Vận dụng chế độ kế toán

Một phần của tài liệu Luận văn: Luận văn Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội pptx (Trang 31 - 35)

6. Tỷ suất sinh lãi cổ phiếu

2.1.2.2 Vận dụng chế độ kế toán

- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán:

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động tự doanh, kinh doanh chứng khoán hoặc môi giới chứng khoán đều phải lập chứng từ. Chứng từ phải lập theo đúng quy định hiện hành của Ủy ban chứng khoán Nhà Nƣớc hoặc công ty Chứng khoán. Chứng từ kế toán phải đƣợc ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng với sự thật nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Sau đây là một số loại chứng từ theo các đối tƣợng kế toán của công ty :

Đối với tiền gửi ngân hàng: gồm các giấy báo nợ, báo có,...

Đối với Tài sản cố định: hoá đơn GTGT, hợp đồng mua TSCĐ, phiếu xuất kho, biên bản nghiệm thu,...

Đối với chứng khoán: phiếu lệnh mua, phiếu lệnh bán chứng khoán, giấy chứng nhận sở hữu cổ phiếu, phiếu nhập kho,...

...

- Quy trình thu nhận, xử lý và lƣu trữ chứng từ tại công ty:

Khi phòng kế toán tiếp nhận các hồ sơ đề nghị thanh toán gồm phiếu đề nghị thanh toán, hoá đơn, các chứng từ khác liên quan từ các phòng ban liên quan, kế toán tiến hành xem xét và trình duyệt các hồ sơ đề nghị thanh toán này. Khi các bộ hồ sơ đề nghị thanh toán đã đƣợc phê duyệt, kế toán tiến hành thanh toán và hạch toán các bút toán liên quan vào phần mềm kế toán, các bút toán đƣợc in ra và lƣu cùng với các hồ sơ liên quan đã đƣợc phê duyệt.

Sau khi các phiếu kế toán đã có đầy đủ chữ ký của những ngƣời liên quan, sẽ đƣợc tập hợp theo ngày và đóng thành tập hồ sơ để lƣu theo ngày.

Đối với việc ghi nhận doanh thu, kế toán xuất hoá đơn và ghi nhận doanh thu khi các dịch vụ cung cấp cho Khách hàng đã đƣợc thực hiện xong.

Tài liệu kế toán sau khi sử dụng phải đƣợc chuyển giao toàn bộ cho ngƣời phụ trách làm thủ tục bảo quản tài liệu kế toán. Khi nhận tài liệu, ngƣời phụ trách làm thủ tục bảo quản tài liệu kế toán phải kiểm soát lại các tài liệu kế toán và đảm bảo tập hợp đầy đủ tài liệu kế toán và tiến hành phân loại tài liệu kế toán theo thời hạn lƣu trữ.

- Tổ chức hệ thống Tài khoản kế toán:

Hệ thống tài khoản kế toán của công ty đƣợc xây dựng theo hƣớng dẫn của thông tƣ 95/2008/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn kế toán áp dụng đối với các Công ty Chứng khoán.

Hệ thống tài khoản của Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội đƣợc bố trí thành hai dạng:

+ Các tài khoản nội bộ: Phản ánh theo yêu cầu quản lý của Bộ Tài chính và đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý đa dạng của Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà

Nội.

+ Tài khoản thanh toán giao dịch của nhà đầu tƣ: Phản ánh tình hình thanh toán giao dịch chứng khoán của nhà đầu tƣ.

Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, đƣợc bố trí thành 10 loại:

+ Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 9 loại (từ loại 1 đến loại 9). + Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại (loại 0).

Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán đƣợc bố trí theo hệ số thập phân nhiều cấp từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp VI, ký hiệu từ 3 đến đến 8 chữ số.

Tài khoản kế toán tại công ty gồm 8 ký tự: 12345678 (ví dụ: TK 11211101 – TK tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng SHB)

+ Tài khoản cấp I ký hiệu bằng 3 chữ số từ 111 đến 999.

+ Tài khoản cấp II ký hiệu bằng 4 chữ số, ba chữ số đầu (kể từ trái sang phải) là số hiệu tài khoản cấp I, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp II.

+ Tài khoản cấp III ký hiệu bằng 5 chữ số, 4 chữ số đầu là số hiệu tài khoản cấp II, số thứ 5 là số tài khoản cấp III. Các tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp cơ bản Bộ Tài chính quy định dùng làm cơ sở hạch toán và báo cáo kế toán thống nhất trong tất cả các Công ty Chứng khoán.

+ Tài khoản cấp IV, V, VI là những tài khoản do Giám đốc Công ty quy định để đáp ứng yêu cầu hạch toán, phản ánh các nghiệp vụ của Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội

- Tổ chức hệ thống Sổ sách kế toán:

Hình thức sổ kế toán của công ty chính là hình thức nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung đƣợc thực hiện nhƣ sau:

sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Hội sở chính và các chi nhánh phải mở sổ, ghi chép, quản lý, lƣu trữ và bảo quản sổ kế toán cho đơn vị mình.

Sổ kế toán đƣợc in ra theo tháng, đƣợc quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ sổ và hết niên độ kế toán đƣợc lƣu trữ nhƣ chứng từ kế toán.

Hình 2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức Hệ thống sổ sách kế toán

Cuối kỳ kế toán, công ty chủ yếu lập Báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan để nộp cho UBCK NN. Các báo cáo đƣợc thực hiện căn cứ vào Thông tƣ 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 và Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài Chính.

Ngoài ra, để phục vụ cho Ban lãnh đạo kế toán còn lập một số báo cáo quản trị tháng, quý, năm để phục vụ cho nội bộ công ty.

Hệ thống báo cáo của công ty gồm có: Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị, các báo cáo nộp cho các cơ quan Thuế, Uỷ Ban Chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban quản trị.

Một phần của tài liệu Luận văn: Luận văn Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội pptx (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)