Các nhóm giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn: Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang pptx (Trang 59 - 60)

Từ Mô hình kinh tế lượng cho thấy biến Qui mô hộ và Công suất máy có ý nghĩa quyết định đối với chi tiêu đầu người. Theo đó, để nâng chi tiêu đầu người thì cần giảm qui mô hộ và tăng công suất máy.

- Giải pháp 1: Giảm qui mô hộ ởđây chính là giảm số người ăn theo trên hộ. Trung bình 2,2 người/hộ và có 2,6 người ăn theo/hộ. Như vậy 1 lao động phải nuôi 2,18 người. Số người cần giảm ởđây chính là số người ăn theo. Về

lâu dài, để giảm số người ăn theo là giảm số con trong gia đình. Mặt khác, qui mô hộ càng lớn, dân số ngày càng tăng sẽ tăng áp lực lên khai thác tài nguyên biển. Như vậy, cần phổ biến, nâng cao nhận thức và áp dụng chương trình kế hoạch hoá gia đình cho người dân trên đảo. Đây là giải pháp trong dài hạn.

- Giải pháp 2: Tăng công suất máy được thực hiện thông qua chương trình phát triển đánh bắt xa bờ của Bộ thuỷ sản, hướng ra khai thác xa bờ. Tuy nhiên, chương trình này đòi hỏi đào tạo nhiều về kỹ năng đi kèm như cách sử

dụng tàu lớn, kỹ năng lái và sữa chữa tàu, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, tính toán chi phí- lợi nhuận ... để sử dụng tàu có hiệu quả. Về nguồn vốn cho chương trình này, áp dụng theo mô hình Nhà nước đầu tư cho vay một phần , người dân đóng góp một phần. Vì vậy, các hộ nghèo không phải là đối tượng của giải pháp này mà là các hộ không nghèo, có khả năng tài chính, có kinh nghiệm ngư trường và có năng lực quản lý. Họ sẽ là chủ các con tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, thuê những người nghèo đi bạn trong đánh bắt hoặc

trung gian cung cấp dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo. Giải pháp này dành cho trung hạn và dài hạn.

Từ nguyên nhân nguồn lợi thủy sản suy giảm mà chưa có nguồn tạo thu nhập thay thế, với lợi thế điều kiện tự nhiên trong vùng thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch, chúng tôi đề nghị khuyến khích phát triển mô hình dịch vụ du lịch Homestay, loại hình du lịch dựa trên điều kiện tự nhiên của địa phương và cơ sở vật chất của gia

đình. Phát triển du lịch Homestay vừa tạo ra thu nhập, giảm nghèo cho dân bản địa, vừa giảm áp lực khai thác tài nguyên lên khu bảo tồn. Đây là giải pháp phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bền vững.

- Giải pháp 3: phát triển loại hình Du lịch homestay_ là loại hình du lịch mà du khách sẽ ăn, ở nhà dân và tham gia các hoạt động của người dân nơi cư

trú. Đây là loại hình du lịch dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của địa phương. Nhờ đó, người kinh doanh du lịch Homestay không cần bỏ nhiều vốn đầu tư cho cơ sở vật chất. Đây là giải pháp có thể thực hiện trong ngắn hạn.

Ngoài ra, địa phương cần có các giải pháp khác nâng cao đời sống người dân.

- Giải pháp 4: đầu tư xây dựng CSHT nhưđiện, nước, viễn thông thông qua

đầu tư của Nhà nước có sự đóng góp của người dân và các công ty du lịch thu lợi từ KBTB; Khuyến khích người dân xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh tự huỷđể đảm bảo vệ sinh; Tạo cơ chế khuyến khích các con em trên đảo đi học và phục vụ lại cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục...

Trong bốn nhóm giải pháp trên, chúng tôi đi sâu vào nhóm giải pháp 3_ giải pháp du lịch homestay, là giải pháp mà người dân đóng vai chính, là người chủ động để

thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn: Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang pptx (Trang 59 - 60)