.1 Kết quả diện tích peak ở các lần spike chuẩn

Một phần của tài liệu Phân tích tồn lưu kháng sinh Doxycycline trong nguyên liệu cá tra bằng hệ thống sắc ký lỏng năng cao (Trang 39)

Chất phân tích Cách gây nhiễm Diện tích peak

Spike chuẩn trước 1343,8 Doxycycline

Spike chuẩn sau 2147,1 Hiệu suất thu hồi của qui trình 62,6%

Giới hạn phát hiện qua mẫu: 250 ppb Giới hạn phát hiện qua chuẩn: 100 ppb

4.1.5 Xây dựng phương trình đường chuẩn

Kết quả chạy chuẩn kháng sinh Doxycycline thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.2 Kết quả chạy chuẩn Doxycycline

Nồng độ chuẩn (ppb) Diện tích peak

1000 16610 750 9888 500 5959 300 4106 250 3988 200 3734 150 2050

30

Biểu đồ đường chuẩn

Hình 4.4 Biểu đồ đường chuẩn

4.2 Thí nghiệm tồn lưu của kháng sinh Doxycycline trên cá tra 4.2.1 Các yếu tố môi trường 4.2.1 Các yếu tố môi trường

4.2.1.1 Nhiệt độ

Bảng 4.3 Nhiệt độ trong q trình thí nghiệm

Nhiệt độ trung bình các ngày thu mẫu (0C)

Thí nghiệm Sáng Trưa Chiều

Cho ăn kháng sinh 28,7 ± 0,61 29,97 ± 0,32 29,17 ± 0,65 Dừng ăn kháng sinh 28,46 ± 0,15 29,76 ± 0,40 29,36 ± 0,45

Qua bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ dao động từ 28,46 đến 29,97. Nhiệt độ trung bình buổi chiều ln cao hơn buổi sáng do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời. Theo Đỗ Thị Bích Ly (2004) cá tra có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ 260C – 300C.

4.2.1.2 pH

Bảng 4.4 pH trong q trình thí nghiệm

pH trung bình các ngày thu mẫu Thí nghiệm

Sáng Trưa Chiều

Cho ăn kháng sinh 7,10 ± 0,72 7,03 ± 0,32 7,43 ± 0,21 Dừng ăn kháng sinh 7,36 ± 0,28 7,24 ± 0,30 7,44 ± 0,11

31

Giá trị pH trong thí nghiệm dao động khơng đáng kể từ 7,03 đến 7,44. pH giữa các buổi chênh lệch không lớn và nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra. Theo Dương Nhựt Long (2002) thì khoảng pH thích hợp là từ 6,0 – 8,0.

4.2.1.3 Oxy hòa tan

Bảng 4.5 Hàm lượng oxy hịa tan trong q trình thí nghiệm

Oxy hịa tan trung bình các ngày thu mẫu (ppm) Thí nghiệm

Sáng Trưa Chiều

Cho ăn kháng sinh 5,1 ± 0,25 5,3 ± 0,06 5,3 ± 0,12 Dừng ăn kháng sinh 5,36 ± 0,18 5,5 ± 0,17 5,32 ± 0,08

Do hệ thống thí nghiệm được bố trí sục khí liên tục nên hàm lượng oxy hòa tan (DO) tương đối cao từ 5,12 ppm đến 5,43 ppm. Theo Trần Bình Tuyên (2000) thì hàm lượng oxy hịa tan thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra là từ 3,5 -6,5 ppm (Trần Minh Phú và ctv, 2008).

4.2.2 Tồn lưu Doxycycline trong cá Tra

Kết quả phân tích hàm lượng Doxycycline mẫu thức ăn cho thấy 10,16±8,5 ppm. Theo lý thuyết, hàm lượng Doxycycline mẫu thức ăn đạt nồng độ 50 ppm tuy nhiên do quá trình phối trộn và chất lượng của hóa chất phối trộn nên hàm lượng Doxycycline mẫu thức ăn chỉ đạt khoảng 20% so với yêu cầu.

Kết quả phân tích tồn lưu kháng sinh trong mẫu cơ cá Tra được trình bày ở bảng 4.6 và 4.7

Bảng 4.6 Sự tồn lưu trên cá tra sau 7 ngày cho ăn kháng sinh

Cho ăn kháng sinh Kháng sinh

Ngày 0* 3 Ngày (ppb) 7 Ngày (ppb) Doxycycline <LOD 724 ± 231 1289 ± 302

Sau 7 ngày cho ăn kháng sinh ta thấy tồn lưu của Doxycycline trong cơ thịt cá đạt mức cao nhất 1289 ± 302 ppb (Bảng 4.6). Kết quả cho thấy có sự tích tụ Doxycycline trong suốt thời gian cho ăn kháng sinh.

32

Bảng 4.7 Sự tồn lưu trên cá tra sau 30 ngày ngưng cho ăn kháng sinh

Ngưng cho ăn kháng sinh

Kháng sinh 1 Ngày (ppb) 4 Ngày (ppb) 7 Ngày (ppb) 15 Ngày (ppb) 30 Ngày (ppb) Doxycycline 832 ± 32,7 1170 ± 335 702 ± 89,6 610 ± 304 219 ± 16,2

Sau khi ngừng cho ăn kháng sinh, kết quả cho thấy có sự đào thải của Doxycycline sau 30 ngày cho ăn kháng sinh. Sau khi ngừng cho ăn kháng sinh 1 ngày hàm lượng Doxycycline trong cơ thịt cá giảm (834 ± 32,7 ppb). Sau 30 ngày ngừng cho ăn kháng sinh mức độ tồn lưu trong cơ thịt cá được phát hiện ở mức 219 ± 16,2 ppb. Sự đào thải kháng sinh Doxycycline trong cá tra diễn ra tương đối chậm. Tuy nhiên, theo qui định của thị trường nhập khẩu, hiện nay chưa có qui định về mức độ tồn lưu của loại kháng sinh này trong sản phẩm thủy sản trong khi các kháng sinh khác thuộc nhóm tetracycline như TC, CTC, OTC được qui định với mức độ tồn lưu cao nhất cho phép là 100 ppb (Theo qui định của cộng đồng Châu Âu Commission Decision 2002/657/EC). Theo nghiên cứu khảo sát thời gian tồn lưu kháng sinh oxytetracyclin của Cháfer-Pericás et al., (2010), trong các mẫu cá được nuôi ở khu vực bờ biển Địa Trung Hải, kết quả cho thấy sau thời gian 37 ngày kể từ ngày sử dụng kháng sinh OTC thì dư lượng kháng sinh OTC sẽ giảm xuống dưới giới hạn MRL (MRL = 100 ng/g). Chưa có nghiên cứu về thời gian tồn lưu của kháng sinh Doxycycline trên cá Tra. Tuy nhiên nghiên cứu về tồn lưu kháng sinh trên cá Tra đã được thực hiện dối với kháng sinh Enrofloxacin và Norfloxacin (Trần Minh Phú et al., 2007). Kết quả cho thấy sau 60 ngày ngưng cho ăn kháng sinh, Enrofloxacin vẫn còn tồn lưu trong cơ thịt cá ở nồng độ cao 97,9 ± 66,5 ppb và một phần Enrofloxacin đã chuyển hóa thành Ciprofloxacin. Đối với kháng sinh Norfloxacin thì thời gian đào thải khá nhanh, sau 4 ngày ngưng cho ăn kháng sinh thì mức độ tồn lưu trong cơ thịt dưới ngưỡng phát hiện (LOQ) là 1ppb. Theo Trần Anh Khoa (2011) nghiên cứu tồn lưu kháng sinh Florphenicol trên cá tra cho thấy sau 30 ngày thí nghiệm, mức độ tồn lưu là 99,7 ± 68,1 ppb. Đối với loại kháng sinh này thì giới hạn tồn lưu trên sản phẩm cho phép là 1000 ppb (Theo qui định của cộng đồng Châu Âu Commission Decision 2002/657/EC).

Kết quả nghiên cứu cho thấy cần tiến hành thí nghiệm với thời gian dài hơn nhằm xác định chính xác thời gian đào thải hoàn toàn của Doxycycline trên cá Tra

33

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy các thơng số tối ưu hóa phân tích kháng sinh Doxycycline cho thấy: Cột Gemini C18 (5µm, 3.00 x 150mm), bước sóng phân tích là 350 nm, pha động là dung dịch ACN –Acid oxalic với tỉ lệ 20:80 (v/v), tốc độ dòng 0,5 mL/phút. Mức độ thu hồi theo quy trình khảo sát là 62,6% và giới hạn phát hiện cho phân tích Doxycycline trong mẫu cá là 250 ppb với thịi gian lưu là 6,2 phút.

Kết quả phân tích hàm lượng Doxycycline trong mẫu thức ăn là 10,16±8,5 ppm. Sau 7 ngày cho ăn kháng sinh ta thấy tồn lưu của Doxycycline trong cơ thịt cá tăng và đạt mức cao nhất 1289 ± 302 ppb ở ngày thứ 7. Sau khi ngừng cho ăn kháng sinh, kết quả cho thấy có sự đào thải của Doxycycline. Sau 30 ngày ngừng cho ăn kháng sinh mức độ tồn lưu Doxycycline trong cơ thịt cá được phát hiện ở mức 219 ± 16,2 ppb. Tuy nhiên, theo qui định của thị trường nhập khẩu, hiện nay chưa có qui định về mức độ tồn lưu của loại kháng sinh này trong sản phẩm thủy sản.

5.2 Đề xuất

Tối ưu hóa hệ thống sắc kí lỏng HPLC trong việc phân tích đồng thời 4 chất nhóm kháng sinh Tetracycline nhằm đạt giới hạn phát hiện thấp hơn

So sánh nhiều qui trình chiết tách khác nhau nhằm lựa chọn được qui trình tối ưu nhất, có độ thu hồi cao.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Andersen, C.W. J.E. Roybal. S.A. Gonzales. S.B. Turnipseed. A.P. Pfenning and L.R. Kuck. 2004. Determination of tetracycline residues in shrimp and whole milk using liquit chromatography with ultraviolet detection and residue confirmation by mass spectrometry. Analytica Chimica Acta-Volume 529, Issues 1-2, Pages 145-150.

2. Cherlet, M, M. Schelkens, S. Croubels and P.D. Backer. 2003. Quantitative multi-residue analysis of tetracyclines and their 4 epimers in pig tissues by high-performance liquid chromatography combined with positive ion electrospray ionization mass spectrometry. Analytica Chimica Acta -Volume 492, Issues 1-2, Pages 199-213.

3. Đỗ Thị Bích Ly, 2004. Khảo sát sự tương quan giữa các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ

4. http://agroviet.gov.vn 5. http://gso.gov.vn 6. http://vinhlong.agroviet.gov.vn 7. http://www.accessdata.fda.gov 8. http://www.dopharma.vn 9. http://www.Drugs.com 10. http://www.fda.gov 11. http://www.hc-sc.gc.ca/dhp-mps/vet/mrl-lmr/index_e.html 12. http://www.medicineNet.com 13. http://www.nafiqaved.gov.vn 14. http://www.uv-vietnam.com.vn 15. http://www.vcn.vnn.vn 16. http://www.vietlinh.com.vn

17. Nakazawa, H, S. Ino, K. Kato, T. Watanabe, Y. Ito and H. Oka. 1999. Simultaneous determination of residual tetracyclines in foods by high- performance liquid chromatography with atmospheric pressure chemical ionization tandem mass spectrometry. Journal of Chromatography B:

35

Biomedical Sciences and Applications - Volume 732, Issues 1, Pages 55- 64.

18. Quyết định 10/2002/QĐ-BTS về tiêu chuẩn cấp ngành do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành ngày 08 tháng 04 năm 2002.

19. Quyết định số 4099/QĐ-BNN-KHCN về Quy trình và tiêu chuẩn thức ăn chăn ni do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2006.

20. Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 03 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

21. Trần Minh Phú, Đào Thị Hồng Sen, Đỗ Thị Thanh Hương, Trần Thị Thanh Hiền. 2007. Xác định thời gian tồn lưu Enrofloxacin và Norfloxacin trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí khoa học Đại Học Cần Thơ. Quyển 2, 215-218.

22. Vương Thanh Tùng, 2009. Giáo trình phân tích thực phẩm thủy sản. Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần Thơ.

36

PHỤ LỤC 1

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản

Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 2/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản

Căn cứ Quyết định số 03/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế quản lý thuốc thú y thủy sản;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản và Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH Đi ều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này:

Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản nêu tại Phụ lục 1 và Danh mục hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản nhằm khống chế dư lượng trong sản phẩm thuỷ sản thấp hơn giới hạn tối đa cho phép nêu tại Phụ lục 2.

Đi ều 2 : Không cho phép trộn lẫn quá 02 loại hoạt chất kháng sinh trong 01 sản phẩm thuốc, hố chất; khơng cho phép trộn lẫn các hoạt chất cùng nhóm Fluoroquinolone với nhau. Trong trường hợp một sản phẩm có chứa 02 loại hoạt chất kháng sinh, cơ sở sản xuất phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn để đảm bảo việc trộn lẫn khơng làm giảm tính năng tác dụng của từng loại và không phát sinh tác dụng xấu đối với động vật nuôi và môi trường.

Mọi sản phẩm thức ăn, hoá chất thẩy rửa khử trùng, hố chất tẩy rửa ao đầm ni, thuốc thú y, hoá chất bảo quản thuỷ sản phải ghi nhãn theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và kèm

BỘ THỦY SẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 07/2005/QĐ-BTS

37

theo dịng chữ: “Khơng chứa các chất cấm sử dụng theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản”.

Đi ều 3 : Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày

kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 của Bộ Thuỷ sản về việc cấm sử dụng một số hoá chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản và Danh mục thuốc thú y thuỷ sản hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản ban hành kèm theo Quyết định số 17/2002/QĐ-BTS ngày 24/5/2002 của Bộ Thuỷ sản. Riêng đối với các chất có số thứ tự từ 12 đến 17 tại Phụ lục 1 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005.

Đi ều 4 : Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú

y thuỷ sản chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Cục, Vụ, Thanh tra Bộ; Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn có quản lý Nhà nước về thuỷ sản; và các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong hoạt động thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Nguyễn Việt Thắng

38

DANH MỤC HÓA CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm

2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)

TT Tên hóa chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng

1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng 2 Chloramphenicol 3 Chloroform 4 Chlorpromazine 5 Colchicine 6 Dapsone 7 Dimetridazole 8 Metronidazole

9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) 10 Ronidazole

11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 Diethylstilbestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex) Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến.

39

DANH MỤC HÓA CHẤT, KHÁNG SINH HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm

2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)

TT Tên hóa chất,

kháng sinh

Dư lượng tối đa (MRL)(ppb)

Mục đích sử dụng

Thời gian dừng thuốc trước khi thu hoạch

làm thực phẩm 1 Amoxicillin 50 2 Ampicillin 50 3 Benzylpenicillin 50 4 Cloxacillin 300 5 Dicloxacillin 300 6 Oxacillin 300 7 Danofloxacin 100 8 Difloxacin 300 9 Enrofloxacin 100 10 Ciprofloxacin 100 11 Oxolinic Acid 100 12 Sarafloxacin 30 13 Flumequine 600 14 Colistin 150 15 Cypermethrim 50 16 Deltamethrin 10 17 Diflubenzuron 1000 18 Teflubenzuron 500 19 Emamectin 100 20 Erythromycine 200 21 Tilmicosin 50 22 Tylosin 100 23 Florfenicol 1000 24 Lincomycine 100 25 Neomycine 500 26 Paromomycine 500 27 Spectinomycin 300 28 Chlortetracycline 100 29 Oxytetracycline 100 30 Tetracycline 100 31 Sulfonamide (các loại) 100 32 Trimethoprim 50 33 Ormetoprim 50 34 Tricaine methanesulfonate 15-330 Dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y cho động, thực vật dưới nước và lưỡng cư Cơ sở SXKD phải có đầy đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn về thời gian thải loại dư lượng hoá chất, kháng sinh trong động, thực vật dưới nước và lưỡng cư xuống dưới mức giới hạn tối đa cho phép cho từng đối tượng nuôi trồng và phải ghi thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch trên nhãn sản phẩm.

40

Ghi chú: Khi đăng ký sản xuất kinh doanh thuốc thú y cho động vật,

thực vật dưới nước và lưỡng cư có chứa hố chất, kháng sinh ngoài Danh mục nêu tại phụ lục này cơ sở xin đăng ký phải cung cấp đầy đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn (hoặc kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm) xác định tính năng, tác dụng, tác hại nếu có của sản phẩm và mức dư lượng tối đa cho phép (MRL), thời gian thải loại dư lượng hoá chất kháng sinh trong động, thực vật dưới nước và lưỡng cư xuống dưới mức giới hạn tối đa cho phép cho từng đối tượng nuôi trồng.

41

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHỤ LỤC 2

THƠNG TƯ

Ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Một phần của tài liệu Phân tích tồn lưu kháng sinh Doxycycline trong nguyên liệu cá tra bằng hệ thống sắc ký lỏng năng cao (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)