1.3.1 .Định nghĩa rối loạn chuyển hóa lipid máu
1.4. HIỂU BIẾT VỀ TỎI VÀ FOLATE
1.4.3. Hiểu biết về folate
Folate, acid folic (hay viamin B9) là một chất đồng yếu tố rất quan trọng trong
cơ thể. Từ folate và acid folic thường được sử dụng thay thế lẫn nhau, nhưng có một điểm khác nhau quan trọng giữa folate và acid folic. Folate là dạng vitamin tự nhiên, acid folic là dạng vitamin tổng hợp, được sử dụng trong hầu hết các thực phẩm bổ sung. Nói folate nghĩa là muốn đề cập đến folate ở dạng tự nhiên, có trong thiên nhiên như trong rau quả. Folate thuộc nhóm vitamin tan trong nước, hoạt tính sinh học của folate mất đi nhanh chóng trong q trình thu hoạch, bảo quản, chế biến hay bào chế. ½
thậm chí ¾ hoạt tính sinh học ban đầu của folate bị mất trong quá trình này. Do vậy nhu cầu folate rất khó đáp ứng nếu chỉ thơng qua chế độ ăn uống thông thường [73].
Theo các điều tra ở Mỹ đa số mọi người không ăn đủ folate hàng ngày. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng gặp phải tình trạng thiếu hụt folate tương tự. Theo cơ quan sức khỏe cộng đồng Canada, mỗi năm có khoảng 260 trẻ em được sinh ra bị khiếm khuyết ống thần kinh mà ngun nhân chính là do người mẹ khơng bổ sung đủ folate trước và trong suốt quá trình mang thai. Ngồi ra, tình trạng thiếu hụt Folate cũng ảnh hưởng đến khoảng 3.000 phụ nữ mang thai mỗi năm ở Hoa Kỳ [105]. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng năm 2005 tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy 63% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hàm lượng Folate trong máu dưới mức tối ưu (905 nmol/l). Vì vậy, cần bổ sung folate bằng việc phối hợp thức ăn tự nhiên và các sản phẩm có tăng cường [105]. Trái ngược với folate, tính bền vững của dạng tổng hợp vitamin này đó là acid folic. Hoạt tính sinh học của acid folic bổ sung vào trong thực phẩm hồn tồn có thể bền vững trong nhiều tháng thậm chí hàng năm.
Folate và acid folic có vai trị như nhau trong cơ thể, trừ một điểm khác biệt đó
là dạng tổng hợp (acid folic) được cơ thể hấp thu tốt hơn dạng tự nhiên. Bổ sung
60mcg acid folic tương đương với 100 mcg thức ăn chứa folate. Theo FAO/WHO nhu cầu acid folic khuyến nghị cho người trưởng thành là 400mcg/ngày [105].
Acid folic cần thiết để giúp cho sự phân chia tế bào, với vai trò đồng yếu tố tham gia trực tiếp vào chu trình methyl, chu trình tổng hợp các Nucleotid của AND trong cơ thể, hình thành, tạo nên tế bào mới. Là chất bắt buộc phải có để làm cho một tế bào có thể phát triển được, nhất là tế bào máu cho nên có thể nói là một chất tạo máu. Trong q trình thực hiện vai trị của mình, một lượng đáng kể folate dị hóa và một lượng nhỏ folate bài tiết qua da, nước tiểu và dịch mật. Do vậy rất cần thiết bổ sung folate từ khẩu phần ăn. Khi chế độ ăn không cung cấp đủ folate, hoạt động của cả
hai chu trình methyl hóa và AND sẽ bị giảm sút, do đó giảm sinh tổng hợp AND và quá trình phân chia tế bào giảm dẫn đến tăng nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng, giảm đông máu.
Biểu hiện rõ ràng khi giảm hoạt động chu trình methyl hóa dẫn đến tăng homocysteine huyết tương. Homocystein là một amino axit có chứa sulfur trong cấu trúc phân tử, được tạo thành từ quá trình khử methyl của methionine [21,130]. Hoạt động chu trình methyl hóa giảm dẫn đến giảm tính sẵn có của nhóm methyl mới đó là 5-methyltetrahydrofolate, cần thiết cho quá trình tái methyl của homocysteine huyết tương. Bên cạnh acid folic, sự chuyển hố của homocystein máu cịn liên quan đến vitamin B12 hoặc vitamin B6. Vì vậy, khi cơ thể thiếu các chất này thì homocystein máu sẽ tăng. Theo Selhub (2003), hai phần ba các trường hợp tăng homocystein máu có liên quan đến tình trạng thiếu ít nhất một trong các vitamin này. Việc bổ sung acid folic, vitamin B12 và vitamin B6 có thể đưa homocystein máu về mức bình thường [21,71]. Sự tăng homocysteine huyết tương là chỉ tiêu sinh hóa mang tinh chất chỉ điểm, tương đối nhạy đối với tình trạng thiếu hụt folate trong cơ thể. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư và các bệnh tim mạch. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, ngoài các yếu tố nguy cơ kinh điển như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì, hút thuốc lá, yếu tố nguy cơ vừa mới lộ diện đó là homocystein máu [105].