Đặc điểm, cấu tạo, phương pháp vẽ tượng ngũ quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Hình hoạ (Nghề Thiết kế thời trang Cao đẳng) (Trang 32 - 33)

1.1. Đặc điểm:

Ngũ quan là các bộ phận quan trọng của con người là biểu thị của tư duy tình cảm của con người, ngũ quan mỗi người mang hình dáng khác nhau. Nếu nắm chắc về mối quan hệ về kết cấu tạo hình của ngũ quan sẽ có lợi cho việc biểu hiện một cách sinh động chính xác tai, mũi tránh việc khái niệm hóa.

1.2. Cấu tạo:

Ngũ quan dùng để chỉ 5 bộ phận trên khuôn mặt con người là mắt, lông mày, tai, mũi và miệng. Ngũ quan cịn có tên gọi khác theo chức năng được giao

29 phó như: mắt là Giám Sát Quan, lông mày là Bảo Thọ Quan, tai là Thám Thính Quan, mũi là Thẩm Biện Quan, miệng là Xuất Nạp Quan.

Từ "quan" mang nghĩa phụ trách, nắm giữ. Ngũ quan chỉ 5 bộ phận trên mặt gồm mắt có trách nhiệm để quan sát; lơng mày nắm giữ tình trạng sức khỏe; lỗ tai chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin; mũi đại diện cho thái độ xử thế của một người; và miệng quyết định khả năng diễn đạt của bản thân.

1.3. Phương pháp vẽ ngũ quan:

Trước khi vẽ tượng chân dung cần phải nghiên cứu chi tiết đối với ngũ quan. Khi biểu đạt tình cảm của nhân vật ngoại trừ các biểu đạt động tác hình thể, chủ yếu là dựa vào ngũ quan để truyền đạt tình cảm.

Mục đích của việc nắm vững kết cấu và sự biến hóa thấu thị của ngũ quan, không nhất định phải vẽ một cách chi tiết, ngũ quan so với cả đầu chỉ là một bộ phận cục bộ nhưng khi vẽ cụ thể, ngũ quan lại chỉnh thể nó là nhân tố mở đầu của việc phác thảo tượng chân dung

Một phần của tài liệu Giáo trình Hình hoạ (Nghề Thiết kế thời trang Cao đẳng) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)