PHƯƠNG ĐƠNG
Định hướng phát triển tín dụng của NHTM CP Phương Đông trong giai đoạn 2012 – 2015 tới như sau:
Tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng. Trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xây dựng chính sách tín dụng theo hướng cho vay đối với các khách hàng tốt, có hệ số tín nhiệm cao, tình hình tài chính lành mạnh, cho vay trên cơ sở xem xét khả năng trả nợ của khách hàng hơn là tài sản đảm bảo... tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước.
Bên cạnh đó, thực hiện tăng trưởng tín dụng một cách có chọn lọc trên cơ sở thận trọng, cơ cấu tín dụng hợp lý. Đẩy mạnh cơng tác tín dụng đối với những lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích, và nhóm khách hàng mục tiêu theo định hướng chiến lược. Đẩy mạnh tăng trưởng huy động TT1 nhằm cải thiện tỷ lệ cho vay trên huy động, từ đó đảm bảo an tồn hoạt động hệ thống.
Tập trung các giải pháp quyết liệt để thu hồi nợ xấu, lãi treo từ đó cải thiện kết quả kinh doanh. Song song đó, OCB tiếp tục kiện tồn mơ hình quản lý rủi ro, hồn thiện mơ hình tổ chức của các Khối kinh doanh và Quản lý rủi ro tại Hội sở đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đi kèm với an toàn và bền vững. Quản trị tốt rủi ro khơng những góp phần nâng cao chất lượng hoạt động mà cịn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho OCB.
4.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN
DỤNG NƠI BỘ NHTM CP PHƯƠNG ĐÔNG
Từ những định hướng phát triển tín dụng tương lai của OCB cho thấy, ưu tiên hàng đầu vẫn là yêu cầu về tăng trưởng tín dụng trên cơ sở thận trọng và hạn chế rủi ro. Để đạt được mục tiêu này thì vai trị của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ càng được nâng cao.
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 46
Do đó, ngân hàng nên khắc phục những hạn chế được đề cập ở Phần khuyết điểm của hệ
thống phía trên để ngày càng hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng – cơng cụ đắc lực
trong việc hỗ trợ ra quyết định cho vay và giảm thiểu rủi ro của ngân hàng.
Cũng trên cơ sở đó, đề tài xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM CP Phương Đơng.
1. Thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ, và tăng cường kiểm tra độ tuân thủ của NVTD
Mặc dù OCB đã xây dựng và vận hành phần mềm chấm điểm khách hàng tự động để hỗ trợ NVTD trong cơng tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, nhưng việc nâng cao năng lực và trình độ chun mơn cũng như kỹ năng phân tích, đánh giá thực tế cho các NVTD là điều đáng quan tâm hơn khi mà OCB lựa chọn ưu tiên đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính hơn hẳn các chỉ tiêu tài chính. Do đó, ngân hàng cần tăng cường tổ chức các buổi hội thảo để hướng dẫn trực tiếp về quy trình, nghiệp vụ, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng cho NVTD tại các đơn vị, nhằm mục đích giúp các NVTD hiểu rõ hơn về cách thức chấm điểm, ý nghĩa của các chỉ tiêu, tránh sai sót trong q trình xếp hạng tín dụng cho khách hàng.
Mặt khác, khi vấn đề về vi phạm và bắt bớ tràn lan trên thị trường tài chính – ngân hàng hiện nay thì việc tăng cường cơng tác kiểm tra thường xuyên về nghiệp vụ, cũng như đạo đức nghề nghiệp đối với NVTD để đảm bảo việc tuân thủ và thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật cũng như của ngân hàng trong quy trình tín dụng.
2. Xây dựng hệ thống các chỉ số tài chính theo ngành/ nghề và quy mơ cụ thể
Bên cạnh đó, OCB cần tiếp tục tư vấn với Cơng ty TNHH Ernst & Young Việt Nam để ngày càng hồn thiện hơn hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng. Trước mắt có thể thấy là việc xây dựng hệ thống chấm điểm các chỉ tiêu tài chính theo ngành và quy mơ của từng doanh nghiệp để kết quả chấm điểm có thể phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bởi vì ngành nghề nào cũng có những đặc trưng riêng biệt của mình, và với những quy mơ khác nhau thì các tỷ số tài chính phải khác nhau không thể xét chung một hệ thống các tỷ số tài chính có trị số như nhau cho tất cả các ngành nghề và quy mơ được. Do đó, việc xây dựng một hệ thống các trị số khác nhau cho nhóm các tỷ số tài chính theo ngành nên nhanh chóng thực hiện hố. Ngân hàng có thể tham khảo hệ thống xếp hạng ở các ngân hàng bạn, hoặc các tổ chức xếp hạng có uy tín trên thế giới; hoặc một cách nhanh chóng hơn đó là ngân hàng có thể so sánh chỉ số tài
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 47
chính của doanh nghiệp đang được xếp hạng với các tỷ số trung bình ngành để cho điểm một cách khách quan hơn.
3. Xem xét phân ngành/ nghề kinh doanh theo từng nhóm ngành
Ngân hàng nên xem xét lại cách phân loại các doanh nghiệp theo bốn nhóm ngành nơng – lâm – thuỷ sản, thương mại – dịch vụ, sản xuất công nghiệp và xây dựng. Bởi vì, hiện nay danh sách ngành nghề của ngân hàng khá hạn chế và với sự đa dạng và phong phú của các loại hình kinh doanh mới sẽ chưa được cập nhật vào danh sách ngành nghề của ngân hàng. Ngồi ra, việc phân nhóm ngành cũng giúp ngân hàng dễ dàng hơn khi xây dựng mơ hình các chỉ số tài chính cho từng nhóm ngành cụ thể.
4. Xây dựng hệ thống cho điểm quy mô doanh nghiệp cụ thể hơn
Bên cạnh đó, ngân hàng nên đánh giá lại cách thức cho điểm trong việc đánh giá quy mô doanh nghiệp. Tuy được phân thành ba nhóm quy mơ lớn, vừa và nhỏ cụ thể theo hướng dẫn của NHNN với bốn tiêu chí cụ thể. Nhưng ngân hàng lại khơng có hướng dẫn cũng như xây dựng những trị số rõ ràng cho các tiêu chí để giúp NVTD dễ dàng cho điểm, mà hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của NVTD. Điều này sẽ gây ra sự mất công bằng đối với các khách hàng được chấm bởi các NVTD khách nhau, bên cạnh đó, cũng sẽ dễ nảy sinh những tình trạng vi phạm trong cơng tác cho điểm. Do đó, ngân hàng nên xây dựng lại một hệ thống chấm quy mô rõ ràng, minh bách hơn.
5. Tiếp tục đầu tư về mặt công nghệ
Ngày nay công nghệ thông tin vô cùng phát triển, tạo thuận lợi rất nhiều cho ngân hàng trong việc quản lý thơng tin khách hàng. Do đó, OCB vẫn nên tiếp tục đẩy mạnh phát triển về mặt cơng nghệ hiện đại để quản lý danh mục tín dụng của khách hàng, hỗ trợ tích cực cho NVTD trong công tác lưu trữ thông tin khách hàng; đánh giá, xét duyệt và giám sát các khoản vay hiệu quả hơn cũng như trích lập dự phịng thoả đáng hơn cho các khoản vay có rủi ro cao.
6. Lưu trữ các báo cáo xếp hạng doanh nghiệp để thuận lợi cho việc theo dõi khoản
vay
Báo cáo kết quả xếp hạng khách hàng khơng nên chỉ có mỗi điểm số cho các chỉ tiêu và tổng điểm mà mỗi nhóm chỉ tiêu đạt được, hay chỉ đơn giản là kết quả tổng thể và xếp hạng khách hàng, mà các báo cáo này cũng nên có những giá trị cụ thể và thông tin ghi
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 48
chú cho từng chỉ tiêu để thuận lợi trong việc giám sát, so sánh, đánh giá lại của NVTD sau này.
Đồng thời, báo cáo kết quả xếp hạng nên có thêm kết quả báo cáo của ít nhất là đợt đánh giá gần nhất, để thuận lợi cho NVTD trong việc quản lý khoản vay đó, cũng như có những biện pháp phịng ngừa kịp thời trong trường hợp khoản vay trở nên rủi ro hơn.
7. Xây dựng chính sách thưởng, phạt để có thể khuyến khích khách hàng thực hhiện đầy đỷ nghĩa vụ của mình
Hệ thống xếp hạng của OCB chỉ mới đưa ra cách thức chấm điểm và xếp hạng chung cho từng loại khách hàng mà khơng có một chính sách thưởng, phạt đối với từng trường hợp khách hàng hay nhóm khách hàng cụ thể nào.
Chính sách thưởng ví như ưu đãi về lãi suất, về hạn mức cho vay... được xây dựng để khuyến khích sự nghiêm túc trả nợ của khách hàng, cũng là một cách để nâng cao tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và giúp tăng trưởng tín dụng. Chính sách phạt được áp dụng khi cho vay đối với khách hàng có xếp hạng tín dụng thấp hay mức độ tín nhiệm khơng cao trong q khứ, với những điều kiện gắt gao hơn về tài sản đảm bảo, hạn mức cho vay, số lượng trích lập dự phịng... và các biện pháp thu hồi nợ cụ thể để hạn chế tối đa rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 49
KẾT LUẬN
Những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, mà nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hệ thống ngân hàng nói riêng đã gặp khơng ít khó khăn. Điều đó lại làm bộc lộ nhiều điểm yếu kém trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tín dụng là hoạt động đem lại lợi ích lớn nhất cho ngân hàng, do vậy đương nhiên tín dụng, bản thân nó ln tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là với những nước có nên kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Nợ xấu luôn tồn tại ở bất kỳ ngân hàng nào do rủi ro tín dụng là điều tất yếu. Nhưng điều quan trọng khơng phải ở việc xố sạch nợ xấu của ngân hàng mà là kiềm chế nó ở một mức độ nhất định nào đó để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động hiệu quả và bền vững.
Chính vì thế, việc xây dựng và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng là một điều cấp thiết. Cũng theo quan điểm đó, mà hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM CP Phương Đông đã được triển khai thực hiện từ sớm, hỗ trợ cho NVTD rất nhiều trong việc ra quyết định cho vay với từng loại khách hàng cụ thể. Ngoài việc hạn chế rủi ro tín dụng, thơng qua việc thường xun đánh giá lại khách hàng sẽ giúp ngân hàng giám sát được tình hình và chất lượng khoản cho vay để có những chiến lược phục vụ khách hàng tốt hơn cũng như những giải pháp kịp thời để giảm rủi ro mất vốn đến mức thấp nhất.
Nhìn chung, Hệ thống xếp hạng tín dụng của OCB đã phản ánh được tương đối chất lượng tín dụng theo thơng lệ quốc tế. Tuy có sự khác biệt và vẫn cịn một số hạn chế so với một số hệ thống xếp hạng khác trong ngành, nhưng hệ thống cũng đạt được những thành tựu nhất định và có thể tham khảo, học hỏi lẫn nhau giữa các hệ thống để có thể ngày càng hồn thiện hơn. Bên cạnh đó, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của OCB cũng đã phát huy hiệu quả vai trị của nó trong việc kiềm chế tỷ lệ nợ xấu ở mức nhất định, đảm bảo cho việc phát triển bền vững của ngân hàng.
Bài viết còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm đánh giá thực tiễn, đồng thời, hai tình huống khách hàng đưa ra chỉ là một điển hình để xem xét cách đánh giá và xếp hạng khách hàng tại các hệ thống xếp hạng tín dụng chứ chưa bao quát được toàn bộ hệ thống của OCB. Và do sự giới hạn trong công tác thu thập thơng tin từ các tổ chức tín dụng, nên bài viết sẽ khơng tránh khỏi được những thiếu sót, mong sẽ nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cơ để bài viết ngày càng hồn thiện.
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản cáo bạch phát hành cổ phiếu NHTM CP Phương Đông năm 2010 2. Báo cáo tài chính Cơng ty cổ phần Sơn Đơng Tây năm 2009 - 30/06/2010 3. Báo cáo thường niên NHTM CP Phương Đông năm 2010
4. Báo cáo tình hình hoạt động của Ban Kiểm soát và thẩm định báo cáo tài chính
NHTM CP Phương Đông năm 2011
5. Báo cáo tổng kết của OCB năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013
6. TS. Đào Minh Phúc (2012), GIỚI THIỆU MỘT SỐ MƠ HÌNH XẾP HẠNG TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG – GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NỢ XẤU
7. Lê Trâm (16/05/2012), OCB: NĂM 2012 TĂNG VỐN ĐiỀU LỆ LÊN 4,000 TỶ
ĐỒNG, Vietstock, tại địa chỉ http://vietstock.vn/2012/05/ocb-nam-2012-tang-von-dieu-le- len-4000-ty-dong-737-223097.htm
8. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2011), GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC), được download tại địa chỉ http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-tai-giai- phap-hoan-thien-xep-hang-tin-dung-doanh-nghiep-tai-tong-cong-ty-tai-chinh-co-phan- dau-k.1212996.html vào ngày 12/04/2013
9. Nguyễn Thành Huyên (2008), HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN
DỤNG CỦA VIETCOMBANK, được download tại địa chỉ
http://123doc.vn/document/27208-hoan-thien-he-thong-xep-hang-tin-dung-cua- vietcombank-pdf.htm vào ngày 28/03/2013
10. Nguyễn Đăng Nhật Phương (2010), XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TRONG VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CP NAM Á, được download tại địa chỉ http://luanvan.net.vn/luan-van/khoa-luan-xep-hang-tin-dung-noi-bo-trong-viec-quan- ly-rui-ro-tin-dung-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-nam-a-12439/ vào ngày 28/03/2013
11. Ts. Nguyễn Minh Kiều (2011), NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, Tái bản lần thứ hai, NXB Lao động - Xã hội
12. NHTM CP Phương Đông (17/09/2009), LỄ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TƯ VẤN XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ, Tin OCB, tại địa chỉ http://www.ocb.com.vn/newsdetail- lag-1-tid-1-id-667.html
13. SỔ TAY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Danh sách các ngành kinh tế trong Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Bảng PL 1.1: Danh sách ngành kinh tế
STT Ngành nghề
1 Nông, lâm, ngư nghiệp
2 Chế biến gỗ, sản phẩm sản xuất từ gỗ và lâm sản khác
3 Chế biến thuỷ hải sản
4 Khai khoáng
5 Sản xuất, chế biến và kinh doanh lương thực thực phẩm, đồ uống,
thức ăn chăn nuôi
6 May, sản xuất trang phục và da giấy
7 Sản xuất phân bón, hố chất cơ bản, hạt nhựa cao su tổng hợp
8 Sản xuất thuốc, hoá dược, dược liệu
9 Sản xuất thép
10 Sản xuất điện tử, máy vi tính quang học, thiết bị viễn thông
11 Sản xuất vật liệu xây dựng (trừ thép)
12 Sản xuất, phân phối điện, năng lượng, dịch vụ viễn thông
13 Xây dựng (thi công)
14 Kinh doanh bất động sản và cơ sở hạ tầng
15 Thương mại hàng tiêu dùng
16 Kinh doanh vận tải (đường bộ, hàng không, đường thuỷ)
17 Kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí
18 Kinh doanh dịch vụ giáo dục, y tế
19 Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tư vấn, giám sát, in ấn
20 Dệt - nhuộm
21 Thương mại sắt thép, vật liệu xây dựng
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN
Bảng PL 1.2: Xác định doanh nghiệp theo lĩnh vực/ ngành nghề của Vietcombank
Sản phẩm, lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp Ngành/
lĩnh vực
Nơng nghiệp và các dịch vụ có liên quan: Trồng trọt
Chăn nuôi Nông – lâm – ngư nghiệp
Lâm nghiệp và các dịch vụ liên quan:
Trồng rừng, cây phân tán; nuôi rừng, chăm sóc tự nhiên; khai thác và chế biến gỗ lâm sản tại rừng
Khai thác gỗ
Thu nhặt các sản phẩm hoang dã khác Vận chuyển gỗ trong rừng
Ngư nghiệp:
Đánh bắt thuỷ sản
Ươm, nuôi trồng thuỷ sản Các dịch vụ liên quan