1. Các nhân tố quốc tế
Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi điều khiển của quốc gia. Có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động xuất khâư của doanh nghiệp. Có thể
kể đến các nhân tố:
* Môi trường kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu
xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của
thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư,
tình hình lạm phát , tình hình lãi xuất.
*Môi trường luật pháp
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa
các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của
một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu
của doanh nghiệp.
*Môi trường văn hoá xã hội
Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
doanh nghệp.
*Môi trường cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp,
các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường
xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh
nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.
2. Các nhân tố quốc gia
Đây là các nhân tố ảnh hưởng bên trong đất nước nhưng ngoài sự kiểm soát
của doanh nghiệp. Các nhân tố đó bao gồm:
*Nguồn lực trong nước
Một nước có nguồn lực dồi dào là điều kện thuận lợi để doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển xúc tiến các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Về mặt ngắn hạn, nguồn lực đuợc xem là không biến đổi vì vậy chúng ít tác động đến sự biến động của xuất khẩu. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc giầy dép...
*Nhân tố công nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, và mang lại nhiều lợi ích , trong xuất khẩu cũng mang lại nhiều kết quả cao.
Nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có
thể đàm phán với các bạn hàng qua điện thoại , fax.. giảm bớt chi phí, rút ngắn
thời gian. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin chính xác,kịp thời
.Yếu tố công nghệ cũng tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu. Khoa học công nghệ còn tác động tới lĩnh vực vận tải hàng hoá xuất khẩu, kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng...
*Cơ sở hạ tầng
Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Cơ sở
hạ tầng gồm : đường xá, bến bãi hệ thống vận tải , hệ thống thông tin,hệ thống
ngân hàng... có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động xuất khẩu.
*Hệ thống chính trị pháp luật của nhà nước
Nhân tố này không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp ở hiện tại mà cón ảnh hưởng trong tương lai. Vì vậy doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghệp phải có kế hoạch trong tương lai cho phù hợp.
Các doanh ngiệp ngoại thương khi tham gia hoạt động xuất khẩu cần nhận
biết và tuân theo các quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Do vậy doanh nghiệp cần lợi dụng các chính
sách của nhà nước về hoạt động xuất khẩu cũng như không tham gia vào các
hoạt động xuất khẩu mà nhà nước không cho phép.
*Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
Tỷ gía hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện
chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy
ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hướng đến hiệu quả xuất của doanh nghiệp.Để
biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá
hiện hành của nhà nước , theo dõi biến động của nó từng ngày. Doanh nghiệp
phải lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá tỷ giá chính thức được điều
chỉnh theo quá trình lạm phát.
*Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước
Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh
nghiệp, mặt khác nó cũng dìm chết các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh
tranh ở đây biểu hiện ở số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc các mặt hàng khác có thể thay thế được. Hiện nay, nhà nước Việt
Nam có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu do đó đôi khi
có sự cạnh tranh không lành mạnh.
3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác động làm thay đổi nó để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Bao gồm
các nhân tố sau:
*Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của doanh nghiệp
Là sự tác đông trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân
viên đến hoạt động tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Việc thiết lập cơ
cấu tổ chức của bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành của các cấp
lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Một doanh
nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý cách điều hành hoạt động kinh doanh sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
*Yếu tố lao động
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động
xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Trình độ và năng lực
trong hoạt động xuất khẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
*Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Một trong những yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động xuất của doanh
nghiệp là vốn . Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp
phải có vốn để thực hiên các mục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh
nghiệp vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo chiều hướng
khác nhau, tốc độ và thời gian khác nhau...tạo nên một môi trường xuất khẩu
phức tạp đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt,
những thay đổi này để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra
khi tiến hành hoạt động xuất khẩu
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẶT HÀNG THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG, TÌNH
HÌNH THỊ TRƯỜNG THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG TRONG THỜI
GIAN QUA
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật cuả ngành thuỷ tinh và gốm xây dựng
1.1. Khái niệm về mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng
Theo quan điểm hiện nay, tất cả các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ nào
được sản xuất phục vụ mục đích xây dựng đều thuộc phạm vi hàng thuỷ tinh
gốm xây dựng. Do vậy, sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng bao gồm rất nhiều
chủng loại khác nhau.
Từ mục đích sử dụng của nó là cơ sở để phân biệt sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng với các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ khác như gốm dân dụng,
gốm sứ mỹ nghệ...
1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành
Ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng là một ngành thuộc nhóm
xuất ra phục vụ cho ngành công nghiệp nói chung và nhu cầu của đại bộ phận
dân chúng nói riêng.
Hiện nay các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng được phân loại như sau:
* Sản phẩm thuỷ tinh xây dựng
Bao gồm các sản phẩm như: Các loại kính xây dựng( kính trắng, kính mờ,
kính an toàn, kính phản quang...), thuỷ tinh lỏng, sợi thuỷ tinh...Các sản phẩm
thuỷ tinh này chủ yếu nhằm phục vụ cho hoạt động xây dựng do đó qui trình sản
xuất, tính sử dụng của chúng hoàn toàn khác các sản phẩm thuỷ tinh khác như
thuỷ tinh mỹ nghệ thuỷ tinh y tế
* Sản phẩm gốm xây dựng
Bao gồm nhiều loại khác nhau. Ta có thể phân loại như sau:
Nhóm các sản phẩm gốm cao cấp: Bao gồm các sản phẩm như: sứ vệ sinh
gạch ngói trang trí, các loại gạch ốp lát, các loại gạch tráng men cao cấp khác.
Nhóm các sản phẩm gốm thô: Bao gồm các loại gạch ngói xây dựng thông
dụng như: gạch xây, gạch chống nóng, gạch mem rỗng, gạch chẻ, ngói lợp...
Nhóm các sản phẩm chuyên dụng: Bao gồm gạch chịu lửa chammot, gạch
cách nhiệt, gạch chịu lửa kiềm tính, bi nghiền và các loại bột vữa xây dựng tương ứng.
Cũng như các loại vật liệu xây dựng khác, các sản phẩm thuỷ tinh và gốm
sứ xây dựng có một đặc điểm chung là trọng lượng nặng, thể tích lớn, khó đóng
gói bảo quản và vận chuyển trong khi giá trị sản phẩm lại không cao. Chính do
đặc điểm đó mà việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây
dựng gặp nhiều khó khăn vì chi phí vận chuyển thường chiếm một tỷ lệ khá cao
trong giá thánh các sản phẩm. Mặt khác , để có được các sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng này không những đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật hiện đại mà còn có nhiều nguyên liệu như cát trắng cho sản xuất thuỷ tinh, đất sét, kaolin, cho sản xuất gốm sứ và nhiều nguyên vật liệu khác.
Do có nhiều đặc điểm riêng nên ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng
phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu. Vì vậy, hiện nay công tác phát triển
lĩnh vực khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ cho ngành rất được coi
trọng. Thông thường, để giảm giá thành các sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển
các thành phẩm, tránh các rủi ro, vỡ hỏng trong khi vận chuyển nên các nhà máy sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng thường được bố trí một cách
hợp lý gần nơi tiêu thụ. Đây cũng là cách phân bổ thường thấy trong các ngành sản xuất các sản phẩm có đặc trưng tương tự.
2. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng thời gian qua
2.1. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng Việt Nam
Theo số liệu báo cáo mới nhất của Vụ kế hoạch và thống kê Bộ xây dựng,
vào thời điểm đầu năm 2002 ở Việt Nam có 20 nhà máy sản xuất gạch ốp lát, 8
nhà máy sản xuất sứ vệ sinh cao cấp và hàng trăm nhà máy và các cơ sở sản xuất
gạch ngói thông dụng khác. Về lĩnh vực thuỷ tinh thì có 8 nhà máy trong đó có 2
nhà máy phục vụ ngành xây dựng là nhà máy kính Đáp Cầu và liên doanh kính nổi Việt Nam.
*Thị trường thuỷ tinh xây dựng
Trong giai đoạn này khi việc xây dựng nhà máy kính nổi đã được hoàn
thành và đi vào sản xuất đồng thời công tác đại tu sửa chữa nhà máy kính Đáp
Cầu cũng đã tiến hành xong nên sản lượng kính do trong nước đã đáp ứng được
phần lớn nhu cầu của thị trường. Giai đoạn 2000-2002, sản lượng sản xuất trong nước tăng và giữ ở mức ổn định đáp ứng 90% nhu cầu sử dụng trong nước. Tuy nhiên lượng kính nhập khẩu và nhập lậu qua đường tiểu ngạch vẫn ở mức cao và chủ yếu là các mặt hàng kính xây dựng Trung Quốc. Các mặt hàng này chiếm ưu thế bởi giá rẻ. Kính xây dựng Trung Quốc hiện đang chiếm từ 65%-70% thị
phần với mức giá từ 45000 - 52000 đồng/m2 (bao gồm cả thuế nhập khẩu) chỉ
bằng 60% so với giá kính sản xuất trong nước. Năm 2002 năng lực sản xuất kính trong nước đạt 34 triệu m2 nhập khẩu 4 triệu m2 trong khi nhu cầu là 40-45
triệu m2 nhưng do lượng kính nhập lậu quá lớn dẫn đến kính nội Việt Nam bị ép đến vỡ thị trường.Tính từ năm 1999 đến tháng 8/2002 Công ty liên doanh kính nổi đạt mức tồn kho kỷ lục 8 triệu m 2 , giá trị trên 170 tỷ đồng, Công ty kính Đáp Cầu tồn kho 0,8 triệu m 2 .. Tồn kho đồng nghĩa với việc mất thị trường. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2002 Việt Nam đã đánh mất 23% thị phần ở khu vực
Miền Bắc
*Thị trường gốm xây dựng
Trong giai đoạn hiện nay, sản lượng gốm xây dựng sản xuất trong nước về cơ bản đáp ứng được 90% nhu cầu trong cả nước. Theo báo cáo của bộ Xây
Dựng năm 2000 trong cả nước( kể cả liên doanh) đã sản xuất được 22,588 triệu
m2 gạch ốp lát, 2 triệu bộ sản phẩm sứ vệ sinh, tăng 60,2% so với năm 1999. Trong năm 2001 sản lượng gạch ốp lát cả nước đạt 30 triệu m2, tăng 32,75% so
với năm 2000. Trong khi nhu cầu xây dựng cơ bản là tăng ít nhưng tình hình cung ứng lại tăng lên gấp đôi. Do đó, mặt hàng gốm xây dựng không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất hiện tình trạng cung vượt quá cầu. Bên cạnh đó các sản phẩm gốm xây dựng của Trung Quốc lại tràn vào thị trường
Việt Nam. Các sản phẩm này tuy chất lượng kém hơn chút ít nhưng mẫu mã lại
phong phú, kiểu dáng hoa văn đẹp, giá cả hấp dẫn, giá gạch ốp lát của Trung
Quốc chỉ 45000- 54.000đ/m2 bằng 60% giá gạch nội địa.
Nhìn chung, việc cung ứng các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng tại
Việt Nam đã quá đủ để đáp ứng nhu cầu. Có thể nói thị này trường này đang ở giai đoạn ”khủng hoảng thừa”. Điều này chứng tỏ việc cần thiết phải tìm cho các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng một lối đi mở là hoàn toàn hợp lý.
2.2. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng thế giới
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuỷ tinh và gốm
xây dựng rất phát triển. Các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng đã được đầu tư xây dựng với thiết bị tiên tiến, dây truyền sản xuất hiện đại. Chất lượng tốt,
mẫu mã đẹp, đa dạng phong phú về chủng loại có thể đáp ứng đủ các nhu cầu về
Bảng 1: Tình hình sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng trên thế giới năm 2002
Tên nước Gạch ceramic (triệu m2) Sứ vệ sinh (triệu sản phẩm) Kính xâydựng (dây truyền) Toàn thế giới 2800 400 250 Trung Quốc 1800 109 126 Thái Lan 120 20 10 Malaysia 90 16 6 Hàn Quốc 92 19 6 Đài Loan 108 10 8 Ân Độ 124 17 12 Nhật Bản 146 11 5 Inđonesia 126 30 18
Nguồn: Nghiên cứu thị trường của Viglacera
Qua bảng số liệu trên ta thấy các nước có năng sản xuất các loại vật liệu
xây dựng chủ yếu ở Châu Á. Đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.. Đây cũng là các đối thủ cạnh tranh đáng gườm của Viglacera không chỉ tịa
thị trường nội địa mà còn cả trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Trung Quốc là một quốc gia có sản lượng sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng lớn nhất thế giới. Các sản phẩm gốm xây dựng của Trung Quốc
tuy chất lượng chưa cao nhưng mẫu mã lại phong phú, màu sắc đa dạng, giá