Tổ chức công tác kế toán

Một phần của tài liệu Luận văn: Luận văn Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội pptx (Trang 28 - 83)

6. Tỷ suất sinh lãi cổ phiếu

2.1.2Tổ chức công tác kế toán

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

* Hình thức tổ chức bộ máy kế toán đang áp dụng là hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán. Công tác kế toán không chỉ tiến hành tại Hội sở chính mà cả hai chi nhánh TP.HCM và Đà Nẵng đều đảm nhận từ công việc kế toán ban đầu, kiểm tra xử lý chứng từ đến kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp một số hoặc toàn bộ phần hành kế toán và lập các báo cáo theo yêu cầu của Hội sở chính.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

* Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận: (1) Kế toán trƣởng

- Tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm trƣớc BGĐ về mọi mặt hoạt động theo các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Kế toán.

- Quản lý, phân công nhiệm vụ và theo dõi, giám sát việc thực hiện nghiệp vụ của nhân viên phòng kế toán.

- Xây dựng quy chế tổ chức, quy định, quy trình nghiệp vụ của bộ phận kế toán trình BGĐ ký ban hành.

- Hƣớng dẫn và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên của phòng. - Lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc.

- Cung cấp số liệu thống kê cho lãnh đạo theo yêu cầu quản trị của công ty. - Kiểm soát và chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo tài chính và các báo cáo định kỳ gửi các cơ quan chức năng theo quy định,...

(2) Phó phòng kế toán hội sở

- Quản lý một số nghiệp vụ đƣợc Kế toán trƣởng phân công và uỷ quyền. Chịu trách nhiệm trƣớc Kế toán trƣởng về nghiệp vụ đƣợc phân công phụ trách.

- Lập sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo định kỳ hàng ngày, tháng, quý, năm của hội sở công ty. Chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán, tài chính toàn công ty để lập báo cáo kế toán, tài chính tổng thể của công ty.

- Đối chiếu số liệu chi tiết và tổng hợp của các bộ phận nghiệp vụ trong phòng kế toán hội sở. Kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo tổng hợp toàn công ty.

- Là đầu mối tập hợp báo cáo, kiểm tra và trình ký trƣớc khi gửi các cơ quan chức năng.

(3) Kế toán nội bộ Hội sở

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo quy chế tài chính và quy định chi tiêu nội bộ của công ty.

- Theo dõi công nợ phải thu, phải trả của công ty.

cho CBNV theo quy định. Đối chiếu số liệu kế toán với phòng Hành chính tổng hợp về trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân….

- Phối hợp với phòng Hành chính tổng hợp để theo dõi và hạch toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ của công ty.

(4) Kế toán giao dịch Hội sở

- Kết hợp với Phòng Giao dịch chứng khoán thực hiện theo dõi và hạch toán tiền và chứng khoán của khách hàng liên quan đến nghiệp vụ giao dịch chứng khoán.

- Phối hợp cùng Phòng Đầu tƣ và bảo lãnh phát hành hạch toán và theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty.

- Thực hiện đối chiếu số liệu thanh toán bù trừ của Trung tâm lƣu ký chứng khoán với số liệu của công ty, phát hiện các sai sót, thông báo cho các bộ phận liên quan và kết hợp thực hiện thanh toán sửa lỗi khi có thông báo của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Theo dõi tài khoản thanh toán bù trừ và thực hiện thanh toán bù trừ với Ngân hàng chỉ định thanh toán đảm bảo việc thanh toán đầy đủ, chính xác và kịp thời.

- Làm đầu mối thanh toán bù trừ tiền cho các chi nhánh và phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh.

- Phối hợp với Phòng giao dịch chứng khoán và với Ngân hàng thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhƣ: nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán, ứng trƣớc tiền bán chứng khoán...

(5) Trƣởng phòng kế toán chi nhánh:

- Quản lý một số nghiệp vụ đƣợc Kế toán trƣởng phân công và uỷ quyền. Chịu trách nhiệm trƣớc Kế toán trƣởng về nghiệp vụ đƣợc phân công phụ trách.

- Lập sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo định kỳ hàng ngày, tháng, quý, năm của chi nhánh. Chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán, tài chính của chi nhánh để lập báo cáo kế toán, tài chính tổng thể của công ty.

- Đối chiếu số liệu chi tiết và tổng hợp của các bộ phận, nghiệp vụ trong phòng kế toán hội sở. Kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo tổng hợp toàn công ty.

- Là đầu mối tập hợp báo cáo, kiểm tra và trình ký trƣớc khi gửi các cơ quan chức năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(4) Kế toán nội bộ chi nhánh

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo quy chế tài chính và quy định chi tiêu nội bộ của chi nhánh.

- Theo dõi công nợ phải thu, phải trả của chi nhánh.

- Phối hợp với phòng Hành chính tổng hợp để theo dõi và hạch toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ của chi nhánh.

- Xuất hóa đơn cho khách hàng và lập báo cáo thuế định kỳ.

- Theo dõi, hạch toán nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay, tự doanh chứng khoán chƣa niêm yết.

- Hạch toán các khoản thu nhập và chi phí.

- Thực hiện các công việc khác do trƣởng phòng chi nhánh giao. (5) Kế toán giao dịch chi nhánh

- Kết hợp với Phòng Giao dịch chứng khoán thực hiện theo dõi và hạch toán tiền và chứng khoán của khách hàng liên quan đến nghiệp vụ giao dịch chứng khoán.

- Phối hợp với Phòng giao dịch chứng khoán và với Ngân hàng thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhƣ: nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán, ứng trƣớc tiền bán chứng khoán...

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan trong các hợp đồng bán đấu giá, hợp đồng đại lý đấu giá của phòng Tƣ vấn tài chính; các nghiệp vụ liên quan đến mua bán cổ phiếu lô lẻ.

2.1.2.2 Vận dụng chế độ kế toán

- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán:

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động tự doanh, kinh doanh chứng khoán hoặc môi giới chứng khoán đều phải lập chứng từ. Chứng từ phải lập theo đúng quy định hiện hành của Ủy ban chứng khoán Nhà Nƣớc hoặc công ty Chứng khoán. Chứng từ kế toán phải đƣợc ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng với sự thật nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Sau đây là một số loại chứng từ theo các đối tƣợng kế toán của công ty :

Đối với tiền gửi ngân hàng: gồm các giấy báo nợ, báo có,...

Đối với Tài sản cố định: hoá đơn GTGT, hợp đồng mua TSCĐ, phiếu xuất kho, biên bản nghiệm thu,...

Đối với chứng khoán: phiếu lệnh mua, phiếu lệnh bán chứng khoán, giấy chứng nhận sở hữu cổ phiếu, phiếu nhập kho,...

...

- Quy trình thu nhận, xử lý và lƣu trữ chứng từ tại công ty:

Khi phòng kế toán tiếp nhận các hồ sơ đề nghị thanh toán gồm phiếu đề nghị thanh toán, hoá đơn, các chứng từ khác liên quan từ các phòng ban liên quan, kế toán tiến hành xem xét và trình duyệt các hồ sơ đề nghị thanh toán này. Khi các bộ hồ sơ đề nghị thanh toán đã đƣợc phê duyệt, kế toán tiến hành thanh toán và hạch toán các bút toán liên quan vào phần mềm kế toán, các bút toán đƣợc in ra và lƣu cùng với các hồ sơ liên quan đã đƣợc phê duyệt.

Sau khi các phiếu kế toán đã có đầy đủ chữ ký của những ngƣời liên quan, sẽ đƣợc tập hợp theo ngày và đóng thành tập hồ sơ để lƣu theo ngày.

Đối với việc ghi nhận doanh thu, kế toán xuất hoá đơn và ghi nhận doanh thu khi các dịch vụ cung cấp cho Khách hàng đã đƣợc thực hiện xong.

Tài liệu kế toán sau khi sử dụng phải đƣợc chuyển giao toàn bộ cho ngƣời phụ trách làm thủ tục bảo quản tài liệu kế toán. Khi nhận tài liệu, ngƣời phụ trách làm thủ tục bảo quản tài liệu kế toán phải kiểm soát lại các tài liệu kế toán và đảm bảo tập hợp đầy đủ tài liệu kế toán và tiến hành phân loại tài liệu kế toán theo thời hạn lƣu trữ.

- Tổ chức hệ thống Tài khoản kế toán:

Hệ thống tài khoản kế toán của công ty đƣợc xây dựng theo hƣớng dẫn của thông tƣ 95/2008/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn kế toán áp dụng đối với các Công ty Chứng khoán.

Hệ thống tài khoản của Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội đƣợc bố trí thành hai dạng:

+ Các tài khoản nội bộ: Phản ánh theo yêu cầu quản lý của Bộ Tài chính và đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý đa dạng của Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà

Nội.

+ Tài khoản thanh toán giao dịch của nhà đầu tƣ: Phản ánh tình hình thanh toán giao dịch chứng khoán của nhà đầu tƣ.

Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, đƣợc bố trí thành 10 loại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 9 loại (từ loại 1 đến loại 9). + Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại (loại 0).

Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán đƣợc bố trí theo hệ số thập phân nhiều cấp từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp VI, ký hiệu từ 3 đến đến 8 chữ số.

Tài khoản kế toán tại công ty gồm 8 ký tự: 12345678 (ví dụ: TK 11211101 – TK tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng SHB)

+ Tài khoản cấp I ký hiệu bằng 3 chữ số từ 111 đến 999.

+ Tài khoản cấp II ký hiệu bằng 4 chữ số, ba chữ số đầu (kể từ trái sang phải) là số hiệu tài khoản cấp I, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp II.

+ Tài khoản cấp III ký hiệu bằng 5 chữ số, 4 chữ số đầu là số hiệu tài khoản cấp II, số thứ 5 là số tài khoản cấp III. Các tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp cơ bản Bộ Tài chính quy định dùng làm cơ sở hạch toán và báo cáo kế toán thống nhất trong tất cả các Công ty Chứng khoán.

+ Tài khoản cấp IV, V, VI là những tài khoản do Giám đốc Công ty quy định để đáp ứng yêu cầu hạch toán, phản ánh các nghiệp vụ của Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội

- Tổ chức hệ thống Sổ sách kế toán:

Hình thức sổ kế toán của công ty chính là hình thức nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung đƣợc thực hiện nhƣ sau:

sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Hội sở chính và các chi nhánh phải mở sổ, ghi chép, quản lý, lƣu trữ và bảo quản sổ kế toán cho đơn vị mình.

Sổ kế toán đƣợc in ra theo tháng, đƣợc quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ sổ và hết niên độ kế toán đƣợc lƣu trữ nhƣ chứng từ kế toán.

Hình 2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức Hệ thống sổ sách kế toán

Cuối kỳ kế toán, công ty chủ yếu lập Báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan để nộp cho UBCK NN. Các báo cáo đƣợc thực hiện căn cứ vào Thông tƣ 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 và Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài Chính.

Ngoài ra, để phục vụ cho Ban lãnh đạo kế toán còn lập một số báo cáo quản trị tháng, quý, năm để phục vụ cho nội bộ công ty.

Hệ thống báo cáo của công ty gồm có: Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị, các báo cáo nộp cho các cơ quan Thuế, Uỷ Ban Chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban quản trị.

2.2 Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội Gòn Hà Nội

2.2.1 Hệ thống các trung tâm trách nhiệm tại công ty 2.2.1.1 Trung tâm chi phí 2.2.1.1 Trung tâm chi phí

Hoạt động chính của công ty là cung cấp dịch vụ, cụ thể là môi giới chứng khoán và tƣ vấn tài chính. Nên chi phí phát sinh tại công ty phần lớn là chi phí quản lý. Trung tâm chi phí của công ty đƣợc tóm lƣợc qua sơ đồ sau:

Qua sơ đồ trên cho thấy, công ty có 9 trung tâm chi phí. Toàn bộ các trung tâm chi phí này đều thuộc trung tâm chi phí dự toán. Cụ thể:

(1) Ban giám đốc

(2) Phòng kế toán tài chính (3) Phòng công nghệ thông tin

(4) Phòng kế hoạch và phát triển thị trƣờng (5) Phòng nhân sự và đào tạo

(6) Phòng hành chính (7) Phòng phân tích

(8) Phòng kiểm soát nội bộ (9) Văn phòng hội đồng quản trị

Toàn bộ chín trung tâm trách nhiệm này đều không trực tiếp tạo ra doanh thu. Chi phí phát sinh tại các trung tâm chi phí này là chi phí quản lý. Sản phẩm mà các trung tâm này tạo ra chủ yếu là sự quản lý, hỗ trợ và kiểm soát hoạt động kinh doanh tại công ty, các báo cáo định kỳ…

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔN G TIN PHÒNG NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG PHÂN TÍCH PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

2.2.1.2 Trung tâm doanh thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn doanh thu chính của công ty chủ yếu từ các dịch vụ nhƣ Môi giới chứng khoán, Tƣ vấn tài chính, Tự doanh chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ vốn cho nhà đầu tƣ, đƣợc gọi là trung tâm doanh thu của công ty. Hiện tại các trung tâm doanh thu đƣợc phân cấp quản lý theo sơ đồ sau:

Hình 2.2.1.2 Sơ đồ các Trung tâm doanh thu của công ty

Nhƣ vậy, công ty hiện có bốn trung tâm doanh thu gồm: (1) Phòng Môi giới chứng khoán

(2) Phòng Tƣ vấn tài chính và bảo lãnh phát hành (3) Phòng Tự doanh

(4) Phòng Nguồn vốn

2.2.1.3 Trung tâm lợi nhuận

Công ty hiện có trụ sở chính tại Hà Nội và hai chi nhánh đặt tại TP.HCM và Đà Nẵng. Công ty phân cấp thành ba trung tâm lợi nhuận, đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau:

Hình 2.2.1.2 Sơ đồ các Trung tâm lợi nhuận của công ty

TỔNG CÔNG TY HỘI SỞ CHÍNH CHI NHÁNH TP.HCM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN PHÒNG TỰ DOANH PHÒNG TƢ VẤN PHÒNG NGUỒN VỐN

Công ty phân cấp thành ba trung tâm lợi nhuận gồm: (1) Hội sở chính đặt tại Hà Nội

(2) Chi nhánh TP. HCM (3) Chi nhánh Đà Nẵng

Trong ba trung tâm lợi nhuận trên thì Hội sở chính có cơ cấu tổ chức lớn nhất, kế đến là Chi nhánh TP. HCM và nhỏ nhất là Chi nhánh Đà Nẵng.

2.2.1.4 Trung tâm đầu tƣ

Bộ máy hoạt động của công ty theo mô hình tổng công ty. Cao nhất là Tổng

Một phần của tài liệu Luận văn: Luận văn Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội pptx (Trang 28 - 83)