Chủ điểm Quê hương

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm tiếng việt tiểu học (Trang 32 - 35)

- Bài tập dùng từ đặt câu

h. Chủ điểm Quê hương

* Nhóm bài tập nhận dạng từ - Bài tập nhận dạng từ rời

Bài tập 124: Trong các từ sau đây, từ nào được dùng để chỉ tên một số sự vật có ở làng quê ta:

cây đa, cao ốc, con đò, đường nhựa, bến nước, cơng viên, sân đình

Bài tập 125: Gạch chân dưới những từ chỉ tình cảm nên có của mỗi con người đối với quê hương:

Gắn bó,nâng niu, trân trọng, ghét bỏ, yêu thương, tự hào, nhớ

Bài tập 126: Gạch chân dưới những từ chỉ tên lễ hội của quê hương đồng bằng Bắc Bộ:

chùa Hương, gò Đống Đa, đua voi, đền Gióng, Yên Tử, Lim, cồng chiêng, Xoan

Bài tập 127: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng

Nơi nào trong các địa danh dưới đây là quê hương của Bác Hồ? a) Nghệ An c) Thừa Thiên Huế

b) Hà Tĩnh d) Thanh Hóa

Bài tập 128: Khoanh trịn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng Quê hương Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc anh em? a) 45 c) 50

b) 51 d) 54

Bài tập 129: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng

Loại bánh cổ truyền trong ngày tết truyền thống của quê hương Bắc Bộ là gì?

a) bánh tét c) bánh su sê b) bánh chưng d) bánh giày

- Bài tập nhận dạng từ trong lời nói

Bài tập 130: Những từ, cụm từ nào có liên quan đến các sự vật ở làng quê trong các phát ngôn sau đây:

a) Giếng nước không chỉ đơn thuần là nơi để lấy nước, mà là suối nguồn yêu thương, chứng kiến bao kỷ niệm, thăng trầm của người dân và làng xóm Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác

b) Giản dị và trang nhã, mộc mạc song khơng kém phần tinh tế, đình làng được ấp ủ dưới những bóng cây, khơng phơ trương, trấn áp mà bình dị, lạc quan...

c) Cối giã gạo là loại cối dùng để giã làm bong tróc hết cám ra khỏi hạt gạo để lấy gạo sạch làm lương thực.

Bài tập 131: Gạch chân dưới những từ chỉ tình cảm của con người đối với quê hương ở những câu sau:

a) Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên nhất, trong sáng nhất có trong mỗi con người, được hình thành từ khi nằm trong nơi đến khi chúng ta trưởng thành, đi xa học hành, lập nghiệp…

b) Hai tiếng quê hương nghe thật thân thương, gần gũi nhưng cũng thật diệu kì, nơi ấy có những ký ức tuổi thơ êm đềm ùa về giống như một thước phim quay chậm.

c) Tơi tự hào vì mỗi chúng ta ai cũng có quê hương của riêng mình. Bài tập 132: Gạch chân dưới những từ chỉ tên một số làng cổ ở nước ta trong đoạn văn sau đây:

Nhớ lại tuổi thơ, chắc chắn ai cũng sẽ nhớ về khoảng thời gian say sưa chìm đắm trong những làng q cổ kính thanh bình và xinh đẹp. Đó là làng cổ Đường Lâm rộng lớn với loạt ngói đỏ rợp cả tầm nhìn. Đó là làng gốm Bát Tràng nơi lưu giữ kỹ thuật làm gốm sứ điêu luyện. Đó cũng có thể là làng Đông Hồ nổi tiếng với tranh Đơng Hồ truyền thống. Hay đó là một làng chài Mũi Né trên biển với khung cảnh buôn bán tấp nấp của những người dân chài. Mỗi làng quê ln mang trong mình một vẻ đẹp riêng mà chỉ có những người con xứ ấy mới có thể thấu cảm hết được cái nét mộc mạc ấy.

* Nhóm bài tập sử dụng từ - Bài tập điền từ vào chỗ trống

Bài tập 133: Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc đơn để điền vào ơ trống trong các câu sau đây:

(quê quán, nơi chôn rau cắt rốn, quê cha đất tổ)

a) Nơi … là nơi tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời có sự gắn bó tình cảm sâu sắc.

b) … là cách nói hay và tình cảm về là nơi sinh đẻ của ai đó.

c) Nơi sinh ra và lớn lên của người cha, mẹ được sử dụng để làm … cho con.

Bài tập 134: Điền từ ngữ vào chỗ trống trong những câu ca dao, tục ngữ sau: a) Anh đi anh nhớ …

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương b) Ta về ta tắm … ta

Dù trong dù đục … nhà vẫn hơn. c) Quê hương là con … biếc Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con … nhỏ Êm đềm khua nước ven …

Bài tập 135: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a) … là một cơng trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân

b) … là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi con người.

Bài tập 136: Điển từ thích hợp vào ơ trống theo mơ hình với các gợi ý dưới đây:

a) Từ nói lên tình cảm của con người đối với quê hương: có hai tiếng, bắt đầu bằng chữ T

b) Từ chỉ một sự vật có ở làng quê Việt Nam xưa dùng để giã gạo: có ba tiếng, bắt đầu bằng chữ C

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm tiếng việt tiểu học (Trang 32 - 35)