Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

Một phần của tài liệu Đề tài: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU VỀ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM pot (Trang 74 - 76)

Tháng 11/2004, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VietNam Coffee and Cocoa Association – Vicofa) đã tiến hành xây dựng BCEC với kỳ vọng đây sẽ là nơi đấu giá tập trung, công khai của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê. Cuối năm 2006, phần cơ sở hạ tầng của trung tâm cơ bản xong, giao dịch cũng đã được tiến hành, phần lớn mang tính chất địa phương, trong vùng (Đắc Lắc là thủ phủ cà phê cả nước) và phạm vi trong nước. Hình thức mua bán cà phê qua sàn giao dịch theo các loại hợp đồng quyền chọn, kỳ hạn, giao sau, chốt giá sau... bước đầu đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê Việt Nam có những công cụ bảo hiểm rủi ro về giá hữu hiệu tránh khỏi tình trạng cà phê được mùa lại rớt giá. Hiện nay, một số dự án sàn giao dịch nông sản đang ở giai đoạn chuẩn bị như sàn giao dịch chè, sàn giao dịch gỗ nguyên liệu hay ý tưởng về sàn giao dịch thức ăn chăn nuôi. Điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp sản xuất quy mô hàng hóa. Tuy nhiên trên thực tế, ý tưởng về những sàn giao dịch mới chỉ dừng lại ở mô hình chợ đầu mối, nơi các doanh nghiệp đấu giá, mua bán trực tiếp, được chọn lựa chủng loại hàng hóa một cách thoải mái hơn. Song tại hầu hết những chợ đầu mối này, khả năng cung cấp các biện pháp bảo hiểm rủi ro về giá cho doanh nghiệp thông qua các hình thức hợp đồng giao dịch kỳ hạn lại rất hạn chế. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam chỉ có BCEC có thể được xem như một sàn giao dịch nông sản giao sau, với mặt hàng giao dịch duy nhất là cà phê, ngoài việc đấu giá giao ngay, BCEC còn cung cấp những công cụ hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư.

BCEC là một đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Thương mại – Du lịch Đắc Lắc, thực hiện việc giao dịch mua bán các loại cà phê được sản xuất tại Việt Nam theo phương thức đấu giá tập trung, công khai, gồm giao dịch mua bán giao và giao dịch mua bán giao sau.

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 60

Hoạt động của BCEC theo nguyên tắc thành viên, thành viên của BCEC là các tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, các tổ chức môi giới tài chính, môi giới thương mại trong nước, ngoài nước, hoạt động trong hệ thống giao dịch của BCEC và được trực tiếp thực hiện giao dịch tại BCEC.

Trung tâm thực hiện giao dịch 05 phiên/tuần từ thứ hai đến thứ sáu, mỗi ngày 01 phiên giao dịch, từ 9 giờ – 11 giờ. Các thành viên khi tham gia giao dịch đều phải nộp tiền ký quỹ qua tài khoản tại ngân hàng Techcombank. Để đặt lệnh mua, thành viên phải có số dư tiền mặt bằng 30% giá trị khối lượng hàng hóa đặt mua vào ngày giao dịch. Để đặt lệnh bán, thành viên phải có số dư trong tài khoản bằng 100% giá trị đặt bán vào ngày giao dịch.

* Quy định về giao dịch hợp đồng giao sau

Chủng loại cà phê giao dịch 15 chủng loại.

Phương thức giao dịch Phương thức giao dịch khớp lệnh.

Phương thức giao dịch thỏa thuận.

Đơn vị giao dịch 01 lô = 1 tấn (1.000 kg).

Đồng tiền giao dịch VNĐ.

Bước nhảy giá 50 đ/kg.

Biên độ giao dịch giá + /- 10% so với giá tham chiếu.

Lệnh giao dịch Lệnh mua, lệnh bán, lệnh hủy.

Hình thức khớp lệnh Khớp lệnh liên tục.

Quy định về thanh toán

T+1: thời gian chậm nhất bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. T+3: thời gian chậm nhất thực hiện việc chuyển giao sản phẩm, thanh lý hợp đồng.

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 61

Một phần của tài liệu Đề tài: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU VỀ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM pot (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)