Các giải pháp chung cho các loại hình trang trại

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nguyên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 112 - 114)

5. Bố cục của luận văn

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh

3.3.1. Các giải pháp chung cho các loại hình trang trại

3.3.1.1. Giải pháp về đất đai

Các cấp, các ngành cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho các dự án chế biến, dịch vụ và mở rộng diện tích cho các trang trại. Thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích của các ngành về lĩnh vực nông nghiệp. Triển khai cấp giấy chứng nhận kinh trế trang trại đối với số trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất. Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang trang trại chuyên canh hoặc kết hợp. Khi hết thời hạn tiến hành giao lại ruộng đất có điều chỉnh theo hướng tập trung, quy mơ diện tích lớn, tạo điều kiện để các hộ dân an tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại.

3.3.1.2. Giải pháp về đầu tư và vốn

Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn với phát triển kinh tế trang trại như: thành lập quỹ cho vay kinh tế trang trại từ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, quy định lãi suất và thời hạn cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp lý, cần phát triển hình thức cho vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng.

3.3.1.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ

Việc đầu tiên là cần chú trọng công tác thông tin khoa học và công nghệ cho các chủ trang trại. Hiện nay ngành nông nghiệp chỉ hoạt động khuyến nông chung cho nông dân cả nghèo lẫn giàu. Đã đến lúc cần tập trung công tác khuyến nông riêng đối với các hộ nơng dân có trang trại là những người sẽ đi tắt đón đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Tổ chức các câu lạc bộ khuyến nông cho các chủ trang trại theo ngành sản xuất như các trang trại sản xuất lúa hàng hoá, sản xuất chè, cây ăn quả, chăn nuôi,… với qui mô vừa và lớn, khối lượng hàng hoá nhiều ở từng địa phương, đi vào từng chuyên đề thiết thực.

3.3.1.4. Giải pháp về lao động và nguồn nhân lực

Cần nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, hộ gia đình, cá nhân cụ thể: Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế trang trại không chỉ cho các chủ trang trại mà còn cho cả những người có nguyện vọng và có khả năng trở thành chủ trang trại. Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cần hướng vào những vấn đề của kinh tế trang trại, xu hướng phát triển trang trại, các chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển kinh tế trang trại đặc biệt là các kiến thức về tổ chức, quản trị kinh doanh trong các trang trại như xác định hướng kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

3.3.1.5. Giải pháp về môi trường tư pháp

Tiến hành đăng ký kinh doanh cho các trang trại có đủ điều kiện. Đăng ký kinh doanh cho trang trại gia đình là một việc làm hợp lý và hết sức cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.1.6. Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại

Thực hiện quản lý nhà nước đối với quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại, nhằm định hướng phát triển và đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của loại hình kinh tế trang trại, khắc phục tình trạng phát triển mang tính tự phát tích tụ ruộng đất tràn lan.

3.3.1.7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

- Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng khâu bảo quản nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch.

- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nơng sản.

- Cần khuyến khích, hỗ trợ cho sự ra đời của các cơ sở chế biến nông sản như cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Chế biến hoa quả mơ, chuối, nhãn, vải...

Tóm lại: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tới có

ý nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết lần thứ X Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Chính vì vậy, chương trình này cần được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở một cách đồng bộ, tạo sự đột phá quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nguyên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)