CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1.3.5. Khu vực mẹ sinh sống
Các khu vực được phân chia theo vùng địa lý là Thành phố Hồ Chí Minh, miền Tây, miền Đơng (gồm cả Bình Thuận), Tây Nguyên (từ Gia Lai trở vào). Bảng 3.9 cho thấy mẹ sinh sống tại các tỉnh nguy cơ BCK tăng rõ rệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với TP. Hồ Chí Minh như miền Tây với TSSC = 2,22 và KTC 95% = 1,39 – 3,55, miền Đông với TSSC = 1,97 và KTC 95% = 1,21 – 3,23, và Tây Nguyên với TSSC = 3,68 và KTC 95% = 1,74 – 7,79. So sánh giữa các khu vực ngoại trừ Thành phố Hồ Chí Minh thì xu hướng bị BCK giảm so với Tây Ngun nhưng khơng có ý nghĩa thống kê nếu mẹ sinh sống tại miền Đông với TSSC = 0,53 và KTC 95% = 0,25 – 1,14 hoặc miền Tây với TSSC = 0,60 và KTC 95% = 0,28 – 1,26. Kết quả này có thể gợi ý điều kiện kinh tế, y tế và trình độ học vấn của mẹ đã tác động đến nguy cơ BCK.
Có thể do những hạn chế của nghiên cứu dựa vào bệnh viện, cụ thể nhóm chứng có ít trường hợp mẹ sanh sống tại các tỉnh đặc biệt là vùng sâu vùng xa nên những trường hợp bệnh lý nhẹ không đến Thành phố Hồ Chí Minh, dù rất nhiều trường hợp bệnh lý hoặc không bệnh lý từ các Tỉnh được tiếp nhận. Do vậy một nghiên cứu dựa vào dân số là hết sức cần thiết để đánh giá yếu tố khu vực sinh sống của mẹ có ảnh hưởng đến chân khoèo hay khơng. Một số cơng trình nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của mẹ liên quan có ý nghĩa với BCK bẩm sinh vô căn [27],[84]. Theo Parker S. [84], nguy cơ BCK giảm khi trình độ giáo dục của mẹ tăng; mẹ với trình độ giáo dục từ cao đẳng trở lên có nguy cơ thấp nhất khi so sánh với mẹ có trình độ giáo dục thấp hơn trung học (TSSC=0,69 và KTC95%=0,64-0,75). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khơng có sự liên quan giữa trình độ học vấn với BCK [29],[44],[61],[66],[77],[104].
Các đặc điểm khác của mẹ như hút thuốc lá, tiểu đường, tình trạng hơn nhân khơng được khảo sát trong nghiên cứu vì tỉ lệ tiểu đường, độc thân và hút thuốc ở phụ nữ trẻ tại Việt Nam rất thấp. Tuy vậy nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ chân khoèo tăng cao ở mẹ hút thuốc trong lúc mang thai [16],[37],[44],[61],[66],[84],[96],[104],[113]. Các đặc điểm của cha cũng không được khảo sát trong nghiên cứu này, nhưng cho đến nay các yếu tố nguy cơ của cha vẫn chưa được xác định [83],[100].
Tóm lại, nghiên cứu bệnh chứng dựa vào bệnh viện cho thấy nguy cơ BCK tăng cao có ý nghĩa ở bé trai, sanh ngôi mông và mẹ sinh sống ở các tỉnh. Tuy nhiên, một nghiên cứu dựa vào dân số là cần thiết để xác định các yếu tố dịch tễ của BCK bẩm sinh vô căn tại Việt Nam.
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ