Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU VỀ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM pot (Trang 52 - 114)

Để có thể áp dụng hợp đồng giao sau cổ phiếu vào TTCK, Việt Nam cần rút ra các bài học kinh nghiệm qua nghiên cứu quá trình vận hành của các sở giao dịch LIFFE, OC và MDEX, cụ thể như sau:

Một là, hoạt động giao dịch giao sau cổ phiếu phải được chuẩn hóa trong luật, là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, trong đó có cho phép nhà đầu tư thực hiện việc “Bán khống”, bán hợp đồng giao sau cổ phiếu ngay cả khi họ không nắm giữ cổ phiếu. Ngoài ra cần có có quy định cụ thể quy trình giao dịch, cách thức giao dịch, các chủ thể tham gia thị trường, cơ quan quản lý thị trường cùng các chế tài xử lý vi phạm.

Hai là, hợp đồng giao sau cổ phiếu là sản phẩm phức tạp, do đó để có thể áp dụng thành công vào TTCK Việt Nam thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và phải được thực hiện từng bước theo lộ trình. Không nên nóng vội xây dựng sở giao dịch giao sau về cổ phiếu khi chưa có đủ các điều kiện cần thiết. Thực tế cho thấy tại Malaysia, hợp đồng giao sau được áp dụng trên các hàng hóa xuất khẩu, sau đó mới triển khai đến cổ phiếu riêng lẻ và do không có sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết nên Malaysia phải đóng cửa sở giao dịch trong một thời gian dài.

Ba là, chỉ có thể áp dụng thành công giao dịch giao sau cổ phiếu khi giao dịch chứng khoán diễn ra sôi động, không còn sự khống chế của biến động biên

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 38

độ giá, theo đó giá cả trên TTCK là do cung cầu quyết định, quy mô của thị trường không còn bó hẹp mà có sự liên thông với các thị trường trên thế giới, các nhà đầu tư sẵn sàng cung ứng vốn nhiều hơn cho thị trường và họ sẽ tìm đến hợp đồng giao sau như là công cụ phòng chống rủi ro, bảo vệ lợi nhuận cho mình. Bốn là, có sự hiện diện của các nhà tạo lập thị trường. Nhà tạo lập thị trường được xem là thành viên chính thức và hợp pháp trong thị trường. Các sở giao dịch LIFFE, OC là các tổ chức vừa đóng vai trò là nhà môi giới, vừa đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường và giúp thị trường luôn đạt trạng thái cân bằng và ổn định.

Sự tồn tại của các nhà tạo lập thị trường đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của TTCK phái sinh nói chung và thị trường giao sau về cổ phiếu nói riêng, đặc biệt là đối với Việt Nam trong giai đoạn xây dựng thị trường giao sau về cổ phiếu trên OTC trước khi xây dựng sở giao dịch hợp đồng giao sau về cổ phiếu.

Năm là, các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phải được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia giao dịch, đồng thời đảm bảo quá trình khớp lệnh liên tục và thanh toán bù trừ được thuận lợi và dễ dàng. Đây là yếu điểm lớn nhất mà Việt Nam cần tốn rất nhiều thời gian mới có thể đạt được.

Sáu là, việc vận hành thị trường giao sau về cổ phiếu đòi hỏi một trình độ nhất định của đội ngũ giám sát, quản lý thị trường và các nhà đầu tư. Với mức ký quỹ từ 20% đến 25% đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường, nhưng nhà đầu tư cần được trang bị kiến thức để nhận ra rằng, chức năng đòn bẩy tài chính luôn có tính hai mặt, họ phải chịu rủi ro tương xứng với mức lợi nhuận nhận được.

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Để xây dựng và phát triển thị trường giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam thì việc học hỏi kinh nghiệm của việc tổ chức và vận hành một số sở giao dịch giao sau về cổ phiếu trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong chương này, tác giả giới thiệu 03 sở giao dịch giao sau về cổ phiếu, bao gồm sở giao dịch LIFFE, OC và cuối cùng là MDEX. Từ mô hình của các nước trên, tác giả cũng chọn lọc và lưu ý các kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình nghiên cứu cách thức tổ chức, quản lý, xây dựng và vận hành sở giao dịch giao sau về cổ phiếu.

Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ đánh giá thực trạng TTCP và thị trường giao sau tại Việt Nam. Qua đó nêu lên sự cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp để việc xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam đạt hiệu quả hơn.

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 40

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TẠI VIỆT NAM.

--- 3.1. Thực trạng TTCP tại Việt Nam

3.1.1. Các giai đoạn phát triển của TTCP Việt Nam

TTCP Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn, có giai đoạn phát triển mạnh, có giai đoạn suy giảm liên tục, căn cứ vào diễn biến của VN-Index từ năm 2000 đến tháng 6/2009, ta có thể chia ra 07 giai đoạn phát triển như sau:

 Từ năm 2000 đến tháng 9/2005  Từ tháng 9/2005 đến tháng 4/2006  Từ tháng 4/2006 đến tháng 8/2006  Từ tháng 8/2006 đến tháng 3/2007  Từ tháng 3/2007 đến tháng 10/2007  Từ tháng 10/2007 đến tháng 2/2009  Từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009 3.1.1.1. Từ năm 2000 đến tháng 9/2005

Ngày 28/7/2000 mở đầu phiên giao dịch đầu tiên của TTCP gồm 02 cổ phiếu niêm yết là SAM và REE, với VN-Index khởi đầu là 100 điểm, khối lượng giao dịch 4.200 cổ phiếu, giá trị giao dịch 7 tỷ đồng.

Năm 2001 khi mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, TTCP đã có sự phát triển “Nóng”. Khi đó chỉ số VN-Index đạt kỷ lục 571 điểm, ngoài sức tưởng tượng của những chuyên gia kinh tế. Nguyên nhân do nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao trong năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 là 6,79% cao hơn năm 1999 (4,77%). Kể từ phiên giao dịch đầu tiên (28/7/2000) đến cuối tháng 6/2001, TTCP đi lên một cách vượt bậc. Đồng thời sau khủng hoảng kinh tế năm 1997, đầu tư gián tiếp nước ngoài có xu hướng tăng, đầu năm 2001 xuất hiện một số quỹ có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD, chỉ số VN-Index tăng mạnh đầu năm 2001. Tuy nhiên trong thời gian này lượng cổ

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 41

phiếu bán ra rất ít. Cung không đáp ứng đủ cầu, do đó giá tăng và vượt xa giá trị thực của nó. Để bảo vệ nhà đầu tư, UBCKNN đã đưa ra nhiều biện pháp như tăng cung chứng khoán, giảm biên độ giao dịch, quy định mỗi lệnh mua chỉ được mua 2.000 cổ phiếu.

Năm 2001 tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường đạt trên 931 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu chiếm 99,162%. Cuối năm 2001, tổng giá trị niêm yết trên toàn thị trường là 3.373 tỷ đồng, trong đó, cổ phiếu chiếm 483 tỷ đồng.

Sau đó, TTCP Việt Nam rơi vào đợt giảm giá cổ phiếu đến mức trầm trọng, chỉ số VN-Index giảm từ hơn 500 điểm xuống chỉ còn dưới 200 điểm vào tháng 10/2002. Tăng nhanh cũng giảm nhanh do TTCP Việt Nam còn non trẻ và kết quả tất yếu của một đợt tăng nóng là giảm xuống.

Cả năm 2002 thị trường đi xuống là do lạm phát năm 2002 tăng lên 4%, cao hơn năm 2001(-0,3%). Lạm phát tăng ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào TTCP. Hơn nữa trong năm 2002 tình hình kinh tế trong nước và thế giới không có biến động nhiều nên TTCP không có nhiều biến chuyển.

Đầu năm 2003, VN-Index giảm liên tục cho đến ngày 24/10/2003 dừng lại ở mức 130.9 điểm. Do kết quả kinh doanh không khả quan cộng thêm việc không trung thực trong việc công bố thông tin tài chính của một số công ty niêm yết (CTNY) đã làm giảm lòng tin nơi nhà đầu tư, tính nhạy cảm của thị trường với các thông tin tài chính gần như không còn.

So với năm 2002 thì tình hình hoạt động của các CTCK năm 2003 vẫn không mấy khả quan hơn. Hoạt động môi giới, tư vấn niêm yết diễn ra trong tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn vì có thêm 02 CTCK mới tham gia vào thị trường là CTCK Mê Kông và CTCK Tp.HCM, nâng tổng số các CTCK lên 11 công ty. Mặc dù hoạt động môi giới không thu lại được nhiều lợi nhuận như năm 2001 nhưng để cạnh tranh và duy trì hoạt động, các CTCK vẫn không ngừng nâng cao năng lực và nghiệp vụ, từng bước khắc phục khó khăn, sử dụng phương thức nhận lệnh gián tiếp qua fax, điện thoại, mạng internet…, mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh tại các tỉnh, thành để phục vụ

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 42

khách hàng tốt hơn. Theo thống kê của HOSE, năm 2003 toàn thị trường có 22 loại cổ phiếu được niêm yết với giá trị niêm yết là 1.120 tỷ đồng.

Bảng 3.1: Số CTNY và số CTCK từ năm 2000 đến năm 2005.

Nguồn:www.saga.com.vn

Tuy nhiên trong 02 tháng cuối năm, chỉ số VN-Index đã có hướng chuyển biến tăng trở lại. Tiếp nối đà tăng trưởng của chỉ số VN-Index cuối năm 2003, đầu năm 2004 TTCP có khởi sắc, chỉ số VN-Index từ 130.9 điểm ngày 24/10/2003 đã tăng và đạt 279.71 điểm vào ngày 1/4/2004, cao nhất năm 2004. TTCP sau một thời gian dài rơi vào tình trạng trầm lắng đã có sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ nhờ Chính phủ kịp thời ban hành và triển khai một loạt chủ trương, chính sách phát triển TTCK, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Bên cạnh những thành công trên, TTCP Việt Nam trong năm 2004 cũng bộc lộ một số mặt hạn chế. Số lượng CTNY mới và nhà đầu tư tham gia thị trường còn hạn chế. Trong năm 2004 chỉ có thêm 04 CTNY. Cuối năm 2004, tổng số tài khoản của các nhà đầu tư mở tại các CTCK là 20.300 tài khoản, chỉ tăng gần 26% so với năm 2003. Tính thanh khoản của thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết được nâng lên. Khối lượng giao dịch tăng mạnh trong năm 2004 với tổng giá trị gần 20.000 tỷ đồng (bình quân 80 tỷ đồng/phiên), tăng 6,6 lần so với 2003. Nhìn chung, giao dịch trên sàn năm 2004 có xu thế ổn định hơn, hầu như không có biến động lớn.

Trong thời gian này, Chính phủ cũng đã ban hành những văn bản nhằm thúc đẩy TTCK phát triển, cụ thể:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Số CTNY 5 5 20 22 26 41

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 43

- Ngày 19/02/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2004/NĐ về việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính. Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của UBCKNN không có thay đổi lớn sau khi chuyển đổi, chỉ có tên gọi các vụ chức năng được đổi thành các ban. Việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính được xem là điều kiện quan trọng để thúc đẩy TTCK phát triển, đặc biệt là việc gắn kết TTCK với thị trường tiền tệ, thị trường tài chính.

- Nghị định 187/2004 được ban hành ngày 16/11/2004 nhằm mở rộng diện doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá trong đó có cả Tổng Công ty Nhà nước, các doanh nghiệp lớn và khối ngân hàng thương mại, đề cao vai trò của nhà đầu tư chiến lược, mở rộng tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài doanh nghiệp (nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 20% số cổ phần bán ra theo giá ưu đãi), tạo cơ chế cung cấp thông tin công khai minh bạch cho nhà đầu tư. Đây là tiền đề rất quan trọng để tạo nhiều hàng hoá cho TTCP.

- Quyết định 155 ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ thu hẹp diện doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, giảm danh mục Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại nhiều ngành nghề để tạo cơ hội thu hút vốn công nghệ, trình độ quản lý… từ các nhà đầu tư bên ngoài, nâng cao hiệu quả của tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.

3.1.1.2. Từ tháng 9/2005 đến tháng 4/2006

TTCP tăng lên đầu năm 2004 sau đó ổn định ở mức khoảng 200 – 250 điểm trong thời gian cuối năm 2004 và 8 tháng đầu năm 2005. Đầu tháng 9/2005 TTCP có khởi sắc, chỉ số VN-Index những tháng cuối năm vượt lên trên 300 điểm.

Ngày 16/8/2005 thành lập Câu lạc bộ các CTNY Việt Nam, đó là tổ chức của các CTNY trên TTCK Việt Nam hoạt động phi lợi nhuận, tập hợp, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của CTNY và là diễn đàn trao đổi thông tin, cung cấp các dịch vụ cho CTNY một cách bình đẳng. Tổ chức này giúp các CTNY hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, nhằm phát triển TTCK Việt Nam.

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 44

Ngày 14/6/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 528/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách các công ty cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá cổ phần niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK). Quyết định này đã làm cho thị trường đấu giá cổ phần trong năm qua sôi động lên. Giữa tháng 12/2005, TTGDCK Tp.HCM đã thực hiện bán đấu giá cho 31 doanh nghiệp, tổng giá trị cổ phần bán được là gần 1.091 tỷ đồng.

Hơn nữa trong năm 2005 nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng đáng kể 8.5%, đây là một trong những nhân tố tích cực góp phần làm cho TTCP sôi động hơn. Trong năm có thêm 06 CTNY trên TTGDCK Tp.HCM, tăng 23% so với năm 2004.

Từ những tác động trên đã làm cho VN-Index tăng lên trong thời gian đầu năm 2006 và lập đỉnh cao mới đạt 632,69 điểm vào ngày 25/4/2006.

3.1.1.3. Từ tháng 4/2006 đến tháng 8/2006

Kể từ sau ngày 25/4/2006, VN-Index giảm, tuy nhiên chỉ giảm trong hơn 3 tháng, nguyên nhân do giá cổ phiếu đã tăng quá cao trong thời gian ngắn, VN- Index đã tăng gấp 3 lần trong thời gian chưa đầy 3 tháng. Do các nhà đầu tư đặt kỳ vọng quá lớn vào việc cổ phiếu sẽ còn tăng giá mạnh mà không phân tích rõ cơ sở để tăng giá này. Hơn nữa tâm lý bầy đàn diễn ra, các nhà đầu tư không phân tích các yếu tố về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, triển vọng lợi nhuận…mà thấy giá cổ phiếu lên đã đua nhau mua theo. Có nhà đầu tư sử dụng công cụ Repo để tiếp tục mua cổ phiếu với hy vọng giá sẽ còn tăng mạnh nữa mặc cho những cảnh báo của các chuyên gia về đầu tư cổ phiếu về tình trạng “Sốt” của TTCP.

Đồng thời do giá vàngtăng cao (có lúc đã lên đến 1,5 triệu đồng/chỉ), giá USD có dấu hiệu tăng cao (có lúc đã vượt qua mốc 17.000 VND/USD), thị trường bất động sản nóng lên về giao dịch, ấm lên về giá làm cho VN-Index “Rơi” từ 632,69 điểm xuống dưới mốc 400 điểm vào ngày 2/8/2006.

Số CTNY trong năm 2006 đã tăng 503% so với năm 2005. Giá trị vốn hóa thị trường đạt 255.000 tỷ đồng, chiếm 22,4% GDP.

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 45

3.1.1.4. Từ tháng 8/2006 đến tháng 3/2007

Tuy trong giai đoạn trên, TTCP đi xuống nhưng chỉ trong thời gian ngắn hơn ba tháng VN-Index đã vực dậy từ đầu tháng 8/2006, có thể kể ra một số nguyên nhân sau:

Ngày 7/11/2006, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO). Khi đó theo các cam kết tại WTO của Việt Nam cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Đây cũng là áp lực bắt Việt Nam nhanh chóng cải cách một số ngành công nghiệp để tận dụng triệt để những lợi ích của việc gia nhập WTO.

Hội nghị lãnh đạo diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Đề tài: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU VỀ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM pot (Trang 52 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)