Nguồn: Tài liệu khảo sát Travel Strength 998, American Tourism Organization.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chất lượng dịch vụ hệ thống khách sạn 3 5 sao của saigontourist trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 84)

Loại hình quảng cáo Hiệu quả (%) Tạp chí chun đề 29

Website 28

Gởi thư trực tiếp 16 Tiếp thị đến các hãng

lữ hành 8

Tạp chí phổ thơng 7

Báo chí 4

Tivi 4

trình ẩm thực. Đồng thời có thể lập một trạm du lịch nhỏ ở khu vực “Ga đến – Arrival Terminal” của Sân bay để cung cấp thông tin du lịch của công ty.

Thông tin quảng cáo của Saigontourist cũng nên được đặt trong các phương tiện vận chuyển khách hàng của Tổng công ty, các tập san du lịch và tạp chí của cơng ty hàng khơng.

Xây dựng khách sạn đạt chuẩn 5 sao để tham gia vào thị trường dịch vụ du lịch MICE đầy tính cạnh tranh nhưng lại rất cần thiết cho tương lai khi việc xúc tiến du lịch Việt Nam gặt hái được những thành tựu hơn.

Đánh giá chất lượng dịch vụ định kỳ để nhận dạng được những hạn chế trong chất lượng dịch vụ và sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.

4.4 Kiến nghị các giải pháp vĩ mô:

Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang phát triển cùng với chiến lược tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì ngành cũng có những hạn chế làm kiềm hãm sự tăng trưởng của ngành so với tiềm năng hiện có do đó, theo thống kê thì khách du lịch quốc tế chỉ lưu lại Việt Nam trong thời gian rất ngắn (bình quân là 2.1 ngày) so với các quốc gia trong khu vực. Vậy, làm sao thu hút và giữ chân du khách?

Ngun Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nhìn nhận rất chính xác về “Ba thiếu” cho sự phát triển của ngành du lịch “Thiếu tri thức, thiếu tính chuyên nghiệp, và

thiếu văn hóa ứng xử của người làm du lịch”. Do đó, cần có những giải pháp vĩ mơ

Những hạn chế trên là rào cản cho sự phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế nói chung. Xin kiến nghị một số giải pháp sau:

Tổng cục Du Lịch và Cục Xúc tiến Du tiến hành nghiên cứu thị trường (sử dụng các công ty chuyên gia trong lĩnh vực này) để nhận dạng chính xác không chỉ nhu cầu của khách du lịch mà xác định được chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam. Công tác này là vô cùng cần thiết để xây dựng một chiến lược phát triển du lịch dài hơi cụ thể và có hiệu quả.

Sử dụng kết quả nghiên cứu thị trường, liên kết với các tổ chức kinh doanh du lịch và các đối tác nước ngoài đang cùng hợp tác du lịch để tiến hành chương trình xúc tiến quảng bá du lịch đồng bộ và ấn tượng ở những thị trường tiềm năng Ỉ nâng cao mức độ nhận biết và tạo ấn tượng tốt về hình ảnh đất nước con người Việt Nam, từ đó cuốn hút khách du lịch tìm đến Việt Nam.

Hoạch định một cách chặt chẽ, toàn diện và dài hạn các sự kiện, các chương trình lễ hội phục vụ du lịch để tạo thời gian dài cho cơng tác quảng bá chương trình trên các kênh thơng tin của nước ngồi cũng như hồn thiện cơng tác chuẩn bị đón khách của các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước.

Thành lập Bộ phận xúc tiến du lịch tại các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở các quốc gia có thị trường khách tiềm năng như Nhật, Mỹ, Đức, Nga,..

Liên kết với các sân bay trong nước và quốc tế để trưng bày hình ảnh du lịch Việt Nam cùng các thơng tin về các chương trình du lịch.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xin giấp phép đầu tư, thủ tục cấp thị thực và xuất nhập cảnh. Đầu tư kỹ thuật để hổ trợ sự quá tải của bộ

phận hải quan sân bay. Có chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ và năng lực phục vụ cho hải quan sân bay.

Bộ Giao thông Vận tải nên liên kết với các ngành hữu quan cùng nghiên cứu và nâng cấp đồng bộ những tuyến đường trung tâm nhằm tránh các sửa chữa đơn lẻ vừa khơng thể giải quyết rốt ráo tình trạng giao thơng xuống cấp vừa không mang lại hiệu quả kinh tế do vấn nạn đầu tư lớn – thất thoát nhiều hiện nay.

Đầu tư nâng cấp các điểm du lịch như bảo tàng lịch sử.., xây dựng biểu tượng quốc gia – cơng trình kiến trúc, văn hóa và là niềm tự hào của người Việt Nam, đây cũng là điểm hấp dẫn du khách và tạo nguồn thu từ các hoạt động bán hàng lưu niệm.

Phát triển phố người Hoa – China Town vốn sầm uất thành khu vực ẩm thực và thương mại.

Tái nâng cấp sở thú Saigon, đa dạng hóa các chủng loại động thực vật, tiến đến xây dựng lại cơng trình này thành một “Safari” của TPHCM

Tạo điều kiện thuận lợi mở rộng đa dạng hóa các loại hình giải trí tại các khu vực trung tâm dưới sự giám sát của các ban ngành liên quan.

Có chính sách giá phù hợp cho khách quốc tế, tiến đến bãi bỏ chính sách 2 giá trong các loại hình giải trí và phương tiện giao thơng để khơng tạo sự phân biệt.

Tiến hành giáo dục về nhận thức văn hóa du lịch trên các phương tiện thơng tin. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn, mang tính đặc thù của từng vùng.

Trên đây là những giải pháp vĩ mô kiến nghị để giải quyết rào cản cho sự phát triển du lịch TPHCM, thành phố trẻ có hoạt động kinh tế – văn hóa sơi động nhất Việt Nam. Mặc dù TPHCM có những thuận lợi riêng nhưng vẫn khơng nằm ngồi những hạn chế trên, nên chúng tôi không tiến hành phân tích thêm.

Tựu trung lại, trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, phạm vi du lịch ngày

càng được mở rộng. Để tiến xa hơn trong quan hệ ngoại giao và kinh tế, Việt Nam đang điều trần những phiên cuối cùng để giành chiếc vé gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) – sân chơi chung đầy rẫy cạnh tranh của các nhà kinh doanh trên thế giới, đồng thời tiến tới một Hiệp định chung về miễn thị thực trên toàn khu vực ASIAN. Những cơ hội này sẽ mở ra một cánh cửa rộng lớn hơn cho thị trường du lịch Việt Nam. Nắm bắt được những cơ hội và khắc phục những hạn chế sẽ tạo thuận lợi hơn cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng nhanh chóng bắt kịp nhịp tăng trưởng của khu vực ASEAN, trở thành một trong những điểm đến hấp dẩn và lôi cuốn trong thị trường du lịch đầy tiềm năng và cạnh tranh cao này.

KẾT LUẬN

Saigontourist là Tổng Công ty hàng đầu trong kinh doanh dịch vụ du lịch của Việt Nam, và vừa trở thành thành viên của tập đoàn quản lý du lịch toàn cầu Radius. Với những thuận lợi của mình cùng chiến lược kinh doanh đúng đắn đã và đang áp dụng hiện nay sẽ Saigontourist sẽ cùng ngành du lịch đầu tư khai thác có hiệu quả “Vẻ đẹp tiềm ẩn – Hidden Charm” đúng như khẩu hiệu mới của du lịch Việt Nam. Yù thức không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ sẽ giúp hệ thống khách sạn của Saigontourist tự hồn thiện mình để góp phần phấn đấu đưa ngành du lịch Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và thân thiện, nhằm đạt tới mục tiêu thu hút 6 triệu du khách quốc tế vào những năm 2010.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chất lượng dịch vụ hệ thống khách sạn 3 5 sao của saigontourist trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)