Khung phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn: Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang pptx (Trang 26 - 84)

Từ các tài liệu nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra Khung phân tích của đề tài như

sau:

Để đo lường nghèo đói của hộ, chúng tôi sử dụng thước đo giá trị là Chi tiêu bình quân đầu người của hộ. Hộ nghèo có thu nhập thấp, thu nhập thấp dẫn đến chi tiêu thấp, vì vậy chúng tôi giảđịnh những hộ nghèo là hộ có mức chi tiêu tương ứng với chuẩn thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo mà địa phương đã xác định.

Đặc tính cá nhân Đặc tính hộ gia đình Đặc tính vùng Chính Phủ - Trình độ văn hóa - Tuổi - Việc làm & Thu nhập NGHÈO - Qui mô hộ - Số người phụ thuộc - Tài sản - Vị trí địa lý - Mức phụ thuộc vào tài nguyên - Mức đầu tư vào CSHT và Dịch vụ công cộng. - Chính sách của KBTB

CHƯƠNG 2 TNG QUAN V VÙNG NGHIÊN CU 2.1 Giới thiệu về KBTB

2.1.1 Các KBT biển ở Việt Nam

Việt Nam được xem là nước có đa dạng sinh học cao, các khu bảo tồn ven biển và trên biển có tầm quan trọng toàn cầu, từ các hệ sinh thái cận ôn đới ở miền Bắc tới các hệ sinh thái nhiệt đới ở miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên các rạn san hô đang bị đe dọa cao, 98% số khu san hô được xếp vào nguy cơ đe dọa trung bình, cao và rất cao. Bên cạnh đó, cùng với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và tính di truyền của sinh vật biển, Việt Nam là một trong những khu vực trên thế giới có hệ

sinh vật biển giàu thành phần loài và việc bảo tồn đa dạng loài ở nước ta có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học biển của toàn cầu.

Xuất phát từ nhu cầu phục hồi hệ sinh thái biển và ven bờ, bảo tồn các khu vực quan trọng về đa dạng sinh học, bảo vệ những nguồn cá quan trọng, Bộ Thuỷ

sản và các tổ chức quốc tếđề xuất thành lập 15 KBTB dọc bờ biển Việt Nam. Mạng lưới KBTB ở VN đề xuất có tổng diện tích 145.000 ha, kích thước trung bình của một KBTB vào khoảng 10.350ha.

Các KBTB chính thức đã được thành lập: Nha Trang (Khánh Hoà), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên Giang), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Núi Chúa (Ninh Thuận, thuộc Vườn Quốc Gia)

Một số KBTB khác dự kiến đến 2015 sẽ hoàn thành: Đảo Trần, đảo Cô Tô (Quảng Ninh); đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Hòn Mê (Thanh Hoá); Sơn Trà – Hải Vân (Thừa Thiên Huế); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Hòn Cau, Phú Quý (Bình Thuận).

2.1.2 Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang:

KBTB Hòn Mun là dự án thí điểm đầu tiên về bảo tồn biển ở Việt Nam, thực hiện tại KBTB vịnh Nha Trang, được thành lập từ tháng 06/2001 và kéo dài 4 năm

sự tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Ngân Hàng Thế Giới (WB), Tổ chức Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) và IUCN. Với mục đích “là bảo tồn một mô hình điển hình vềđa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe doạ và đạt được các mục tiêu là giúp nâng cao đời sống các cộng

đồng dân cư tại các khóm đảo; cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quảđa dạng sinh học biển tại KBTB, tạo nên một mô hình hợp tác quản lý KBTB tại VN”8.

Các đảo thuộc vùng biển vịnh Nha Trang như Hòn Mun, Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Một, Hòn Nọc, Hòn Vung, Hòn Cau và Hòn Tằm có san hô và môi trường biển xung quanh đóng vai trò rất quan trọng đối với quốc tế. Chính vì vậy, mục đích chính của dự án là “bảo tồn những loài sinh vật biển điển hình có ý nghĩa quốc tế và đa dạng sinh học biển đang bị đe dọa”. Bên cạnh đó, với kết quảđánh giá

đa dạng sinh học đã phát hiện nhiều vùng rạn san hô trong KBTB bị hủy hoại lớn do các hoạt động khai thác thủy sản bằng các phương pháp mang tính hủy diệt và những hoạt động khác của con người như neo thuyền trên các rạn san hô, rác thải. Do đó, nhằm mục đích bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản trong KBTB, Quy chế tạm thời bảo vệ KBTB được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành vào ngày 11/03/2002 theo quyết đinh số 26/2002 QĐ-UB. Trong đó, KBTB có 3 vùng chính là Vùng lõi, Vùng đệm và Vùng sử dụng chung.

Và Quy chế quy định rõ những ngành nghềđược phép hoặc không được khai thác và khai thác trong vùng nào. Đặc biệt là vùng lõi bao gồm 4 đảo Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Vung và Hòn Câu, nơi có nhiều rạn san hô còn tốt và có khả năng phục hồi nguồn lợi thủy sản cao nên được quy định là nghiêm cấm tất cả các hoạt

động ngành nghề khai thác thủy sản (Thu và cộng sự, 2004.)

2.1.2.1 Vị trí và đặc điểm địa lý của KBT biển vịnh Nha Trang

Khu BTB vịnh Nha Trang nằm trong vịnh Nha Trang, Việt Nam trải dài từ

109013’ đến 109022’ kinh Đông và từ 12012’ đến 12018’ vĩ Bắc. Diện tích trên 160

km2 gồm 9 đảo Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Rơm, Hòn Nọc, Hòn Dung, Hòn Cau và vùng nước xung quanh.

a. Điều kiện tự nhiên:

Khí hậu: Vịnh Nha Trang có khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ Tháng Giêng đến tháng Tám, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là yếu tố

quyết định thời gian đi biển trong năm của ngư dân. Lượng mưa hàng năm dao động từ 1.139 đến 2.400mm. Khí hậu ấm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26oC. Mức thay đổi nhiệt độ trong ngày khoảng 4,7 – 4,8 oC. Nhiệt độ nóng nhất 39 oC và thấp nhất 14,4 oC.

b. Sông ngòi: Khánh Hoà có 2 con sông chảy từ phía Đông Bắc dãy Trường Sơn xuống Vịnh Nha Trang là sông Cái ở phía Bắc và Sông Bé ở phía Nam.

2.1.2.2 Đa dạng sinh học ở Vịnh Nha Trang:

Vịnh Nha Trang khá giàu động thực vật biển như các loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, cỏ và rong biển... Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao và có các hệ sinh thái quan trọng như hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn... là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên 350 loài san hô thuộc 4 tập đoàn san hô khác biệt nhau theo thành phần tập hợp đã được phát hiện trong KBTB vịnh Nha Trang. Đây là rạn san hô có ý nghĩa quốc tế quan trọng với số lượng loài san hô nhiều nhất được quan sát thấy ở Việt Nam. San hô trong KBTB Vịnh Nha Trang phân bố tập trung chủ yếu xung quanh một sốđảo như Hòn Mun, Hòn Vung, Hòn Cau và vùng Đông –Bắc đảo Hòn Tre.

Hình 3: Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang

Nguồ

2.2 Đặc điểm chung của hộ dân trong khu bảo tồn biển

Bích Đầm là đảo nghèo nhất và đông dân số thứ hai trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang với 178 hộ (12/2008). Hòn Một đứng vị trí thứ hai trong các khóm

đảo nghèo với số hộ dân cư là 60, song song đó là đảo Vũng Ngán có số hộ nhiều hơn, 100 hộ nhưng là đảo phát triển hơn về mặt kinh tế.

Số khẩu trung bình trong một hộ không cao, trung bình khoảng 4,96 khẩu/ hộ ở các khóm đảo và dân sốở dây thuộc dân số trẻ với một phần ba là trẻ em dưới 15 tuổi 9

Các ngư dân ở đây có thời gian làm ngư dân trung bình khoảng 28,2 năm10, các hoạt động đánh bắt của họ gồm: mành, câu, lưới đăng, lưới ba màng, pha xúc...

9 Tổng hợp từ số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 10 Tổng hợp từ điều tra

Sinh kế của cộng đồng ngư dân về cơ bản phụ thuộc vào việc đánh bắt hàng ngày trong khu vực gần bờ. Phần lớn các hộ chỉ sống bằng một nghề duy nhất là đi biển, một số khác có thêm nghề nuôi trồng thuỷ sản, mành ốc, buôn bán...

Do tác động của thời tiết, những hoạt động đánh bắt diễn ra trong khoảng thời gian 9 tháng của năm. Phụ nữ không có việc làm, trong nhiều trường hợp, con trai của họ không có điều kiện để tiếp tục học, đa số chỉ hoàn thành bậc tiểu học và trở thành người tạo ra thu nhập chính cho gia đình từ việc tham gia đánh bắt. Nếu con cái họ muốn học cao hơn thì phải sống xa gia đình vào đất liền để học. Điều này tốn nhiều chi phí để trang trải cho việc ăn ở, đi lại....

2.3 Các hoạt động ngành nghề trong KBTB

Đánh bắt

Đặc trưng vùng ở đây là người dân sống phụ thuộc rất lớn vào biển nên hoạt

động kinh tế chính của họ ở các khóm đảo trong KBTB là đánh bắt. Và đó được xem là kinh tế chính yếu của 90% hộ, họ không làm thêm ngành kinh tế phụ do đó

đời sống dễ bị ảnh hưởng bởi kết quả của hoạt động đánh bắt. Các hộ ngư dân có sinh kế phụ thuộc rất lớn vào các ngành nghề khai thác thủy sản khác nhau như

ngành nghề lưới trủ, lưới mành, mành chong, câu mực ngày và câu mực đêm, pha xúc, lặn và một số ngành nghề khai thác khác. Hòn Một sử dụng tàu nhỏ, hoạt động mành và câu mực; Bích Đầm dùng tàu lớn hơn, hoạt động mành và lưới vây; Vũng Ngán tàu lớn hơn nữa cho lưới vây.

Người dân đã có một lịch sử lâu đời từ thời cha ông việc đánh bắt trong khu vực vùng lõi, các ngành nghề đa số diễn ra ở đây, mà chủ yếu là tập trung ở khu Hòn Mun. Do vậy, để mục đích của KBTB được thực hiện thành công các mục tiêu thì việc tuân thủ của người dân theo các quy định của Quy chế tạm thời là rất cần thiết. Điều này là một thách thức rất lớn của BQL KBTB và đòi hỏi phải có một chương trình cụ thể về cải thiện sinh kế cho người dân thông qua các chương trình thu nhập thay thế.

Nuôi trồng

Nuôi trồng thủy sản được xem như là nguồn thu nhập không kém phần quan trọng của dân cư trên đảo. Năm 2004 có khoảng 30% chủ hộ có tham gia vào hoạt

động này, 10% trong số họ có đời sống chính dựa vào ngành này và số còn lại thì xem đó là hoạt động kinh tế phụ11. Tuy nhiên do trình độ của ngư dân còn thấp, nuôi trồng mang tính tự phát, đa số áp dụng các biện pháp kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hầu hết thua lỗ. Theo Giải pháp quản lý nuôi trồng thuỷ

sản trong KBTB Hòn Mun12 người dân sử dụng thức ăn là cá tạp để nuôi thuỷ sản với chỉ số chuyển đổi thức ăn kém (cần từ 20-25kg thức ăn để thu được 1 kg thành phẩm), lượng thức ăn dư thừa đổ thẳng ra môi trường đã gây ra các loại dịch bệnh tràn lan và gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Đây được coi là mối nguy hiểm cho tài nguyên môi trường biển và kết quả là trong liên tiếp các năm các lồng bè nuôi tôm xảy ra tình trạng tôm chết hàng loạt, ảnh hưởng đến hiện trạng

đói nghèo của dân cư trên đảo.

Các hoạt động nghề khác

Các hoạt động ngành nghề khác như mành ốc, đan mây, du lịch ... hầu như ít phát triển, các hộ ở đây xem như nghề phụ, ngoại trừ buôn bán là nghề chính của một số hộ.

Các chương trình tạo thu nhập phụ:

Nuôi trồng thuỷ sản: Dự án KBTB đã cho 20 hộ nuôi thử nghiệm các đối tượng nuôi ít ảnh hưởng đến môi trường. Dự án hỗ trợ trang thiết bị, kỹ thuật, phụ cấp hàng tháng cho các lao động tham gia trực tiếp. Lợi ích kinh tế được chia theo tỷ lệ

2:1:1, trong đó người dân được nhận trực tiếp 50% kết quả thu được, 25% dành cho cộng đồng nơi mô hình được thử nghiệm, 25% sử dụng cho mục đích tái tạo nguồn lợi KBTB. Tuy nhiên, những mô hình này chưa đạt được hiệu quả kinh tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 Yến và cộng sự, 2004

Huấn luyện và dạy nghề: Người dân trong các khóm đảo được đi tham quan các

điểm trình diễn; tham gia hội thảo nuôi trồng rong sụn, chăn nuôi heo, thỏ; tập huấn tiêm phòng vắc-xin, thuốc thú y; hướng dẫn sử dụng thúng đáy kính ...

Chương trình tín dụng: giai đoạn 2003-2004, thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, dự án KBTB đã thực hiện chương trình cho vay tín dụng nhỏ với mức vay tối

đa 7 triệu và vòng vay dài nhất là 12 tháng, phát triển các hoạt động kinh tế hiện có và giúp phát triển mới các hoạt động khác. Kết quả là tạo được 53 công việc mới cho người dân.

Bảng 1: Số hộ vay chương trính tín dụng của Dự án KBTB Hòn Mun thông qua Ngân hàng CSXH

Khóm đảo Nuôi dê Mua bán Dịch vụ gội đầu Mành ốc Rong sụn

Hòn Một 1 Vũng Ngán 2 2 4 Bích Đầm 9 1 1 10 Đầm Bấy 17 Vũng Me 6 Tổng 2 11 1 1 38

Nguồn: Báo cáo tổng thể chương trình tạo thu nhập phụ và hỗ trợ cho các cộng

đồng địa phương trong KBTB vịnh Nha Trang 01/2003 – 12/2004.

Hoạt động thủ công mỹ nghệ: đan song mây: ban đầu được triển khai thí điểm trên 3 khóm đảo Hòn Một, Vũng Ngán, Bích Đầm với mức thu nhập trung bình 450.000

đồng/tháng13 . Đan lưới thể thao, Mành ốc cũng được triển khai, tuy nhiên các hoạt

động thủ công mỹ nghệ chỉ duy trì ở mức

13 Báo cáo tổng thể chương trình tạo thu nhập phụ và hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương trong KBTB vịnh Nha Trang 01/2003 – 12/2004.

Chăn nuôi và trồng trọt: Do điều kiện tự nhiên khó khăn về nước ngọt, điện, phương tiện đi lại, chất lượng đất và diện tích đất nông nghiệp thấp nên các mô hình triển khai trồng cây, nuôi con khó có thể thực hiện tại các khóm đảo.

Phát triển du lịch sinh thái: với tiềm năng cảnh đẹp tự nhiên, điều kiện tự nhiên, một số khóm đảo được đề xuất phát triển du lịch. Do người dân vẫn còn xa lạ với loại hình này nên Dự án KBTB đã tổ chức các khoá huấn luyện tập huấn cho người dân: khoá huấn luyện kỹ năng nấu ăn cho 20 phụ nữ, trang trí và vệ sinh an toàn thực phẩm; Lớp dạy tiếng Anh cho 27 trẻ em; Mô hình thúng đáy kính cho 1 người dân. Tuy nhiên, các hoạt động trên chỉ dừng ở mức thí điểm chứ không phổ biến.

2.4 Đặc điểm Nghèo đói của tỉnh & Các chương trình can thiệp của địa phương 2.4.1 Đặc điểm nghèo đói 2.4.1 Đặc điểm nghèo đói

Theo số liệu từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2006 toàn tỉnh có 17,92% hộ thuộc diện nghèo, tập trung đông ở vùng đồng bằng. Số người nghèo trong độ tuổi lao động là 97.094 người, trong đó có 72,81% người có việc làm nhưng thu nhập không ổn định, 63% người làm việc trong lĩnh vực Nông – lâm – thuỷ sản.

Sự phân hoá giàu nghèo có xu hướng gia tăng do cơ hội tiếp cận và thụ

hưởng thành quả của sự phát triển có khác biệt giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Nguyên nhân nghèo là do: thiếu vốn sản xuất (37,8%), đông người ăn theo (15,09%), thiếu đất sản xuất (11,25%), có lao động nhưng không tìm được việc làm (10,34%)...

• Nghèo ở tỉnh Khánh Hoà rất đa dạng, thể hiện ở những đặc tính sau:

Nghèo thể hiện ở việc thiếu ăn hàng năm từ 1 đến 2 tháng, chủ yếu ở các xã miền núi khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên chịu thiên tai, hạn hán, lũ lụt.

Nghèo đói về sức khoẻ dinh dưỡng: thể hiện qua số lần khám chữa bệnh ở

trạm xá hoặc bệnh viện; khả năng được hưởng các dịch vụ y tế phổ biến (như chăm sóc trước và sau sinh sản); mức độđược tiêm chủng kịp thời...

Nghèo đói về giáo dục: thể hiện ở mức độ biết chữ, số năm đi học thực tế của

Một phần của tài liệu Luận văn: Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang pptx (Trang 26 - 84)