Phân tích cơ cấu tài chính

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Trang 42 - 43)

Chỉ tiêu 2014 2013 2012 2011

Tổng nợ phải trả/ tổng nguồn vốn 0,38 0,36 0,36 0,38 Nợ dài hạn/ Tổng nguồn vốn 0,16 0,14 0,16 0,19

EBIT/lãi vay 2,04 1,44 1,6 1,53

Thuduc House cũng là một trong những doanh nghiệp bất động sản cĩ cơ cấu tài chính an tồn nhất trong năm 2011 so với các cơng ty cùng ngành với tỷ lệ Vốn chủ sở hữu chiếm 58%, nợ vay chỉ chiếm 42% tổng vốn. (Đa số nguồn vốn của các cơng ty bất động sản chủ yếu là vốn vay, nhiều doanh nghiệp cĩ tỷ lệ nợ vay khoảng 70% trên tổng vốn). Trong tình hình lạm phát và lãi vay tăng cao thì cơ cấu nợ vay thấp giúp cơng ty giảm thiểu áp lực chi phí lãi vay lớn. Bên cạnh đĩ trong 357,8 tỷ đồng nợ vay dài hạn thì trên 58% trong số đĩ là đi vay từ phát hành trái phiếu chuyển đổi với lãi suất chỉ 7%/năm càng giúp doanh nghiệp giảm thiểu áp lực lãi vay.

Tại thời điểm cuối năm 2012 nợ phải trả của TDH giảm 5,8% so với năm 2011 (chiếm 37,4% tổng nguồn vốn) và vốn chủ sở hữu tăng 1,7% chiếm tỷ trọng 62,6% trong tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay chỉ chiếm 27,3% trên tổng nguồn vốn và đã giảm 3,2% so với năm 2011.

Trong năm 2012 công ty đã chủ động giảm tỷ lệ nợ vay nhằm làm giảm bớt áp lực chi phí lãi vay cho doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động kinh doanh không thuận lợi, đồng thời đảm bảo được cơ cấu tài chính an tồn. Cụ thể nợ vay dài hạn giảm 17,8% (giảm 63,8 tỷ) trong khi nợ vay ngắn hạn tăng 16,9% (tăng 44 tỷ) so với năm 2011. Trong đó, các khoản vay ngắn hạn chủ yếu nhằm tài trợ

nhu cầu vốn lưu động duy trì hoạt động kinh doanh cho cơng ty. Với việc công ty chủ động cơ cấu lại các nguồn tài trợ như trên được đánh giá là một bước đi đúng đắn của ban quản trị đã giúp cơng ty giảm được chi phí lãi vay, duy trì hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn thanh khoản cho doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh khó khăn.

Đặc biệt trong năm 2012 mặc dù lợi nhuận kinh doanh giảm mạnh nhưng khả năng thanh tốn lãi vay của cơng ty năm 2012 lại tăng nhẹ so với năm 2011 (tăng từ 1,53 lên 1,6), là do cơng ty đã chủ động tích cực giảm bớt các khoản nợ, đồng thời mặt bằng lãi suất vay có xu hướng giảm đã làm lãi vay trong năm giảm hơn 36 tỷ so với năm 2011 (tương đương mức giảm 36,4%) giúp cải thiện khả năng thanh tốn lãi cho cơng ty.

Khả năng thanh tốn lãi vay của cơng ty năm 2013 mặc dù giảm từ 1,6 xuống 1,44 nhưng vẫn ở mức cao và khả năng sinh lời của cơng ty hồn tồn đáp ứng được chi phí lãi vay.

Lợi nhuận năm 2014 tăng trưởng nhanh đã làm gia tăng hệ số khả năng thanh tốn lãi vay từ mức 1,44 lên 2,04, hệ số này cho thấy lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra cao gấp 2,04 lần chi phí lãi vay phải trả, cơng ty đang sử dụng nợ vay hiệu quả hơn so với các năm trước. Tại ngày 31/12/2014 tổng nợ phải trả chiếm 37,2% trên tổng nguồn vốn, và cơng ty tiếp tục giữ tỷ trọng nợ vay ở mức thấp (25,2% trên tổng nguồn vốn). Tuy nhiên tỷ lệ nợ vay này vẫn cịn cao so với khả năng sinh lời hiện tại của cơng ty, hệ số EBIT/Tổng tài sản cĩ cải thiện so với năm trước (tăng từ 3,4% lên 4,2%) nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với lãi suất vay trung bình trong năm. Như vậy cơng ty vẫn chưa sử dụng cơng cụ nợ vay thật sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Trang 42 - 43)