VIGLACERA TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Phương hướng chung của Tổng công ty trong thời gian tới
Trong những năm qua, Tổng công ty đã đạt được những thành tựu to lớn,
các sản phẩm của Tổng công ty đa dạng, phong phú được thị trường chấp nhận.
Một số năm gần đây do thị trường vật liệu của Việt Nam có biến đổi và cạnh
tranh dữ dội, nhiều mặt hàng cung vượt quá cầu, hàng ngoại nhiều với chất lượng cao và giá thành hợp lý, nên nhiều sản phẩm của Viglacera tiêu thụ chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Viglacera. Trong thời gian tới
những tồn tại và khó khăn sẽ vẫn còn tiếp tục có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Lập chương trình phát triển của Tổng công ty từ năm 2003 đến 2010 là nhiệm vụ cấp bách để phát triển của Tổng công ty phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và để phát triển Tổng công ty thành một tập đoàn kinh tế mạnh, có sức
cạnh tranh cao trên thị trường vật liệu xây dựng tương lai. Để hoàn thành kế
hoạch của mình và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty đã chủ động xác định những tồn tại khó khăn cần được khắc phục, các thách thức cần
phải vượt qua đồng thời vạch ra phương hướng cụ thể cho mình trong thời gian
tới như sau:
Thứ nhất: Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ
tinh và gốm xây dựng ở trong nước đặc biệt là thị trường nông thôn, đối với các
mặt hàng chính, Tổng công ty quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu sau: Sứ vệ sinh: 40% thị phần nội địa
Gạch granite : 100% thị phần nội địa
Kính gương các loại: 80% thị phần nội địa
Vật liệu chịu lửa: 100% thị phần nội địa
Gạch gói thông dụng: 60% thị phần nội địa
Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản lượng toàn Viglacera trung bình hàng
năm giai đoạn 2001 đến 2005 là 28%, giai đoạn 2006 đến 2010 là 14% với số lượng cụ thể như sau:
Gạch ốp lát ceramic: 20- 22 triệu m2/năm
Gạch ốp lát granite: 8-11 triệu m2/năm
Sứ vệ sinh: 1- 1,3 triệu sp/năm
Kính xây dựng: 25 triệu m2/ năm
Vật liệu chịu lửa: 33.000 tấn/ năm
Sản phẩm từ đất sét nung: 700.000- 800.000 tấn/ năm
Thứ hai: Tăng cường đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, đa
dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để có thể chủ động tiêu thụ sản phẩm,
thu hồi và quay vòng vốn nhanh, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời
tranh thủ mọi thời cơ để có thể đi tắt vào các công nghệ và sản phẩm tiên tiến
nhất.
Thứ ba: Tăng cường công tác quản lý tài chính, tiết kiệm trong sản xuất, sử
dụng vốn có hiệu quả. Tiếp tục tăng cường công tác cổ phần hóa doanh nghiệp.
Áp dụng chế độ ký kết hợp đồng lao động và động viên người lao động làm tốt
công tác và nhiệm vụ được giao.
Củng cố và nâng cao hiệu qủa kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, thực
hiện tích tụ và tập trung vốn, chuyên môn hoá sâu và rộng, đi đầu trong công
cuộc hiện đại hoá và công nghiệp hoá trong sản xuất vật liệu thuỷ tinh và gốm
xây dựng.
Thứ tư: Phát triển đa dạng hoá các sản phẩm vật liệu thuỷ tinh và gốm xây
dựng nhưng mũi nhọn tập trung là các sản phẩm có chất lượng cao, giá trị lớn,
nguyên liệu để phát triển các loại vật liệu mới trong tương lai, đồng thời sản
xuất các mặt hàng có khả năng xuất khẩu cao ra thị trường nước ngoài. Đẩy
mạnh công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu, thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu
dài với các thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn như Bắc Mỹ, EU..
Thứ năm: Tăng cường công tác đánh giá lựa chọn và thẩm định dự án đầu tư thực sự có thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra với hiệu quả kinh tế cao, không
dàn trải việc đầu tư, gây căng thẳng cho công tác trả nợ, dần chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực xây dựng dân dụng, nhà ở, cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp.
Thứ sáu: Nâng cao hiệu quả liên doanh, liên kết, đa dạng hoá các quan hệ
hợp tác kinh tế và kỹ thuật, tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động. Phát triển sản xuất phải đảm bảo bền vững, lấy hiệu quả kinh tế
làm mục tiêu phấn đấu đồng thời phải gắn liền với hiệu quả xã hội, bảo vệ tốt tài
nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Thứ bảy: Phát triển Viglacera trên cơ sở nền tảng là phát huy nội lực và lấy
việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài tận dụng để các
nguồn lực chất xám của các viện nghiên cứu và các trường đại học.
2. Phương hướng hoạt động xuất khẩu của Viglacera trong thời gian tới
Đối với lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, Tổng công ty đặt ra những mục tiêu riêng phù hợp với các mục tiêu chung trong phương hướng phát triển của mình, cụ thể là:
Thứ nhất: Phát triển và mở rộng hơn nữa thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu bằng cách tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, cụ thể
kết hợp và đa dạng hóa các hình thức quảng cá, khuyến mại, bên cạnh đó mở
rộng hệ thống tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường nước ngoài.
Thứ hai: Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu, cải tiến mẫu mã sản phẩm,
chủ động thực hiện chào hàng sang những thị trường mới thông qua những đại
với tỷ trọng thích hợp, chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực có
lợi nhuận cao. Đồng thời, giảm bớt việc nhập ngoại các trang thiết bị, vật tư và
nguyên liệu sản xuất mà trong nước có thể đáp ứng nhằm giảm giá thành sản
phẩm xuất khẩu.
Thứ ba: Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác marketing và tiếp cận các đối tượng khách hàng khác nhau thông qua các cuộc triển lãm ở nước ngoài, thông
qua các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và một số văn phòng xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Đầu tư hỗ trợ các công cụ cần thiết trong nghiên cứu thị trường và giao dịch như kết nối mạng internet, lập văn phòng đại diện và
đại lý tại một số thị trường trọng điểm. Cần chú ý nghiên cứu sâu sát hơn các
thông tin về sản phẩm hàng hoá, đảm bảo trả lời cho phía khách hàng một cách
nhanh chóng và chính xác.
Căn cứ vào tốc độ đầu tư và phát triển sản xuất của Tổng công ty và các
đơn vị thành viên, sẽ xác định được tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu của
Viglacera từ năm 2002- 2005 như sau:
Bảng 15: Doanh thu xuất khẩu tới năm 2005
Đơn vị: tỷ VNĐ TT Sản phẩm 2003 2004 2005 1 Kính xây dựng 32,5 82,81 91,68 2 Sứ vệ sinh 23,1 35,1 42,24 3 Gạch ốp lát ceramic 14,9 27,36 45 4 Gạch ốp lát granite 7,7 15 25,83 5 Vật liệu chịu lửa 0,2 0,42 0,45
6 Ngói lợp các loại 1,4 0,68 1,28
7 Gạch lát đất sét nung 1,2 1,2 1,04 8 Gạch xây quy tiêu chuẩn 0,3 0,35 0,8 9 Gạch cotto 2 7,04 14
10 Sản phẩm khác 35 40 50
Tổng 118,3 210 272,3
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Viglacere năm 2005
Tóm lại, mục tiêu của Viglacere về chỉ tiêu kế hoạch doanh thu xuất khẩu qua các năm như sau:
Năm 2003: 118,3 tỷ đồng tương đương 7,63 triệu USD bằng 4,2% tổng
doanh thu.
Năm 2004: 210 tỷ đồng tương đương 13,5 triệu USD bằng 5,3% tổng
doanh thu
Năm 2005: 272,3 tỷ đồng tương đương 17,54 triệu USD bằng 7,1%
tổng doanh thu.
Ghi chú: Dự tính tỷ giá trung bình 1 USD = 15.500 VNĐ.
Thứ tư: Trong thời gian tới Viglacera sẽ lập ra một bảng giá chuẩn và thống nhất giữa tất cả các đơn vị trong Tổng công ty cho tất cả các loại sản
phẩm, tránh hiện tượng lộn xộn về giá cả hoặc những cạnh tranh nội bộ có thể
phát sinh giữa các đơn vị thành viên. Đồng thời có các giải pháp khuyến khích
xuất khẩu một cách đồng bộ và toàn diện đối với mọi đơn vị trong Tổng công ty.
Thứ năm: Phải xây dựng tên tuổi thương hiệu và uy tín của Viglacera và các sản phẩm của Viglacera trên thị trường thế giới. Đồng thời, xây dựng một bộ
máy chuyên làm công tác xuất khẩu có kiến thức giỏi ngoại ngữ, có năng lực tự
tin trong các mối quan hệ đối ngoại.
Muốn đạt được các mục tiêu lớn nêu trên, Viglacere cần có những giải
pháp cụ thể để cho hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty.
II. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY
VIGLACERE 1. Xây dựng giá bán
Nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong cạnh tranh trên thị trường là giá bán sản phẩm. Bên cạnh yếu tố chất lượng tốt thì giá bán phải hợp lý thì sản
phẩm mới có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Giá cả là một vấn đề mang
tính mấu chốt trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, dù là tiêu thụ nội địa
hay xuất khẩu. Do điều kiện giá xuất khẩu của Viglacera còn cao hơn nhiều so
với các nước khác trong khu vực nên việc xây dựng giá bán cho các đơn vị
thành viên trong Tổng công ty là hoàn toàn hợp lý. Việc định giá xuất khẩu phải được tính toán dựa trên giá bán trên thị trường thế giới. Trong khi mức giá này nhìn chung thường thấp hơn mức giá nội địa, tuỳ từng thị trường mà mức độ
chênh lệch khác nhau. Việc nghiên cứu đưa ra một bảng giá xuất khẩu hợp lý và
công khai đối với mỗi sản phẩm trên cơ sở mức giá sàn được Tổng công ty phê duyệt là hết sức cần thiết. Đồng thời áp dụng biện pháp nhằm giảm chi phí sản
xuất, qua đó giảm giá bán sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong
một số trường hợp, cần tính đến khả năng giảm giá bán xuống bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất để chiếm lĩnh một số thị trường trọng điểm. Do điều kiện
giá chào của Viglacera hiện nay còn quá cao so với giá bán các sản phẩm cùng loại trên thế giới. Trên cơ sở biểu giá này, phòng Marketing công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu cũng như mỗi đơn vị sản xuất sẽ có thể chủ động và linh hoạt chào hàng cho các đối tượng khách hàng khác nhau, tuỳ từng thị trường và điều
kiện thương mại cụ thể.
Để giải quyết vấn đề trên cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Các đơn vị có trách nhiệm xây dựng giá sàn xuất khẩu của đơn vị mình dựa
trên các yếu tố sau:
- Giá bán các sản phẩm cùng loại trên thế giới
- Hạch toán trên nguyên tắc cân bằng tài chính của doanh nghiệp dựa trên tỷ trọng của sản lượng xuất khẩu trong toàn bộ sản lượng của đơn vị theo phương châm lấy số đông bù số ít, lấy nội địa bù cho xuất khẩu.
- Căn cứ vào từng khu vực thị trường cụ thể, thậm chí vào từng khách
hàng cụ thể, kết hợp giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để có những quyết định
về giá mạnh bạo, quyết đoán nhằm thâm nhập cho bằng được thị trường mục tiêu đã định.
Căn cứ vào đề xuất của các đơn vị thành viên, Tổng công ty sẽ phê duyệt
một bảng giá sàn thống nhất theo giá FOB. Các đơn vị khi tiến hành chào hàng xuất khẩu cơ bản sẽ dựa vào bảng giá sàn do Tổng công ty ban hành. Trong các
trường hợp cần thiết đã nêu ở trên, đơn vị nào cần thiết bán dưới giá sàn thì phải
có giải trình cụ thể.
Bên cạnh việc hỗ trợ lãi suất xuất khẩu và các chính sách khác của nhà
nước, Tổng công ty cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa việc huy động quỹ
hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ thời gian đầu cho các mặt hàng chủ lực của Tổng
công ty.
Việc xây dựng giá sàn xuất khẩu nhằm mục hạ giá thành sản phẩm. Đồng
thời tránh được sự cạnh tranh giữa các đơn vị thành viên của Tổng công ty tại thị trường nước ngoài.
Nếu vệc thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho Tổng công ty có một bảng
giá sàn thống nhất, hợp lý hơn từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Viglcera
trên thị trường thế giới .
2. Xây dựng cơ cấu tổ chức
Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của
hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng là mô hình tổ chức của công ty đó có phù hợp với môi trường kinh doanh hay
không.
Theo đánh giá của Tổng công ty thì sự phối hợp giữa các bộ phận, đơn vị
thành viên trong Tổng công ty chưa chặt chẽ, chưa tạo lên một sức mạnh tập thể để có thể phát huy tối đa những khả năng và các cơ hội phát triển thị trường thế
giới. Do đó Viglacera cần phải xây dựng cho mình một mô hình tổ chức thích
hợp như sau:
2.1. Phòng Marketing Tổng công ty
Phòng Marketing là một bộ phận theo dõi chung toàn bộ hoạt động xuất
tin nhằm tham mưu cho Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo Tổng công ty về việc
xây dựng điều chỉnh và triển khai chiến lược xuất khẩu của toàn bộ các đơn vị,
thành viên trong Tổng công ty.
Có nhiệm vụ tập hợp và báo giá sàn xuất khẩu của các đơn vị và trình lãnh
đạo Tổng công ty phê duyệt một biểu giá sàn thống nhất cho tất cả các sản phẩm
của Tổng công ty. Hàng tháng tập hợp một số thông tin cơ bản về hoạt động
xuất khẩu của các đơn vị thành viên như: sản phẩm và thị trường, số lượng sản
phẩm, giá bán, tổng giá trị xuất khẩu báo cáo lên lãnh đạo Tổng công ty.
Có nhiệm vụ khai thác thông tin thị trường từ mạng Internet, tạp chí và các nguồn thông tin khác. Có nhiệm vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại các
quốc gia có tiềm năng xuất khẩu, thu thập thông tin về giá cước vận tải của các
hãng tới các khu vực trên thế giới và thông tin xuất khẩu cần thiết khác cung cấp cho các đơn vị khi cần.
Có nhiệm vụ theo dõi, báo cáo các hoạt động của các chi nhánh văn phòng
đại diện của Tổng công ty tại nước ngoài.
Chủ trì và phối hợp với các đơn vị thành viên, các chi nhánh thực hiện công
tác quảng cáo thương hiệu và sản phẩm của Viglacere tại thị trường nước ngoài: hội chợ, trên mạng, tạp chí, bảng biểu...
Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác về công tác xuất khẩu.
2.2. Các đơn vị thành viên:
Các đơn vị thành viên có sản phẩm có khả năng xuất khẩu phải thành lập
phòng ban, tổ xuất khẩu, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Các
công ty cần phải có bộ phận xuất khẩu gồm:
Công ty Thạch Bàn (đã có) Công ty sứ Thanh Trì (đã có)
Công ty gạch ốp lát Hà Nội (đã có) Công ty gốm xây dựng Hạ long
Công ty gạch granite Tiên Sơn
Công ty gạch men Thăng Long (đã có) Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu (đã có) Công ty sứ Việt Trì
Công ty gốm xây dựng Xuân Hoà
Xây dựng bảng giá sàn của đơn vị từ đầu năm cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh và được nằm trong cân đối tài chính chung của doanh nghiệp. Báo
cáo tổng công ty khi cần thay đổi bảng giá sàn trong quá trình thực hiện.
Chủ động tìm kiếm giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu với các