Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 14
Một đặc tính của hợp đồng giao sau cổ phiếu nhằm tạo khả năng phòng hộ cho các nhà đầu tư và loại bỏ rủi ro thanh toán trong hợp đồng giao dịch cổ phiếu là các khoản lãi hay lỗ của nhà đầu tư được tính hàng ngày (cộng vào hay trừ đi từ tài khoản của các bên trong hợp đồng) theo sự biến động của giá tương lai.
Ví dụ, vào ngày 28/02/2008, A ký một hợp đồng giao sau mua 100 cổ phiếu ABC với giá giao sau là Fo = 60.000 đồng/cổ phiếu. Để hạn chế rủi ro, khi ký hợp đồng, A phải ký quỹ một khoản tiền trong tài khoản bảo chứng tại công ty thanh toán bù trừ. Ví dụ, mức bảo chứng (margin) là 1 triệu đồng. Sau mỗi ngày, nếu có lãi, thì khoản lãi (lỗ) sẽ được cộng (trừ) vào tài khoản của nhà đầu tư. Nếu tài khoản của nhà đầu tư giảm tới một mức giới hạn là 0,8 triệu đồng, gọi là mức bảo chứng duy trì (maintenance margin), thì nhà đầu tư sẽ được yêu cầu đóng thêm tiền cho đủ mức 1 triệu đồng ban đầu, nếu không tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị đóng để đảm bảo mức bảo chứng được thỏa mãn.
Tùy theo biến động giá cả hàng ngày, người mua hoặc bán hợp đồng có thể lãi hoặc lỗ. Hoạt động thanh toán bù trừ hàng ngày được mô tả dưới đây:
Ngày Giá cổ phiếu
Lời (lỗ) hàng ngày Giá trị trong tài khoản bảo chứng 28/2 60.000 1.000.000 đồng 1/3 69.000 100(69.000-60.000) 1.900.000 đồng 2/3 70.000 100(70.000-69.000) 2.000.000 đồng 3/3 60.000 100(60.000-70.000) 1.000.000 đồng
4/3 57.000 100(57.000-60.000) 700.000 đồng Nhà đầu tư ký quỹ thêm 300.000 đồng để đủ mức 1.000.000 đồng
5/3 50.000 100(50.000-57.000) 300.000 đồng Nhà đầu tư ký quỹ thêm 700.000 đồng để đạt mức 1.000.000 đồng.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 15 6/3 57.800 100(57.800-50.000) 1.780.000 đồng 7/3 57.600 100(57.600-57.800) 1.760.000 đồng 8/3 58.200 100(58.200-57.600) 1.820.000 đồng 9/3 68.600 100(68.600-58.200) 2.860.000 đồng 10/3 78.400 100(78.400-68.600) 3.840.000 đồng
Người mua trong hợp đồng giao sau cổ phiếu phải mua tài sản cơ sở với mức giá xác định trong tương lai và sẽ được lợi nếu tài sản trên thị trường tăng lên. Người bán trong hợp đồng giao sau cổ phiếu phải bán tài sản cơ sở với mức giá xác định trong tương lai và sẽ được lợi nếu giá tài sản giảm xuống.
1.4.4.5. Quy trình giao dịch trên Sở giao dịch hợp đồng giao sau về cổ phiếu (xem trang sau)
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 16
Công ty thanh toán bù trừ
giao dịch Người mua
Môi giới của người mua
1 6 7
Công ty môi giới hoa hồng
của nhà môi giới cho người
mua
Sở giao dịch
giao sau Công ty môi
giới hoa hồng của nhà môi giới cho người
bán
Công ty thanh toán thành viên
của nhà môi giới cho người
mua
Người bán
Môi giới của người bán 1 6 7 8 Công ty thanh toán thành viên của nhà môi giới cho người
bán 8 2 5 2 5 3 9 9 4
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 17
(1): Người mua và người bán yêu cầu các nhà môi giới của họ quản lý giao dịch giao sau.
(2): Nhà môi giới của người mua và người bán yêu cầu công ty môi giới hoa hồng làm thủ tục pháp lý cho giao dịch.
(3): Các công ty môi giới hoa hồng gặp nhau trên sở giao dịch giao sau và đồng ý về một mức giá nào đó.
(4): Thông tin về giao dịch được báo cáo cho công ty thanh toán bù trừ.
(5): Các công ty môi giới hoa hồng báo mức giá đã được chấp nhận cho các nhà môi giới của người mua và người bán.
(6): Các nhà môi giới của người mua, người bán báo mức giá đã được chấp nhận cho người mua và người bán.
(7): Người mua và người bán đặt cọc tiền cho các nhà môi giới của họ.
(8): Các nhà môi giới của người mua, người bán đặt cọc tiền ký quỹ cho các công ty thanh toán thành viên.
(9): Các công ty thanh toán thành viên đặt cọc tiền ký quỹ cho công ty thanh toán bù trừ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tìm hiểu về công cụ phái sinh và hợp đồng giao sau cổ phiếu, các khái niệm liên quan cũng như các đặc tính của nó. Chương 1 cũng đã trình bày sơ lược về quá trình phát triển các hợp đồng giao sau trong lịch sử và quy trình giao dịch và thanh toán trên sở giao dịch hợp đồng giao sau về cổ phiếu.
Mục tiêu của chương 1 là cung cấp phần lý luận cơ bản để làm nền tảng nghiên cứu một số sở giao dịch hợp đồng giao sau về cổ phiếu trên thế giới, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 18
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC VÀ VẬN HÀNH CỦA MỘT SỐ SỞ GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG GIAO SAU VỀ CỔ PHIẾU TRÊN THẾ GIỚI.
---
2.1 - Đặc điểm của một số sở giao dịch công cụ phái sinh đang phát triển Một sự khảo sát đối với một số sở giao dịch đang phát triển - điển hình là những sở giao dịch đã hiện diện trên dưới một thập kỷ gần đây và đang tăng trưởng nhanh chóng - chỉ ra rằng: phần lớn các sở giao dịch cung cấp các hợp đồng công cụ phái sinh thực sự đóng vai trò quyết định đối với việc quản lý rủi ro vĩ mô và vi mô. Nhìn chung, chúng cung cấp các sản phẩm:
Các mức lãi suất ngắn hạn (liên ngân hàng; chấp nhận thanh toán của các ngân hàng hoặc là các mức lãi suất trái phiếu kho bạc).
Các mức lãi suất trung dài hạn (các mức lãi suất trái phiếu chính quyền địa phương).
Tỷ giá hối đoái (thường được tính bằng đồng USD hay EURO).
Các chỉ số cổ phiếu.
Các cổ phiếu riêng lẻ (thường chỉ của những cổ phiếu chiếm giá trị vốn hóa cao).
Các hàng hóa (thường liên quan đến sản phẩm xuất khẩu hoặc nhập khẩu).
Trong phần lớn các trường hợp, các sở giao dịch đang phát triển đã áp dụng kỹ thuật hiện đại, phần lớn đều nỗ lực để tạo ra hoặc mua sắm trang thiết bị kỹ thuật thích hợp. Một số hoạt động dưới hình thức giao dịch điện tử.
Giống các sở giao dịch cấp cao, phần lớn các sở giao dịch đang phát triển thành lập các trung tâm thanh toán bù trừ để làm giảm tác động của rủi ro tín dụng (vd: đặt ra mức ký quỹ; đưa ra các quỹ bảo lãnh, trình độ thành viên….). Nhìn chung, các sở giao dịch đang phát triển thiếu các sự đa dạng về sản phẩm, doanh thu so với các Sở giao dịch cấp cao. Còn hạn chế trong cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ hoặc là giấy phép kỹ thuật cho các thành viên khi tham gia
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 19
thị trường. Rất nhiều các sở giao dịch đang phát triển đã bắt đầu liên kết với khu vực và quốc tế nhằm để mở rộng sản phẩm, khách hàng cho thị trường. Xét về cấu trúc hoạt động, các sở giao dịch đang phát triển có thể được tổ chức như là quỹ tương hỗ hoặc được cấu trúc như hình thức công ty.
2.2. Sở giao dịch hợp đồng giao sau và quyền chọn Luân Đôn (The London
International Financial Futures Exchange - LIFFE) 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
LIFFE được thành lập vào năm 1982 nhằm cung cấp hợp đồng giao sau và quyền chọn tài chính trong môi trường thả nổi tiền tệ (Vương quốc Liên hiệp Anh mới bãi bỏ quyền kiểm soát tiền tệ). Việc phát triển thị trường cũng phù hợp với những nỗ lực của London nhằm nâng cao vai trò của thị trường như là trung tâm tài chính toàn cầu; mặc dù London đã có những thị trường điển hình như sở giao dịch cổ phiếu Luân Đôn (London Stock Exchange - LSE), sở giao dịch kim loại Luân Đôn (London Metal Exchange - LME) và sở giao dịch dầu mỏ quốc tế (International Petroleum Exchange - IPE), LIFFE cũng mong muốn nâng cao vị thế trong việc sử dụng các công cụ tài chính và các thị trường giao dịch.
LIFFE ban đầu tập trung vào lãi suất và các hợp đồng tiền tệ, sau này mở rộng thông qua các quyền chọn về cổ phiếu, thể hiện qua việc mua lại thị trường giao dịch quyền chọn Luân Đôn (The London Traded Options Market -LTOM) vào năm 1992 và sở giao dịch hàng hóa Luân Đôn (The London Commodity Exchange - LCE) vào năm 1996. LIFFE cũng đã phát triển các khối liên minh thị trường qua các năm, điều này đã giúp thị trường khẳng định sự có mặt trên toàn cầu. Chẳng hạn, vào tháng 7 năm 1987, LIFFE đã đạt được thỏa thuận với sở giao dịch cổ phiếu Tokyo (Tokyo Stock Exchange - TSE) để niêm yết trái phiếu Chính phủ Nhật; vào tháng 4 năm 1996, LIFFE đạt được thỏa thuận niêm yết và giao dịch hợp đồng hoán đổi 3 tháng của đồng Euro và đồng Yên và vào năm 2001, LIFFE gia nhập TTCP Mỹ NASDAQ để thành lập thị trường NASDAQ LIFFE, là một nền tảng để cung cấp hợp đồng giao sau cổ phiếu.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 20
Trong suốt những năm 1990, LIFFE đã trải qua vài sự thay đổi căn bản, đặc biệt LIFFE đã loại bỏ hệ thống giao dịch rao giá công khai (open outcry), thay đổi cấu trúc của thị trường và chia cổ phần cho các thành viên. Các thành viên của thị trường cũng tán thành việc thay thế hệ thống giao dịch rao giá công khai bằng giao dịch tự động hoàn toàn vào tháng 5 năm 1998 và quá trình được hoàn tất vào năm 2000.
Từ cuối tháng 01 năm 2001, LIFFE đã cung cấp các hợp đồng giao sau đối với các cổ phiếu toàn cầu (Universial Sock Futures – USFs), là các hợp đồng giao sau cổ phiếu của các công ty hàng đầu quốc tế.
Hiện tại, hơn 650 cổ phiếu của 08 quốc gia được niêm yết trên LIFFE, các cổ phiếu này mang tính phổ biến và chiếm giá trị vốn hóa cao trên toàn cầu, thuộc các lĩnh vực: truyền thông, kỹ thuật, ngân hàng, bảo hiểm, xe hơi, bán lẻ, dầu và dược phẩm.
Theo các điều khoản đạt được, hoạt động phái sinh của LIFFE có liên quan đến Euronext và London sẽ trở thành trung tâm hoạt động kết nối với các hoạt động của thị trường Châu Âu.
Các đặc điểm của LIFFE:
Được tổ chức như là công ty thương mại hoạt động vì lợi nhuận.
Hoạt động liên kết và liên minh.
Chuyển hoàn toàn sang giao dịch điện tử và áp dụng kỹ thuật hàng đầu.
Cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ và không giao dịch.
Có nhiều sản phẩm mới về hoạt động giao sau và quyền chọn.
2.2.2. Cấu trúc hoạt động
LIFFE lần đầu tiên được thành lập bởi các tổ chức thành viên tương hỗ và duy trì điều này cho đến khi chuyển đổi thành công ty cổ phần hoạt động vì lợi nhuận vào tháng 02 năm 1999. LIFFE bây giờ là một phần của Euronext.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 21
Hoạt động của LIFFE được chia làm 02 lĩnh vực: thứ nhất là các dịch vụ dựa vào thị trường (tập trung vào sự phát triển của công cụ phái sinh niêm yết) và thứ hai là các dịch vụ kỹ thuật.
2.2.3. Tổ chức và quản lý
Các hoạt động của LIFFE được quản lý bởi các cơ quan quản lý dịch vụ tài chính của Vương quốc Liên hiệp Anh (UK’FSA), cơ quan quền lực quản lý của Chính phủ được chính thức thành lập vào tháng 12 năm 2001 theo luật về các thị trường dịch vụ tài chính năm 2000. FSA chịu trách nhiệm quản lý tất cả các nhà cung cấp và những ngành cung ứng dịch vụ tài chính, ví dụ các ngân hàng, những người môi giới, các công ty bảo hiểm, các TTCK (bao gồm cả TTCK London)…, đảm nhận nhiệm vụ quản lý các công ty bảo hiểm thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp và quản lý các ngân hàng thuộc ngân hàng Anh.
2.2.4. Nguyên tắc giao dịch
2.2.4.1. Thời gian giao dịch
LIFFE là sở giao dịch hợp đồng giao sau cổ phiếu hàng đầu trong hệ thống sở giao dịch tại Euronext. LIFFE mở cửa giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6, đóng cửa vào thứ 7, chủ nhật, các ngày nghỉ lễ của vương quốc liên hiệp Anh và vào bất kỳ ngày nào mà các giao dịch bị đình chỉ theo đạo luật năm 1971 về quan hệ tài chính và ngân hàng. Tuy nhiên, ủy ban giám sát có thể quyết định việc mở hay đóng cửa Sở giao dịch trong từng thời điểm và quyết định này phải được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
2.2.4.2. Quy định hợp đồng giao sau cổ phiếu
* Hợp đồng giao sau cổ phiếu toàn cầu (Universial Stock Future Contract) được thanh toán bằng tiền mặt:
Quy mô hợp đồng 100 cổ phần cơ sở, trừ hợp đồng giao sau của Italy
là 1.000 cổ phần cơ sở.
Các tháng hợp đồng 02 kỳ gần nhất của tháng 3, 6, 9, 12, cộng thêm 02
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 22
phục vụ cho giao dịch.
Đơn vị giá Đồng Euro, đồng SEK Thụy Điển, đồng CHF Thụy
Sỹ.
Biến động giá tối thiểu 0.001 EURO trên mỗi cổ phiếu x 100 = 0,1 EURO
Ý: 0.001 EURO trên mỗi cổ phiếu x 1.000 = 1 EURO
Thụy Điển: 0.001 SEK trên mỗi cổ phiếu x 100 = 0.1 SEK
Thụy Sĩ: 0.01 CHF trên mỗi cổ phiếu x 100 = 1 CHF
Ngày giao dịch sau cùng Thứ sáu ngày thứ ba của tháng giao nhận.
Ngày giao nhận Ngày kinh doanh đầu tiên sau ngày giao dịch sau
cùng.
Ý : hai ngày kinh doanh sau ngày giao dịch.
Giờ giao dịch 08 giờ - 17 giờ 30 (giờ London), ngày giao dịch
sau cùng: 08 giờ - 16 giờ 30 (giờ London).
Ý : 08 giờ - 17 giờ 30 (giờ London), ngày giao dịch sau cùng: 08 giờ - 17 giờ 30 (giờ London).
Hệ thống giao dịch
(trading platform)
LIFFE CONNECT ®
Giá thanh toán lúc đáo hạn
Pháp: giờ đóng cửa chính thức trên Euronext Paris. Đức: giờ đóng cửa chính thức trên Deutsche Borse. Ý: giá giai đoạn mở cửa trên Borsna Italiana vào ngày thứ 3 của tháng giao hàng.
Hà Lan: giá đóng cửa chính thức trên Bosa de Madrid
Thụy Điển: giờ đóng cửa chính thức trên Stockholm borsen.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 23
Thụy Sĩ: giờ đóng cửa chính thức trên Virt - X
Tiêu chuẩn hợp đồng Thanh toán bằng tiền mặt
Thanh toán bù trừ LCH Clearnet Ltd.
* Hợp đồng giao sau cổ phiếu toàn cầu (Universial Stock Future Contract) được thanh toán bằng giao nhận
Quy mô hợp đồng 100 cổ phiếu cơ sở.
Các tháng hợp đồng 02 kỳ gần nhất của tháng 3, 6, 9, 12, cộng thêm 02 tháng liên tiếp gần nhất để có 03 tháng gần nhất phục vụ cho giao dịch.
Đơn vị giá Đồng EURO, đồng DKK (Đan Mạch), đồng
NOK (Nauy), đồng USD.
Biến động giá tối thiểu 0.001 EURO trên mỗi cổ phiếu x 100 = 0.1 EURO
0.1 DKK trên mỗi cổ phiếu x 100 = 10 DKK 0.1 NOK trên mỗi cổ phiếu x 100 = 10 NOK 0.1 USD trên mỗi cổ phiếu x 100 = 0.1 USD
Ngày giao dịch sau cùng Đan Mạch, Phần Lan, Mỹ: thứ 6 tuần thứ 3 của tháng giao nhận.
Nauy: thứ năm tuần thứ 3 của tháng giao nhận.
Ngày thanh toán Ngày kinh doanh thứ 4 sau ngày giao dịch sau
cùng
Giờ giao dịch Đan Mạch: 08 giờ - 17 giờ, ngày giao dịch sau
cùng: 08 giờ - 16 giờ (giờ London).
Phần Lan: 08 giờ - 17 giờ 30, giờ giao dịch sau cùng 08 giờ - 16 giờ 30 (giờ London).
Nauy: 08 giờ - 17 giờ 30, ngày giao dịch sau cùng: 08 giờ - 15 giờ 30 (giờ London).
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 24
Mỹ: 08 giờ - 18 giờ, ngày giao dịch sau cùng: 08 giờ - 14 giờ 30 (giờ London).
Hệ thống giao dịch (trading platform)
LIFFE CONNECT ®
Giá thanh toán lúc giao hàng
Đan Mạch: giá đóng cửa chính thức trên sàn giao dịch cổ phiếu Copenhagen.
Phần Lan: giá đóng cửa chính thức trên sàn giao dịch cổ phiếu Helsinki.
Nauy: giá đóng cửa chính thức trên sàn Oslo. Mỹ: giá mở cửa chính thức trên sàn New York hoặc sàn cổ phiếu Nasdaq.
Tiêu chuẩn hợp đồng 100 cổ phiếu cơ sơ.
Thanh toán bù trừ LCH Clearnet Ltd.
* Hợp đồng giao sau cổ phiếu Bồ Đào Nha (Portugese Single Stock Futures) được thanh toán bằng tiền.
Quy mô hợp đồng 100 cổ phiếu cơ sở.
Các tháng hợp đồng 02 kỳ gần nhất của tháng 3, 6, 9, 12, cộng thêm