Nắn chỉnh bằng tay

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em theo phương pháp Ponseti (Trang 57 - 61)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.4.2. Nắn chỉnh bằng tay

Trước khi bó bột, nắn chỉnh bằng tay khoảng 2-3 phút cho mỗi bàn chân. Nắn nhẹ nhàng tránh làm đứa bé đau và giẫy giụa. Các biến dạng được nắn chỉnh cùng lúc ngoại trừ biến dạng thuổng.

Cố định xương sên: bằng cách đặt ngón cái trên đầu xương sên

(hình 2.1), ngón trỏ cùng bàn tay đặt sau mắt cá ngoài. Điều này cố định khớp cổ chân hơn khi bàn chân dang bên dưới cổ chân, tránh dây chằng mác gót sau kéo xương mác ra sau trong khi nắn.

Nắn chỉnh: Bước đầu tiên là nắn nửa

trước bàn chân thẳng trục theo nửa sau bàn chân để chỉnh sửa biến dạng lõm (hình 1.10). Bước tiếp theo là giạng bàn chân và kéo giãn dọc trục bằng bàn tay khác trong tư thế ngửa mà khơng gây ra khó chịu cho đứa bé (hình 2.1). Động tác kéo giãn dọc trục bàn chân giúp nắn chỉnh biến dạng lõm và khép hiệu quả

hơn do tác động trực tiếp lên dây chằng Hình 2.1: Nắn chỉnh bằng tay. “Nguồn: BN nghiên cứu”

Hình 2.2: Vật liệu bó bột. (tư liệu)

chày ghe và gót ghe; đây là cách nắn cải biên phương pháp Ponseti. Giữ tư thế nắn chỉnh với áp lực nhẹ nhàng trong khoảng 60 giây.

Bó bột:

 Người nắn chỉnh và giữ bàn chân ở tư thế nắn chỉnh để bó bột đứng cùng bên với bàn chân được nắn chỉnh. Vị trí này giúp giữ bàn chân ở tư thế ổn định trong q trình bó bột.

 Sử dụng gòn thấm nước 5- 7,5cm và bột thạch cao 5- 7,5cm (hình 2.2). Bột sợi thủy tinh được sử dụng tăng cường bên ngoài bột thạch cao đối với một số trẻ lớn hoặc chỉ có bột sợi thủy tinh đối với một số trường hợp sau khi cắt gân.

 Bàn chân ở tư thế nắn chỉnh tối đa trước khi bó bột (hình 2.3A).  Quấn gịn: lớp gịn mỏng, chặt (hình 2.3B). Gịn quấn trùm lên các

ngón tay của bàn tay giữ tư thế nắn chỉnh bàn chân nằm bên dưới và tiếp tục giữ nguyên vị trí trong lúc bó bột; kỹ thuật này là cải biên phương pháp Ponseti.

 Quấn bột chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu bó dưới gối (hình 2.3C); uốn khuôn bột trong q trình bó bột được thực hiện bởi cả tác giả và kỹ thuật viên (hình 2.3D), chờ đến khi bột cứng (2.3E) thì tiếp tục. Giai đoạn thứ hai là bó bột tiếp lên đùi (hình 2.3F); thường dùng vài lớp nẹp bột dọc trước gối ở tư thế gấp 900 (hình 2.3G).  Chỉnh sửa bột: cắt bằng kéo phần bột thừa ở mặt lưng ngón chân đến

Hình 2.3: Các bước bó bột.

“Nguồn: BN nghiên cứu”

A B C

D E F

 Thay bột mỗi 5-9 ngày. Trung bình có 4 lần bó bột; lần 1 chỉnh biến dạng lõm, lần 2 và 3 chỉnh khép và vẹo trong, lần 4 cắt gân gót chỉnh biến dạng thuổng (hình 2.4). Nếu cắt gân gót thì giữ bột 3-4 tuần.  Trước đây, tháo bột được thực hiện tại phòng bột với máy cưa bột.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bị đứt da nên gần đây chúng tôi hướng dẫn cho người nhà tự tháo bột vào đêm hôm trước khi tái khám (nếu bệnh nhi ở xa) hoặc trước khi đến tái khám (nếu bệnh nhi ở thành phố hoặc vùng lân cận) bằng cách ngâm trong nước ấm đến khi bột mềm thì lột từng lớp hoặc cắt bằng dao, kéo; đây cũng là cải biên phương pháp Ponseti.

Hình 2.4: Các lần bó bột.

“Nguồn: BN nghiên cứu”

Lần 1: chỉnh biến dạng lõm Lần 2: chỉnh khép Chân khoèo 2 bên

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em theo phương pháp Ponseti (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)