D. Những điểm sau cùng đã cho phép chúng ta hé thấy những khuynh hướng dục tính trực tiếp khơng
2. Cái tôi và vô thức
Công việc khảo cứu về bệnh lý đã làm cho chúng tơi chú trọng thái q đến tâm tình dồn nén. Chúng tôi muốn biết rõ hơn về cái tôi từ khi chúng tơi biết rằng phần nào của nó có thể khơng ý thức được. Cho đến ngày nay chúng tôi chỉ có một điểm để làm mốc cho dễ nhận, đó là phẩm chất ý thức được hay khơng ý thức được của những yếu tố tâm thần. Nhưng rốt cuộc chúng tơi nhận thấy rằng đó là một sự kiện có rất nhiều nghĩa.
Tất cả kiến thức của chúng ta đều liên hệ đến ý thức. Chúng ta chỉ có thể biết tiềm thức nếu chúng ta làm cho nó trở thành cái gì ý thức được. Nhưng chúng ta chớ vội lạc quan: tại sao lại có thể ý thức được? Làm cho cái gì trở thành cái có thể ý thức được nghĩa là gì? Làm cách nào để đạt được kết quả ấy?
Chúng tôi đã biết rằng chúng tôi đi từ chỗ nào làm khởi điểm để trả lời những câu hỏi ấy. Chúng tơi vẫn nói rằng ý thức là bề mặt của bộ máy tâm thần; nói khác đi, chúng tơi cho rằng ý thức có một chức vụ điều hành bởi một hệ thống gần với ngoại giới hơn cả, xét về phương diện vị trí khơng gian. Vị trí khơng gian gần ngoại giới đó khơng những phải hiểu theo nghĩa chức vụ mà còn phải hiểu theo nghĩa giải phẫu [2] . Bởi vậy cho nên trong cơng việc tìm tịi của chúng tơi, chúng tơi phải khởi sự từ ngồi mặt, ngoài mặt tiếp thụ sự tri giác.
Trên nguyên tắc thì tất cả những tri giác từ ngoại giới đến (tri giác cảm giác) đều ý thức được; những cái mà ta gọi là cảm giác và tình cảm từ trong người ta đến cũng là tri giác được. Nhưng cịn những tiến trình nội tâm mà chúng ta gọi một cách khơng rõ là "tiến trình trí tuệ" thì sao? Chúng ta nên quan niệm rằng đó là những di động của tinh lực tâm thần xảy ra trong bộ máy tâm thần, tìm lối tiến đến hành động và bước lên bề mặt, chỗ đóng đồn của ý thức? Hay ta nên quan niệm rằng ý thức tiến lại gần tinh lực tâm thần để phối hợp với tinh lực tâm thần? Ở đây chúng ta bị đặt trước những khó khăn khơng tránh được khi người ta q bận tâm với phương diện vị trí khơng gian của những sự kiện tâm thần. Cả hai quan niệm đều bế tắc, hẳn là phải có một quan niệm thứ ba.
Chúng tơi đã từng đưa ra ý kiến [3] rằng sự khác biệt thực sự giữa một biểu thị tâm thần và một biểu thị tiền ý thức (ý tưởng) như sau: biểu thị tiềm thức liên hệ đến những vật liệu mà chúng ta khơng biết rõ, cịn như biểu thị tiền ý thức phối hợp với một biểu thị tâm từ (représentation verbale). Đây là ngưỡng vọng thứ nhất xác định tiềm thức và tiền ý thức bằng đường lối khác đli tìm liên lạc giữa chúng với ý thức. Câu hỏi: "Một sự kiện làm thế nào để trở thành ý thức?" có thể thay thế bằng câu hỏi sau đây thuận lợi hơn: "Tại sao một sự kiện lại có thể trở thành tiền ý thức?". Trả lời: nhờ sự phối hợp với những biểu thị tâm từ tương ứng.
Những biểu thị tâm từ ấy là những dấu vết bảo thức năng (traces mnémiques): trước kia chúng là những tri giác, cũng như những dấu vết bảo thức năng khác, chúng có thể trở lại ý thức. Trước khi phân tích những biểu thị ấy, chúng tơi cần phải nói đến một giả thuyết: chỉ có cái gì trước đã hiện hữu như một tri giác ý thức, sau này mới khích động ở trong, nếu muốn trở thành ý thức, phải tìm cách biến thành một tri giác ở ngồi, chúng chỉ có cách nhờ đến dấu vết bảo thức năng.
Những dấu vết bảo thức năng ấy, chúng tôi cho là chúng cũng ở trong những hệ thống có tiếp xúc trực tiếp với hệ thống tri-giác-ý-thức, do đó những sức lực tâm thần của chúng có thể truyền sang hệ thống tri-giác-ý-thức một cách dễ dàng. Chúng ta hãy nghĩ đến những trường hợp ảo giác và nghĩ đến sự kiện sau đây: một hồi niệm rõ rệt nhất cũng vẫn có thể phân biệt được với ảo giác và tri giác bên ngoài; chúng ta cắt nghĩa được ngay rằng khi nhớ lại một hồi niệm thì tinh lực tâm thần khơng rời khỏi hệ thống hồi niệm, cịn như trong trường hợp tri giác thì tinh lực khơng những truyền từ dấu vết
bảo thức năng sang hệ thống tri-giác-ý-thức, mà chạy hết cả sang đó.
Những dấu vết tâm từ phần lớn do sự tri giác thính giác mà ra, tri giác thính giác là kho dự trữ những yếu tố khả giác để tiền ý thức sử dụng. Còn như những yếu tố thị giác trong biểu thị tâm từ thì người ta có thể bỏ qua vì chúng chỉ có tính cách thứ yếu, nhờ đọc sách báo mà người ta có. Hình ảnh vận động của danh từ cũng chỉ là những ký hiệu đứng hàng phụ thuộc, trừ trường hợp người vừa câm vừa điếc. Chúng ta khơng có ý giản dị hóa vấn đề và hạ thấp tầm quan trọng của những dấu vết bảo thức năng thuộc loại thị giác hay khơng cơng nhận rằng những tiến trình trí tuệ có thể trở thành ý thức nhờ cách nhớ lại những dấu vết thị giác. Chúng tơi cịn cơng nhận nhiều người dùng đến cách thị giác hóa để làm cho tư tưởng hiện lên ý thức. Sự nghiên cứu giấc mơ và những biểu thị lông bông của tiền ý thức, theo sự quan sát của J. Varendonck, có thể cho ta một ý niệm xác thực về tư tưởng thị giác; sự nghiên cứu minh thị rằng phần nhiều chỉ những vật liệu cụ thể trong ý niệm được trở thành ý thức đối với loại tư tưởng thị giác, còn những liên lạc là đặc điểm của ý niệm thì khơng dễ gì mà thị giác hóa được. Như vậy, hình ảnh là phương tiện bất toàn để làm cho tư tưởng hiện lên ý thức, và người ta có thể nói rằng tư tưởng thị giác gần với những tiến trình tiềm thức hơn là tư tưởng tâm từ, tư tưởng thị giác có từ lâu đời hơn tư tưởng tâm từ, kể về phương diện hệ thống phát sinh học (phylogénèse) cũng như về phương diện cá thể phát sinh học (ontogénèse).
Nếu đường lối từ tiềm thức đến tiền ý thức là như vậy thì câu hỏi: "Tại sao chúng ta có thể đưa những yếu tố bị dồn nén lên (tiền) ý thức được?" sẽ được trả lời như sau: "Bằng cách phân tích để lập lại những phần tử trung gian tiền ý thức là những hồi tưởng tâm từ". Vì có phần tử đứng trung gian như vậy cho nên ý thức vẫn ở ngun chỗ của nó và tiềm thức khơng cần phải dời chỗ ở mới gặp được ý thức.
Những liên lạc giữa sự tri giác ngoại giới và cái tôi có tính cách hiển nhiên, những liên lạc nối liền sự tri giác nội tâm với cái tôi cần phải xem xét riêng. Người ta muốn tự hỏi rằng người ta có quyền nối liền tất cả ý thức vào hệ thống phù việt "tri-giác-ý-thức" không?
Sự tri giác bên trong cung cấp những cảm giác liên hệ tới những tiến trình xảy ra trong những lớp khác nhau, có thể ở rất sâu trong bộ máy tâm thần. Chúng ta biết rất ít về những cảm giác ấy, khoan khối và khó chịu có thể coi là những mẫu cảm giác biết rõ hơn cả. Chúng lâu đời hơn, đơn sơ hơn những cảm giác từ ngồi đến và chúng cũng có thể xảy ra trong những trạng thái rối loạn của tâm thần. Ở chỗ khác chúng tôi đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng về phương diện tổ chức của chúng và đến những lý do tâm lý siêu hình của tầm quan trọng ấy. Chúng có nhiều ngăn, cũng như những tri giác từ ngồi đưa vào, chúng có thể cùng một lúc từ nhiều điểm khác nhau đưa tới và có phẩm chất trái ngược nhau.
Những cảm giác khối trá khơng có tính cách thơi thúc cưỡng bách, những cảm giác khó chịu có tính cách đó đến cao độ. Cảm giác địi hỏi sự thay đổi, nó tìm hết cách để giải tỏa tinh lực của nó, bởi vậy cho nên chúng ta nói rằng đặc điểm của sự khoái trá là tăng áp thế tinh lực cịn đặc điểm của sự khó chịu là giảm áp chế tinh lực.
Trong sinh hoạt tâm thần sự việc này xảy ra liên tiếp sự việc kia, ta cảm thấy khối trá hay khó chịu; khoan khối và khó chịu tạo thành "cái gì" khác hẳn cảm giác về phương diện phẩm cũng như về phương diện lượng, chúng ta muốn biết "cái đó" có thể ở ngay tại chỗ mà trở thành ý thức hay nó phải chuyển tới hệ thống Y. (ý thức) mới trở thành ý thức được.
Theo kinh nghiệm trị bệnh thì ý kiến sau có vẻ đúng hơn. Kinh nghiệm cho biết rằng "cái đó" cũng xử sự như một manh ý (ý định manh nha) bị dồn nén. Manh ý ấy tìm cách phát lộ, nó phát ra những sức vận động, nhưng cái tơi khơng biết rằng mình chịu áp lực của nó. Muốn trở thành ý thức dưới hình thức một cảm giác khó chịu hay đau khổ manh ý ấy đã phải đối phó với sức chống cự lại nó. Sự đau đớn là một vịng trung gian giữa tri giác bên trong tuy nó có thể bắt nguồn từ thế giới bên ngồi. Sự đau đớn cũng có thể khơng ra khỏi tiềm thức. Như vậy, chúng ta đã nói đúng khi cho rằng tình cảm và cảm giác phải dồn đến hệ thống Y. mới có thể trở thành ý thức được. Nếu bị cản trở giữa đường thì tình cảm và cảm giác khơng được người ta cảm thấy là tình cảm và cảm giác, tuy rằng "cái gì" tương ứng với chúng vẫn không thay đổi trong khi khích động diễn biến. Nói một cách vắn tắt tuy khơng đúng lắm thì chúng ta gọi là cảm giác tiềm thức và chúng ta nhấn mạnh vào sự tương đồng của nó với biểu thị tiềm thức. Sự khác biệt giữa hai sự kiện như sau: biểu thị tiềm thức muốn tiến vào ý thức thì phải tạo nhiều vịng móc nối, nhiều giai đoạn trung gian, cịn cảm giác thì khơng cần, nó truyền thẳng đến ý thức. Nói một cách khác: nói đến cảm giác thì khơng cần phân biệt ý thức và tiền ý thức, một cảm giác sẽ là cảm giác ý thức hay cảm giác tiềm thức chớ không bao giờ là cảm giác tiền ý thức. Mặc dù một cảm giác phối hợp với những biểu thị tâm từ, nó cũng trở thành ý thức một cách trực tiếp, khơng nhờ cậy gì biểu thị.
Như vậy, chúng ta đã biết rõ vai trị của biểu thị tâm từ. Nhờ có sự trung gian của nó mà những tiến trình trí tuệ nội tâm trở thành những tri giác. Chúng ta có thể nói rằng biểu thị tâm từ chỉ có mặt đấy để làm cái cớ cho người ta nói: sự tri thức nào cũng do sự tri giác bên ngồi mà ra. Khi nào tư tưởng ở trong tình trạng tràn đầy, thì người ta tri giác ý tưởng như là ở ngoài đến, và bởi vậy cho nên người ta cho là thật.
Sau khi đã giải thích mối liên lạc giữa sự tri giác ngoại giới, sự tri giác nội giới và hệ thống phù việt "tri-giác-ý-thức", chúng ta có thể đem lại cho quan niệm về cái tơi của chúng ta một hình thức tồn vẹn. Cái tơi được cấu tạo từ hệ thống T. (tri giác), hệ thống T. là cái nhân, rồi đến tiền ý thức dựa vào những dấu vết bảo thức năng. Ngồi ra chúng ta cịn biết rằng cái tơi cũng có phần khơng ý thức được. Chúng tôi thiết nghĩ, nên nghe lời bàn của một tác giả vì cớ riêng muốn thuyết phục quan điểm của chúng tơi rằng nó khơng thể có tính cách khoa học chuẩn xác và cao xa được. Đó là ơng Groddeck, ông nhắc đi nhắc lại mãi không chán rằng cái tơi trong quan niệm của chúng tơi sẽ có thái độ thụ động trước cuộc đời; nói theo ngơn ngữ của ơng thì chúng ta bị khu xử bởi những sức mạnh kỳ lạ mà chúng ta khơng kiểm sốt được [4] . Chúng ta ai cũng có những cảm tưởng như thế, tuy rằng không bị ảnh hưởng đến nỗi khơng thể có những cảm tưởng khác, chúng tơi khơng ngần ngại mà đặt cách nhìn của ơng vào chỗ xứng đáng với nó trong khoa học. Tơi sẽ chú ý đến quan điểm của ông và đề nghị: cho cái tôi là một thực thể khởi điểm từ hệ thống T. (hệ thống tri giác), hệ thống ấy trước hết là tiền ý thức, vô thức (Es) sẽ dùng để chỉ tất cả những yếu tố tâm thần khác, cái tôi nối dài gốc rễ của nó
xuống những yếu tố đó, phần nối dài có tính cách tiềm thức [5] .
Chúng ta sẽ nhận thấy ngay quan niệm ấy hữu ích cho chúng ta để mô tả và hiểu biết những sự kiện nghiên cứu. Tâm thần con người có một cái vơ thức khơng biết được, trên mặt cái vơ thức có một cái
tôi, cái tơi thốt từ hệ thống T. (tri giác). Muốn hình dung những sự kiện ấy dưới hình thức một biểu
đồ, chúng ta bảo rằng tôi chỉ bao phủ vơ thức bằng cái mặt của nó, cái mặt ấy là hệ thống T. giữa cái
tôi và vô thức khơng có sự phân biệt dứt khốt nhất là phía dưới cái tơi muỗn lẫn lộn với vơ thức.
nhờ có vơ thức mà những yếu tố bị dồn nén có thể ăn thông với cái tôi trong khi chúng bị sức chống cự ngăn cản không cho ngoi lên trên mặt. Tất cả những sự phân biệt mô tả trên đây căn cứ vào kinh nghiệm bệnh lý học chỉ liên hệ đến những lớp bề ngoài của bộ máy tâm thần và chúng tơi chỉ biết có thế.
Sự thốt thai cái tơi và sự tách rời nó khỏi vơ thức cịn tùy thuộc một yếu tố khác ngoài ảnh hưởng của hệ thống T. Thân thể của con người, nhất là bề mặt của thân thể, là nơi vừa phát sinh những tri giác bên ngoài vừa phát sinh những tri giác bên trong. Đối với cái tôi, thân xác bị coi là một vật lạ, nhưng thân xác cho giác quan biết hai thứ cảm giác, một thứ có thể đồng hóa với tri giác bên trong. Vả chăng tâm sinh lý học đã minh thị rằng thân xác của ta thoát ra từ thế giới tri giác. Sự đau đớn hình như cũng đóng một vai trị quan trọng trong tiến trình này. Trong những bệnh đau đớn chúng ta biết thêm về những cơ quan trong thân xác ta, có lẽ sự kiện ấy cho ta một ý niệm về cách hình dung ra thân xác của chúng ta.
Rất dễ nhận thấy cái tôi là một phần của vô thức đã biến cải dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại giới và nhờ sự trung gian của hệ thống ý-thức-tri-giác. Trong một phạm vi nào cái tơi đại diện cho sự phân hóa bề ngồi nối dài ra. Cái tôi cũng cố gắng bắt cái vô thức và ý hướng vô thức chịu ảnh hưởng của ngoại giới, lấy nguyên tắc thực tại thay thế nguyên tắc khoái lạc, nguyên tắc khoái lạc độc quyền trong thế giới vô thức. Sự tri giác đối với cái tôi cũng như bản năng và xung động bản năng đối với vô thức. Cái tôi đại diện cho lý trí và đức độ, trái lại vô thức bị đam mê ngự trị. Tất cả những sự kiện
ấy phù hợp với sự phân biệt thông thường, nhưng chúng ta chỉ nên chấp nhận về đại cương, chỉ đúng một cách đại loại.
Về phương diện chức vụ thì bình thường cái tơi có tầm quan trọng vì nó kiểm sốt vận động tính
(motilité). Trong sự liên lạc với vơ thức chúng ta có thể so sánh cái tơi với một người kỵ mã làm chủ được con ngựa khỏe hơn mình, chỉ khác có điều người kỵ mã có tài lực riêng của họ để thống trị con vật, còn cái tôi chỉ thống trị bằng tài lực đi mượn chỗ khác. Cịn có thể đi xa hơn, người kỵ mã không