Các đặc điểm của trẻ liên quan đến BCK 1 Giớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em theo phương pháp Ponseti (Trang 102 - 103)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.2. Các đặc điểm của trẻ liên quan đến BCK 1 Giớ

4.1.2.1. Giới

Tỉ lệ BCK ở trẻ trai (69,1%) vượt trội so với trẻ gái (30,9%). Đặng Thị Kim Hương [9] cũng ghi nhận số trẻ trai (59,8%) nhiều hơn hẳn so với trẻ gái (40,2%) mặc dù số liệu bao gồm cả BCK bệnh lý. Trong khi đó Nguyễn Thị Phương Tần [12] báo cáo số liệu trẻ trai và gái gần bằng nhau, 51,1% so với 48,9%, có thể là do tác giả tổng hợp các biến dạng của bàn chân và được gọi là “BCK”. Tỉ lệ BCK nhiều hơn hẳn ở trẻ trai so với trẻ gái đã được ghi nhận trong nhiều báo cáo ở nước ngoài [29],[30],[43],[66],[68],[99].

Bảng 3.1 cũng đã cho thấy trẻ trai là 1 yếu tố nguy cơ của BCK với TSSC = 1,75 và KTC 95% = 1,17 – 2,61. Theo Kancherla V. [66], cả phân tích thơ và phân tích điều chỉnh đều cho thấy nguy cơ vượt trội của BCK bẩm sinh vô căn ở trẻ trai, và Parker S. [84] đã xác định trẻ trai liên quan chặt chẽ với BCK (TSSC=1,67; KTC95%=1,58-1,76). Trong nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của BCK bẩm sinh vô căn tại Tây Úc, Carey M. và cộng sự [29] đã xác định giới tính (trẻ trai) và chủng tộc (thổ dân) là những yếu tố nguy cơ.

4.1.2.2. Tuổi thai

Bảng 3.2 đã cho thấy sanh thiếu tháng (< 37 tuần) có nguy cơ BCK cao hơn sanh đủ tháng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê với TSSC = 1,88 và KTC 95% = 0,88 – 4,15. Theo Parker S. [84], sanh non liên quan chặt chẽ với

BCK bẩm sinh vô căn. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu không đề cập đến sanh thiếu tháng như yếu tố nguy cơ như nghiên cứu của Kancherla V. [66] chỉ chọn chứng và bệnh sanh đủ tháng để hạn chế những sai lệch về phương pháp trong những nghiên cứu khác hoặc như nghiên cứu của Carey M. [29] đề cập đến thời gian mang thai kéo dài là một trong những yếu tố gây gị bó trong tử cung.

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em theo phương pháp Ponseti (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)