:

Một phần của tài liệu Nghien cuu phan tam hoc sigmund freud (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)