CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
4.2.3.1 Dư nợ theo mục đích sử dụng
65
Nhìn chung, qua 3 năm dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng giảm dần. Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2005, dư nợ giảm 224.751 triệu đồng về số tuyệt đối và giảm 20,38% về số liệu tương đối. Đến thời gian từ năm 2005 đến năm 2006, dư nợ vẫn tiếp tục giảm, so với năm 2005 thì dư nợ năm 2006 giảm 321.435 triệu đồng và giảm 36,61%. Nguyên nhân của việc giảm này là do doanh số cho vay qua các giai đoạn tăng chậm hơn tốc độ thu nợ cùng thời gian. Để thấy rõ hơn việc giảm của doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư, ta hãy phân tích các chỉ số thu nợ thành phần.
Đối vơi dư nợ của lĩnh vực sản xuất kinh doanh, như chúng ta thấy dư nợ thành phần này chiếm tỷ trọng cao và dần dần giảm qua các năm. Trong năm 2004 dư nợ chiếm 50,55%. Sau một năm dư nợ thành phần này khơng chiếm vị trí hàng đầu nữa, rớt sang hạng thứ hai và chiếm 41,88%. Đến năm 2006, tỷ trọng của dư nợ giảm sút nghiêm trọng, tuy vẫn chiếm hạng hai nhưng chiếm 29,1%. Giống với đà giảm của dư nợ theo lĩnh vực đầu tư, dư nợ thành phần sản xuất kinh doanh cũng giảm sút. Cụ thể trong thời gian năm 2004-2005 dư nợ giảm 189.695 triệu đồng, giảm 34,03% so với năm trước. Giai đoạn tiếp theo 2005-2006, dư nợ vẫn tiếp tục giảm 205.781 triệu đồng so với năm 2005, giảm 55,97%. Thời gian này, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn làm ăn có hiệu quả. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trả nợ trước hạn. Do đó dư nợ giảm dần qua các năm.
66 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
- Dư nợ nuôi trồng thủy sản
- Dư nợ tiêu dùng - Dư nợ dịch vụ và kinh doanh khác
- Dư nợ sản xuất kinh doanh
Tổng
Hình 18: Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn
Đối với dư nợ của lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, là phần dư nợ chiếm tỷ trọng khá cao trong dư nợ theo lĩnh vực đầu tư. Trong năm 2004 dư nợ chiếm 35,64%, đến năm 2005 dư nợ tăng lên 47,03% và đến năm 2006 chiếm đến 52,19%. Trái ngược hẳn với dư nợ sản xuất kinh doanh cũng như dư theo lĩnh vực đầu tư, trong giai đoạn 2004-2005 dư nợ này tăng hơn so với năm trước là 19.884 triệu đồng, giảm 5,06%. Tuy nhiên, đến thời gian sau, vào giai đoạn 2005-2006 dư nợ thành phần sản xuất kinh doanh khác có chiều hướng đi xuống. So với năm 2005 thì dư nợ giảm 122.455 triệu đồng về số tuyệt đối và 29,66% số tương đối. Trong khoảng thời gian 2004-2005, các doanh nghiệp dịch vụ và kinh doanh khác có xu hướng cần vốn nhiều do đó doanh số cho vay tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ. Từ đó kéo theo sự tăng lên của dư nợ. Nhưng đến giai đoạn sau 2005-2006, tình hình kinh doanh có vẻ tiến triển tốt đẹp hơn. Một phần là do nhu cầu về dịch vụ tăng cao. Một phần là do các chính sách của thành phố nhằm phát triển ngành dịch vụ. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Thúc đẩy quá trình trả nợ sớm cho ngân hàng.
67
Bảng 10: DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phịng kinh doanh ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ)
Thời gian Chênh lệch
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2004-2005 2005-2006
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ sản xuất kinh doanh 557.381 50,55 367.686 41,88 161.905 29,10 -189.695 -34,03 -205.781 -55,97
Dư nợ nuôi trồng thủy sản 49.958 4,53 15.862 1,81 63.990 11,50 -34.096 -68,2 48.128 303,42
Dư nợ dịch vụ và
kinh doanh khác 392.983 35,64 412.867 47,03 290.412 52,19 19.884 5,06% -122.455 -29,66
Dư nợ tiêu dùng 102.325 9,28 81.481 9,28 40.154 7,22 -20.844 -20,37 -41.327 -50,72
Hình 19: Tỷ trọng của dư nợ theo mục đích sử dụng
Đối với dư nợ tiêu dùng, tương tự như tình trạng dư nợ của sản xuất kinh doanh, dư nợ giảm qua các năm. Trước hết nếu xét về tỷ trọng dư nợ tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng thấp qua các năm. Năm 2004 chiếm 9,28%, năm 2005 chiếm 9,28% và đến năm 2006 chiếm 7,22%. Xét đến tốc độ tăng trưởng, ta thấy dư nợ giảm qua 3 năm. Năm 2005 so với năm 2004 giảm 20.844 triệu đồng và giảm 20,37% so với năm 2004. Đến giai đoạn 2005-2006 dư nợ vẫn tiếp tục giảm và giảm 41.327 triệu đồng. Việc giảm sụt này do tốc độ tăng của doanh số cho vay tăng nhưng không nhanh bằng tốc độ thu nợ. Việc người dân trả nợ qua các năm trước thời hạn cũng làm cho dư nợ sụt giảm.
68
Dư nợ thành phần nuôi trồng thủy sản tuy không chiếm tỷ trọng cao nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Về tỷ trọng dư nợ này chỉ chiếm một phần nhỏ trong dư nợ theo thành phần kinh tế. Cụ thể trong năm 2004 dư nợ thủy sản chiếm 4,53% so với tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đến năm 2005, tỷ trọng này lại sụt giảm, chỉ còn chiếm 1,81% dư nợ thành phần ngoài quốc doanh. Nhưng năm 2006
tỷ trọng này lại có sự thay đổi, khơng cịn đứng thứ hạn cuối nữa vương lên thứ hạng ba chiếm 11,5% dư nợ ngoài quốc doanh. Xét theo đà tăng giảm qua các năm, chúng ta dễ dàng nhận thấy dư nợ này có sự thay đổi liên tục. Từ năm 2004 đến năm 2005, dư nợ giảm 34.096 triệu đồng giảm 68,25% so với năm 2004. Trong thời gian này, tuy Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khâu xuất khẩu thủy sản làm người dân lo lắng. Nhưng Việt Nam đã tìm ra thị trường EU đảm bảo cho việc xuất khẩu. Từ đó làm cho người dân an tâm ni trồng thủy sản và tìm được đối tác thu mua. Do đó người dân trả nợ trước thời hạn và làm cho dư nợ sụt giảm. Nhưng đến thời gian sau, vào giai đoạn 2004-2005, tình hình có vẻ trái ngược hẳn. So với năm 2005 thì dư nợ lại tăng lên 48.128 triệu đồng, tăng hơn 3 lần. Có được việc này là vào năm 2006 xuất hiện cơn bảo Durian (bão số 9) vào miền Nam gây phá hoại nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thủy sản. Do đó người dân khó có khả năng trả nợ đúng hạn. Ngồi ra người dân cũng có nhu cầu vay vốn thêm để khắc phục sau cơn bão. Từ những nguyên nhân trên làm cho dư nợ tăng cao.