Thực trạng hoạt động cho vay tại BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM doc (Trang 39 - 109)

K ết luận chương 1

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại BIDV

Hoạt động cho vay tại BIDV chiếm vai trị khá quan trọng, chiếm 64% trong tổng tài sản và mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay luơn phát triển theo chiều hướng tích cực về cả chất lượng lẫn số lượng. 67.244 79.383 93.453 126.616 154.176 192.72 0 50 100 150 200 250 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm T Đồ ng

Hình 2.4: Biểu đồ tăng trưởng cho vay qua các năm và dự kiến năm 2009 của BIDV.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 và kế hoạch kinh doanh năm 2009 của BIDV)

Tổng dư nợ cho vay tồn hệ thống tính đến 31/12/2008 đạt 154,176 tỷ đồng, tăng 21.8% so với năm 2007. Thị phần tín dụng của BIDV trong năm 2008 đạt 19.9%, tăng 0.9% so với năm 2007. Như vậy xét về lượng, hoạt động cho vay tại BIDV

được đẩy mạnh phát triển về quy mơ cũng như tốc độ tăng trưởng qua các năm.

Đơn vị tính: tỷđồng N2004 ăm N2005 ăm 2006 Năm N2007 ăm N2008 ăm 9 tháng đầu năm 2009 Tổng dư nợ 67,244 79,383 93,453 126,616 154,176 186,874 Tỷ lệ cho vay trung dài hạn 45.7% 42% 41.10% 39.80% 40.50% 37.63% Tỷ lệ cho vay cĩ tài sản đảm

bảo 54.5% 66% 70% 73% 74.5% 75.9%

Tỷ lệ cho vay bằng VND n/a 79% 77% 79% 76.5% 76.82% Tỷ lệ nợ xấu n/a 31.3% 9.6% 3.98% 2.75% 2.75%

(Nguồn: báo cáo đánh giá hoạt động tín dụng và kiểm sốt tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2003-2005, Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008 và 9 tháng đầu năm 2009 của BIDV)

Cơ cấu cho vay được ngân hàng điều chỉnh theo hướng bền vững qua các năm: tỷ

lệ cho vay trung dài hạn được giữ ở mức cân đối hợp lý, cho vay cĩ tài sản đảm bảo dần được đẩy mạnh, nợ xấu giảm xuống dưới mức 3%.

Tỷ lệ nợ xấu thời điểm 31/12/2008 theo báo cáo kiểm tốn là 2.75%. So sánh tỷ lệ

nợ xấu của năm 2008 với tỷ lệ nợ xấu năm 2007 (3.98%) và năm 2006 (9.6%) cho thấy nỗ lực cũng như hiệu quả trong việc kiểm sốt chất lượng cho vay của ngân hàng. Như vậy, bước đầu ngân hàng đã đạt được kết quả khả quan trong cơng tác quản lý tín dụng theo thơng lệ quốc tế.

Năm 2006, BIDV triển khai thực hiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nhằm kiểm sốt chặt chẽ danh mục cho vay và phân loại nợ theo thơng lệ quốc tế.

Đơn vị tính: tỷđồng

Phân loại dư nợ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 9 tháng 2009 đầu năm

Nợ đủ tiêu chuẩn 49,138 54.25% 86,798 72.60% 116,337 76.55% 149,256 79.87% Nợ cần chú ý 32,752 36.16% 28,005 23.42% 31,452 20.70% 33,780 18.08% Nợ dưới tiêu chuẩn 6,231 6.88% 3,427 2.87% 2,833 1.86% 2,620 1.40% Nợ nghi ngờ 333 0.37% 212 0.18% 413 0.27% 450 0.24% Nợ khơng thu hồi được 2,125 2.35% 1,118 0.94% 937 0.62% 768 0.41% Tổng dư nợ (*) 90,579 100% 119,560 100% 151,972 100% 186,874 100% Nợ xấu 8,689 9.59% 4,756 3.98% 4,183 2.75% 5,139 2.75% Tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ xấu 60% 134% 199% 199%

(*) Tổng dư nợ được phân loại khơng bao gồm cho vay ODA, cho vay theo các hợp đồng mua bán lại chứng khốn được hạch tốn trong các khoản cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ cĩ giá.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2006, 2007, 2008 và 9 tháng đầu năm 2009)

Tính đến cuối năm 2008: nợ nhĩm 1 tăng từ 72.6% lên 76.6% tổng dư nợ; nợ

nhĩm 2 giảm từ 23.4% xuống cịn 20.7%; nợ khơng thu hồi được cũng giảm đáng kể từ 0.9% xuống 0.6%. Đặc biệt nợ xấu giảm cịn 2.75%, dưới 3% theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh đĩ, tỷ lệ quỹ dự phịng rủi ro/tổng nợ xấu của BIDV phản ánh khả năng bù đắp rủi ro của BIDV tăng từ 134% lên 199% cho thấy khả năng tự bù

đắp rủi ro ngày càng được nâng cao.

Cơ cấu tín dụng và chất lượng tín dụng nêu trên đã cho thấy hướng đi đúng đắn của ngân hàng trong việc thực thi chính sách tín dụng gắn liền với đánh giá định hạng DN: kiểm sốt chất lượng, đa dạng hố khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo tăng trưởng vừa kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng.

58.90% 39.30% 1.80% 63.15% 35.57% 1.28% KH A trở lên KH B đến BBB KH CCC trở xuống Năm 2008 Năm 2009 Hình 2.5: Tỷ lệ của các nhĩm khách hàng được xếp loại năm 2008 và dự kiến năm 2009 tại BIDV

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 và kế hoạch kinh doanh năm 2009 của BIDV)

Việc nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay cĩ chọn lọc, kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng gắn với chất lượng tín dụng luơn là mục tiêu của BIDV, giúp BIDV khẳng

định vai trị là một trong những Ngân hàng thương mại quốc doanh đĩng vai trị then chốt của nền kinh tế trong nước và được đánh giá, cơng nhận trên thị trường quốc tế.

2.3 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV

2.3.1 Mục đích của Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV được xây dựng với mục đích phục vụ quản lý chất lượng tín dụng trong tồn bộ hệ thống BIDV cũng như nhằm phục vụ phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo các quy định được ban hành:

- Ra quyết định cho vay, bao gồm: phê duyệt hay khơng phê duyệt, xác định hạn mức tín dụng, mức lãi suất, áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay và các chính sách khách hàng khác.

- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản vay đang cịn dư nợ,

đánh giá những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và cĩ những giải pháp kịp thời.

- Làm cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.3.2 Căn cứ xây dựng

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV được xây dựng với mục đích phục vụ quản lý chất lượng tín dụng trong tồn bộ hệ thống BIDV cũng như nhằm phục vụ phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo các quy định được ban hành:

- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005, Quyết định số

783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp.

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

- Các văn bản khác cĩ liên quan đến nghiệp vụ tín dụng và thực tiễn trong cơng tác tín dụng tại BIDV.

2.3.3 Phương pháp xếp hạng

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV là phương pháp lượng hĩa mức độ rủi ro trong cho vay của khách hàng thơng qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Hệ thống thực hiện chấm điểm dựa trên các nhĩm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng.

Trong mỗi nhĩm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ. Các chỉ tiêu nhỏ này được xác định dựa vào thang điểm được xây dựng sẵn, thơng thường cĩ tối đa 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100, gọi là điểm ban đầu. Tùy theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhĩm chỉ tiêu sẽ cĩ trọng số

khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu/nhĩm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng của mỗi loại hình khách hàng, ngành kinh tế, tính chất sở hữu và quy mơ hoạt

động của DN. Do đĩ điểm tổng hợp dùng để xếp hạng khách hàng sẽ là tích số

giữa điểm ban đầu và trọng số.

Kết quả xếp hạng: dựa trên số điểm cuối cùng đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được xếp loại vào 10 thứ hạng theo thứ tự thấp dần: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Theo đĩ khách hàng xếp hạng ở mức càng thấp thì độ rủi ro càng cao, khả năng thu hồi nợ càng thấp.

KHÁCH HÀNG

NGÀNH KINH TẾ

QUY MƠ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỈ TIÊU PHÍ TÀI CHÍNH

TỔNG HỢP ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG

AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Hình 2.3: Quy trình chấm điểm của Hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN tại BIDV

(Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín nhiệmDN nội bộ của BIDV)

2.3.4 Đối tượng xếp hạng

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm được xây dựng thành 3 bộ chấm điểm khác nhau để

áp dụng cho 3 loại khách hàng chính: khách hàng là DN; khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và khách hàng là các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên trong đề tài này chỉ

giới hạn xem xét nghiên cứu hệ thống chấm điểm áp dụng riêng cho nhĩm khách hàng là các doanh nghiệp.

Theo quy định tại hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của BIDV, các khách hàng doanh nghiệp khơng được coi là đối tượng để BIDV thực hiện chấm điểm tín dụng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm, chưa cĩ báo cáo tài chính hoặc báo cáo tài chính khơng cĩ sốđầu kỳ.

- Khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm hoặc cĩ báo cáo tài chính nhưng khơng cĩ sốđầu kỳ.

- Khách hàng chỉ cĩ các khoản vay bằng nguồn vốn tài trợ uỷ thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu tồn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra.

- Khách hàng bị âm vốn Chủ sỡ hữu và tiếp tục kinh doanh thua lỗ trong năm tài chính gần nhất.

- Khách hàng cĩ dư nợđã được BIDV xử lý bằng quỹ dự phịng rủi ro.

2.3.5 Căn cứ xếp hạng

- Báo cáo tài chính gần nhất của khách hàng;

- Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;

- Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với BIDV và các tổ chức tín dụng khác trong hiện tại và trong quá khứ;

- Các thơng tin thu thập liên quan đến khách hàng bao gồm các nhân tố mơi trường nội bộ, mơi trường bên ngồi, xu hướng phát triển của khách hàng…

2.3.6 Chấm điểm xếp hạng tại BIDV

Trình tự thực hiện xếp hạng tín nhiệm các khách hàng là doanh nghiệp tại BIDV

được thực hiện bao gồm 6 bước:

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình xếp hạng. Việc phân loại các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau sẽ giúp xác định tỷ

trọng của từng chỉ tiêu đánh giá sao cho phù hợp với ngành nghềđĩ, từđĩ đem lại kết quả xếp hạng đáng tin cậy nhất.

Ngành nghề kinh tế được xác định dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng, là hoạt động đem lại doanh thu chính cho khách hàng.

Trường hợp khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực thì ngành nào đem lại doanh thu chiếm từ 50% trở lên tổng doanh thu hàng năm của khách hàng thì sẽ được xem là ngành chính.

Trường hợp khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực và khơng cĩ ngành nào

đem lại doanh thu chiếm từ 50% trở lên tổng doanh thu hàng năm của khách hàng thì BIDV cĩ thể xem xét, lựa chọn ngành cĩ tiềm năng phát triển nhất để thực hiện chấm điểm.

BIDV xác định cĩ tổng cộng 35 ngành kinh tế chính, được phân loại thành 7 nhĩm ngành, phù hợp với các ngành nghề hoạt động của các khách hàng là DN hiện

đang cĩ quan hệ tín dụng tại BIDV. Danh mục 35 ngành kinh tế do BIDV xác định

được trình bày tại Bảng 2.1 tại Phụ lục 2 đính kèm đề tài nghiên cứu này.

Bước 2: Xác định quy mơ

Quy mơ hoạt động của khách hàng, tùy theo mỗi ngành kinh tế khác nhau, được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu sau:

- Vốn Chủ sở hữu - Số lượng lao động - Doanh thu thuần - Tổng tài sản

Trong mỗi chỉ tiêu nêu trên sẽ bao gồm 8 thang điểm từ 1 đến 8. Điểm quy mơ của khách hàng là tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu trên. Khách hàng cĩ tổng điểm càng cao thì cĩ quy mơ càng lớn.

Tương ứng với 35 ngành kinh tế khác nhau sẽ cĩ 35 bộ chỉ tiêu để xác định quy mơ. Theo đĩ quy mơ khách hàng sẽđược chia làm 3 loại:

Quy mơ doanh nghiệp Khung điểm tương ứng

Lớn từ 22 điểm đến 32 điểm Vừa từ 12 điểm đến 21 điểm Nhỏ tổng điểm dưới 12

(Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín nhiệmDN nội bộ của BIDV)

Bước 3: Xác định loại sở hữu của khách hàng:

BIDV chia các hình thức sở hữu của DN thành 3 loại chính sau: - Khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước

- Khách hàng là doanh nghiệp cĩ từ 50% vốn nước ngồi trở lên - Khách hàng khác

Ngồi ra, hệ thống xếp hạng doanh nghiệp cũng phân biệt khách hàng đang cĩ quan hệ tín dụng tại BIDV hoặc là khách hàng mới, chưa từng quan hệ tín dụng tại BIDV.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính:

Đây là một trong hai hệ thống chỉ tiêu đánh giá chính của bộ xếp hạng. Trong hệ

thống chỉ tiêu này, BIDV sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính, được chia thành 4 nhĩm khác nhau để đánh giá uy tín của khách hàng trên phương diện tài chính, bao gồm:

- Nhĩm chỉ tiêu thanh khoản - Nhĩm chỉ tiêu hoạt động - Nhĩm chỉ tiêu địn cân nợ

- Nhĩm chỉ tiêu thu nhập

Điểm tài chính là tổng điểm của từng chỉ tiêu tài chính (điểm ban đầu) nhân với tỷ trọng của từng chỉ tiêu. Tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Các chỉ tiêu phi tài chính dùng để đánh giá uy tín của khách hàng trên phương diện phi tài chính, được sắp xếp thành 5 nhĩm chính:

- Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ

- Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ

- Quan hệ với Ngân hàng - Các nhân tố bên ngồi

- Các đặc điểm hoạt động khác

Điểm phi tài chính là tổng điểm của từng chỉ tiêu phi tài chính (điểm ban đầu) nhân với tỷ trọng của từng chỉ tiêu. Tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính sẽ thay đổi tuỳ theo mỗi ngành nghề và loại hình sở hữu DN của khách hàng.

Bước 6: tổng hợp điểm và xếp hạng:

Tổng điểm của khách hàng = điểm tài chính × trọng số tài chính + điểm phi tài chính × trọng số phi tài chính

Trọng số tài chính và phi tài chính bị ảnh hưởng bởi yếu tố báo cáo tài chính cĩ

được kiểm tốn hay khơng được kiểm tốn, từ đĩ dẫn đến cĩ thể thay đổi kết quả

Bảng 2.2: Tỷ trọng phần tài chính và phi tài chính của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV

Báo cáo tài chính

được kiểm tốn

Báo cáo tài chính khơng được kiểm tốn

Điểm tài chính 35% 30%

Điểm phi tài chính 65% 65%

(Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN nội bộ của BIDV)

Tổng hợp điểm tài chính tỷ trọng và điểm phi tài chính tỷ trọng gọi là tổng điểm cĩ tỷ trọng.

Kết quả xếp hạng của khách hàng được chia thành 10 nhĩm dựa vào tổng điểm cĩ tỷ trọng đạt được của từng DN.

Bảng 2.3: Bảng đánh giá xếp hạng DN và phân loại nhĩm nợ của hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM doc (Trang 39 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)