Mức độ đáp ứng phân loại nợ và trích lập dự phịng theo Basel

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng áp dụng các chuẩn mực basel tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 52)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BASEL

2.2 Đánh giá thực trạng đáp ứng các chuẩn mực của Hiệp ƣớc Basel tại hệ

2.2.3 Mức độ đáp ứng phân loại nợ và trích lập dự phịng theo Basel

Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng hiện nay Việt Nam đang áp dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, đƣợc sửa đổi bổ sung bằng Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, theo đó các TCTD phải thực hiện việc phân loại nợ (gồm 5 nhóm: Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn, Nhóm 2- Nợ cần chú ý, Nhóm 3- Nợ dƣới tiêu chuẩn, Nhóm 4- Nợ nghi ngờ, Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn) với 2 cách phân loại:

- Cách 1: Quy định tại điều 6, quyết định 493, việc phân loại nợ của ngân hàng căn cứ trên thời gian quá hạn của các khoản nợ.

- Cách 2: Quy định tại điều 7 với tiêu chí phân loại dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ.

Sau khi có kết quả phân loại nhóm nợ, các NHTM thực hiện trích lập dự phịng cho từng nhóm nợ với tỷ lệ lần lƣợt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Ngoài ra, các ngân hàng cịn phải thực hiện trích lập dự phịng chung cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 tới nhóm 4 với tỷ lệ 0,75%.

Từ nội dung của việc phân loại nợ nêu (điều 6 và điều 7 của Quyết định 493) nêu trên ta thấy bên cạnh việc NHNN đã ứng dụng Hiệp ƣớc Basel I trong việc yêu cầu các NHTM phải thực hiện trích dự phịng vốn để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, bù đắp những tổn thất của những khoản nợ quá hạn. NHNN đã từng bƣớc ứng dụng phƣơng pháp đơn giản của Basel II khi gắn kết phân loại nợ với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng thì Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN bộc lộ nhiều thiếu sót:

- Thứ nhất: Chƣa có quy định về dự báo, phòng ngừa. Việc phân loại nợ,

44

q hạn, việc giải trích lập dự phịng chỉ giải quyết cho những thiệt hại có thể nhận biết, chƣa có quy định dự báo phòng ngừa.

- Thứ hai: Tập trung vào yếu tố thời hạn, thiếu sự đánh giá các yếu tố ảnh

hƣởng đến hoạt động cơng ty nhƣ: tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh…Bên cạnh đó hạn chế trong việc phối hợp, chia sẽ thông tin giữa các NHTM.

- Thứ ba: có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng giữa các

nhóm (vd: nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%). Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của NHTM, điều này góp phần khiến nhiều NHTM chƣa thực hiện đúng công tác này, dùng nhiều biện pháp để các khoản nợ xấu nằm ở các nhóm nợ thấp.

- Thứ tƣ: theo quy định, trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ ngày quyết

định 493/2005/QĐ-NHNN có hiệu lực (tức là đến năm 2008), TCTD phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lƣợng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD. Tuy nhiên sau gần 6 năm thực hiện hiện chỉ có một số NHTM đáp ứng quy định tại Điều 7, Quyết định 493.

- Thứ năm: có sự chênh lệch khá lớn giữa cách phân loại nợ xấu theo tiêu

chuẩn trong nƣớc và quốc tế, bởi các ngân hàng Việt Nam hiện nay chỉ xếp phần nợ đến hạn khơng trả đƣợc vào nợ xấu, phần cịn lại của các khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả đƣợc thì tồn bộ khoản nợ phải đƣợc xếp vào nợ xấu, điều này khiến cho mức nợ xấu của Việt Nam tăng cao đáng kể nếu phân loại lại theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngồi ra, một số ngân hàng cịn biến nghiệp vụ gia hạn nợ thành hình thức để giảm tỷ lệ nợ xấu do nợ gia hạn khơng đƣợc tính vào nợ xấu.

Thực tế việc trích lập dự phòng tại các NHTM trong những năm gần đây chỉ làm ở mức lấy lệ, thực chất nhiều NHTM chƣa thực hiện đúng việc phân loại và

45

trích lập dự phịng rủi ro vì việc trích lập dự phịng rủi ro nhiều sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng cũng nhƣ hình ảnh và uy tín của ngân hàng.

Bảng 2.7: Dự phòng rủi ro/ nợ quá hạn và nợ xấu 2011 -2012

Đơn vị: tỷ đồng, %

Nhóm TCTD Năm 2011 Năm 2012 Dự phòng/ nợ xấu Dự phòng/nợ quá hạn

Dự phòng Nợ xấu Dự phòng Nợ xấu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011 NHTM NN 23.208 23.571 30.475 37.090 98,46% 82,17% 20,36% 18,14% NHTM CP 9.066 13.508 12.616 21.283 67,12% 59,28% 29,82% 21,2% NHLD, NNg 2.558 2.487 3.619 3.964 102,86% 91,29% 26,45% 29,41% Cty TC, CTTC 5.252 8.835 11.397 14.706 59,45% 77,5% 32,12% 56,05% Toàn ngành 40.084 48.400 58.107 77.042 82,82% 75,42% 23,52% 22,34% Nguồn: www.ub.com.vn (http://ub.com.vn/threads/19200-Ban-bao-cao-cua-Uy-ban-giam-sat-tai-chinh-quoc-gia.html)

Bức tranh toàn cảnh của chất lƣợng tín dụng tại Việt Nam thấy nợ xấu gia tăng trong khi trích lập dự phòng rủi ro thấp thấp. Tổng số dƣ dự phịng rủi ro tín dụng của tồn hệ thống năm 2012 là 58.107 tỷ đồng, bằng 22,34% nợ quá hạn và 75,42% nợ xấu. Theo báo cáo của UBGSTCQG nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập đủ dự phịng rủi ro theo đúng quy định, kết quả kinh doanh của sau điều chỉnh, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/ nợ xấu của tồn hệ thống TCTD giảm mạnh, từ mức 75,42% theo báo cáo xuống còn 18,11%. Nguyên nhân là do các TCTD không thực hiện đúng việc phân loại nợ và che giấu dƣ nợ, nợ xấu dƣới các hình thức khác, dẫn đến trích lập dự phịng rủi ro khơng đủ… trong khi các khoản đầu tƣ này lại có mức độ rủi ro cao hơn do quy trình thẩm định, theo dõi và giám sát khoản vay lỏng lẻo, một số TCTD cố tình che giấu nợ xấu, khơng trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định, nhằm ghi nhận lợi nhuận cao nhiều TCTD sẽ giảm mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng áp dụng các chuẩn mực basel tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)