Giải pháp cho nhóm trang trại

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nguyên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 114 - 117)

5. Bố cục của luận văn

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh

3.3.2. Giải pháp cho nhóm trang trại

3.3.2.1. Lĩnh vực trồng trọt

Nên tập trung vùng ven đơ thị, vùng có lợi thế so sánh cao; đồng thời chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp, khơng chủ động được nước tưới sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển mạnh thuốc lá, đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen, lạc và mía... trên cơ sở sử dụng giống mới và sản xuất theo dây truyền công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

Trồng thâm canh, tạo vành đai thực phẩm cho thị xã đối với các loại rau, đậu theo hướng sạch; trồng hoa thương phẩm các loại phục vụ cho nhu cầu thị trường.

Về cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày tập trung phát triển tính tới nhu cầu thị trường các loại cây như hồng không hạt, cam, quýt, chè,... trên cơ sở giống mới và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến: hình thành 1000 ha cam, quýt nguyên liệu tại Thị xã Bắc Kạn; Bạch Thông; Chợ Đồn; Chè Shan tuyết và chè chất lượng cao; Vùng trồng đỗ tương, thuốc lá, khoai môn 700 ha tại Bạch Thông, Ba Bể, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới; 500 ha Hồng không hạt tại Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn;

3.3.2.2. Lĩnh vực chăn nuôi

Tiếp tục sử dụng con giống tốt trong nước, khuyến khích các chủ trang trại, doanh nghiệp nhập nguồn gien, giống có năng suất chất lượng cao: Chương trình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng giống bị lai Sind; chương trình móng cái hố đàn lợn nái, ni lợn hướng lạc, lợn siêu lạc; phát triển đa dạng đàn gia cầm trong chăn nuôi.

Hai là về thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi và nhà máy chế biến phải ký hợp đồng, bảo đảm cung cấp ổn định và chất lượng thức ăn tốt.

Ba là công nghệ chuồng trại, người chăn nuôi phải nghiên cứu các mẫu chuồng trại, áp dụng các loại máng ăn, uống, phù hợp với từng vật nuôi.

3.3.2.3. Lĩnh vực lâm nghiệp

Đối với diện tích rừng nghèo kiệt, khuyến khích các tổ chức, cá nhân cải tạo và trồng lại rừng để nâng cao giá trị sử dụng rừng và đất rừng. Đối với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

diện tích đất trống, thu hút đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng tạo vùng nguyên liệu tập trung, theo hướng đầu tư thâm canh gắn với công nghiệp chế biến, kết hợp sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Lồi cây chính cho trồng rừng sản xuất: Keo, thơng, mỡ, trúc... để tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất ván MDF, ván ghép thanh, sản xuất giấy. Diện tích trồng rừng nguyên liệu khoảng 40 nghìn ha tập trung ở các huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Ba Bể để sản xuất các mặt hàng đồ mộc gia dụng, vật liệu xây dựng và đồ gỗ mỹ nghệ.

Đầu tư trồng 10 nghìn ha trúc sào ở thị xã Bắc Kạn, Ba Bể, Pác Nặm để có thể sản xuất 4-5 triệu trúc đoạn/ năm.

Đầu tư trồng rừng theo cơ chế sạch (CDM) trên diện tích đất trống, đồi núi trọc ở các huyện Pác Nặm, Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì, Chợ Đồn, Chợ Mới, Bạch Thơng.

3.3.2.4. Lĩnh vực thuỷ sản

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các hồ chứa, hồ tự nhiên và nuôi cá lồng trên các sông, suối. Trong nuôi thủy sản sử dụng giống mới như cá rơ phi đơn tính, bảo tồn và phát triển các loại giống thuỷ sản quý hiếm tại địa phương, như cá chạch sông, cá bống, cá lăng, cá võng Hồ Ba Bể.

Nghiên cứu giúp các địa phương, các chủ trang trại, các hộ gia đình ni trồng thủy sản xây dựng phương án đổi đất dồn ao để tạo điều kiện cho việc hình thành các trang trại thủy sản sản xuất tập trung với quy mô lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư nuôi thâm canh cơng nghiệp. Có chính sách thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản để hình thành nên các cơ sở sản xuất thủy sản tập trung. Đây chính là những mơ hình ni trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, để cho các chủ trang trại, các hộ gia đình tham quan học tập; đồng thời cũng là cơ sở dịch vụ đầu vào con giống, thức ăn,... và tiêu thụ sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nguyên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)