Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nguyên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 49 - 52)

5. Bố cục của luận văn

1.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a) Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất:

- Hệ thống chỉ tiêu chung về thực trạng phát triển KTTT như số lượng, quy mơ, cơ cấu loại hình trang trại.

- Hệ thống chỉ tiêu về tình hình cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, như đất đai, lao động, vốn, trình độ chủ trang trại, cơ sở vật chất kỹ thuật,…

- Hệ thống về chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của các trang trại như giá trị sản xuất, chi phí trung gian, gía trị gia tăng, giá trị sản phẩm hàng hoá, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận,…

+ Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của từng ngành, từng đơn vị được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (thường là 01 năm).

Đối với gia súc, gia cầm tính bằng sản lượng nhân với giá bán.

Đối với cây ngắn ngày hoặc dài ngày tính bằng sản lượng nhân với giá bán.

GO =   n i QiPi 1 ;

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i; Pi là đơn giá loại i.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với cây lâm nghiệp, do đặc điểm của cây lâm nghiệp là chu kỳ kinh doanh dài ngày thường tính từ 7-8 năm thậm chí đến 15-20 năm (nếu là rừng kinh tế). Việc trồng cây rừng khơng những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn có ý nghĩa rất lớn về mặt phịng hộ và mơi trường sinh thái, nên đánh giá đúng giá trị của rừng là việc làm cần thiết. Giá cây đứng được tính theo phương pháp sau:

Gcđ = Gb2 - (Ckt + Ccv) - Tdt. Trong đó:

Gcđ giá bán cây đứng (đ/m3).

Gb2 giá bán lâm sản tại nơi tiêu thụ (đ/m3 ).

Ckt Chi phí khai thác; Ccv chi phí vận chuyển lâm sản từ rừng đến nơi tiêu thụ (đ/m3

). Tdt Thuế phải nộp (đ/m3

).

Công thức này không phân biệt lâm sản ở rừng tự nhiên hay rừng trồng hoặc giá trị cây lâm nghiệp trong phương thức nông lâm kết hợp.

+ Chi phí trung gian (IC): Là tồn bộ các khoản chi phí vật chất như chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí dịch vụ phục vụ cho sản xuất (trừ khấu hao TSCĐ + thuế).

IC =   n j CjPj 1

Trong đó: Cj là số chi phí đầu tư thứ j. Pj là đơn giá loại j.

+ Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong năm hay trong một chu kỳ SXKD.

VA = GO - IC + Thu nhập hỗn hợp (MI)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thu nhập hỗn hợp là thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm cả công lao động và lợi nhuận sản xuất.

b) Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất đai:

+ Giá trị sản xuất/diện tích; + Giá trị gia tăng/diện tích; + Thu nhập hỗn hợp/diện tích.

Các chỉ tiêu này nói lên việc các trang trại sử dụng đất có hiệu quả hay khơng?

c) Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn:

+ Giá trị sản xuất/vốn đầu tư; + Giá trị gia tăng/vốn đầu tư; + Thu nhập hỗn hợp/vốn đầu tư; + Giá trị sản xuất/chi phí trung gian; + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian; + Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian.

Chỉ tiêu này cho biết lượnh vốn đưa vào sản xuất đạt hiệu quả cao hay không?

d) Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động:

+ Giá trị sản xuất/lao động gia đình; + Giá trị gia tăng/lao động gia đình; + Thu nhập hỗn hợp/lao động gia đình.

e) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:

Mức đóng góp của trang trại vào ngân sách nhà nước hoạt động SXKD của trang trại là bao nhiêu như thuế sử dụng đất, thuê nông lâm sản phẩm… kinh tế trang trại đã giải quyết được việc làm cho bao nhiêu lao động? Thu nhập bình quân một lao động/tháng?

g) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt môi trường:

Gồm các chỉ tiêu về bảo vệ sự đa dạng về mặt sinh học, sự cân bằng sinh thái, chống xói mịn đất, lũ lụt, tăng độ che phủ cho đất...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nguyên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)