CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ
3.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi–folate đối với tình trạng RLCHLPM
3.2.4. Sự thay đổi các chỉ tiêu lipid máu
Bảng 3.15: Sự thay đổi nồng độ các chỉ tiêu lipid máu ở hai nhóm nghiên cứu
Chỉ tiêu lipid máu Thời điểm Đối chứng (n=56) Can thiệp (n=55)
Triglycerid (mmol/l) T0 2,82 ± 1,97 2,73 ± 1,97 T3 2,75 ± 1,66 2,66 ± 1,85 NS T3-T0 -0,11 ± 0,12 -0,01 ± 0,09 NS Cholesterol_TP (mmol/l) T0 5,75 ± 0,71 5,79 ± 0,82 T3 5,75 ± 0,95 5,48 ± 0,92 a, * T3-T0 0,04 ± 0,09 -0,31 ± 0,08 ** LDL_Cholesterol (mmol/l) T0 4,07 ± 0,51 4,03 ± 0,51 T3 4,17 ± 0,79 3,46 ± 0,71 b, ** T3-T0 0,09 ± 0,08 -0,41 ± 0,05 ** HDL_Cholesterol (mmol/l) T0 1,22 ± 0,26 1,22 ± 0,27 T3 1,19 ± 0,23 1,22 ± 0,24 NS T3-T0 -0,02 ± 0,03 -0,01± 0,03 NS (a); (b):p<0,05; p<0,01; so sánh giữa T0 và T3 cùng nhóm, (t ghép cặp). (NS); (*); (**): p>0,05; p<0,05; p<0,01; so sánh với nhóm chứng( t test).
So với thời điểm ban đầu, nồng độ triglyceride huyết thanh sau 3 tháng can thiệp của cả hai nhóm đều có xu hướng giảm, tuy nhiên sự thay đổi này khơng có ý nghĩa thống kê: 2,82-2,75mmol/l(p>0,05) ở nhóm chứng và 2,73-2,66 mmol/l(p>0,05) ở nhóm can thiệp. Kết quả tương tự với chỉ tiêu HDL_C. Đối với chỉ tiêu cholesterol toàn phần và LDL_C, tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, ở nhóm can thiệp, so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu, sự thay đổi theo hướng có lợi cho sức khỏe: 5,79–5,48mmol/l (p<0,05) và 4,03-3,46mmol/l (p<0,01).
Tại thời điểm T3, nồng độ cholesterol toàn phần và LDL_C của các đối tượng ở nhóm nhận can thiệp đều giảm hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,05 và p<0,01).
Khi đem so sánh với nhóm chứng, sự khác biệt trung bình thay đổi nồng độ cholesterol tồn phần giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (0,04 mmol/l ở nhóm chứng và -0,31 ở nhóm can thiệp; p<0,01), với LDL_C sự thay đổi trung bình là (0,09mmol/l ở nhóm chứng và -0,41 ở nhóm can thiệp; p<0,01). Khơng có sự khác biệt về thay đổi nồng độ triglyceride và HDL_C giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05).
Hình 3.3 cho thấy có mối liên quan nghịch chiều giữa nồng độ triglyceride huyết thanh ban đầu với sự cải thiện nồng độ triglyceride huyết thanh: nồng độ triglyceride ban đầu càng cao thì sau can thiệp nồng độ này càng giảm. Mối liên quan
này có ý nghĩa thống kê (Pearson r = -0,44; p<0,001).
Hình 3.4: Liên quan giữa sự cải thiện cholesterol và nồng độ cholesterol ban đầu
Hình 3.4 cho thấy, mối liên quan giữa sự cải thiện nồng độ cholesterol huyết thanh và nồng độ cholesterol tại thời điểm ban đầu thiên theo xu hướng nghịch chiều, tuy nhiên mối tương quan này khơng có ý nghĩa thống kê (Pearson r = - 0,12; p>0,05).
Hình 3.5: Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ HDL_C và nồng độ HDL_C ban đầu
Khơng tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ HDL_C huyết thanh ban đầu với sự cải thiện nồng độ HDL_C sau can thiệp (Pearson r = -0,25; p>0,05).
Hình 3.6: Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ LDL_C và nồng độ LDL_C ban đầu
Tương tự như đối với chỉ tiêu HDL_C, mối tương quan giữa nồng độ LDL_C huyết thanh ban đầu với mức cải thiện tình trạng RLCHLPM theo chỉ tiêu LDL_C cũng khơng có ý nghĩa thống kê (Pearson r = 0,02; p>0,05).
Hình 3.7: Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu triglyceride huyết thanh
So với thời điểm ban đầu, có sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu triglyceride máu ở cả hai nhóm nghiên cứu từ 56,9% lên 65,5% ở nhóm chứng và từ 52,6% xuống 49,1% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Với tỷ lệ 49,1% của nhóm nhận can thiệp ở thời điểm kết thúc nghiên cứu so với tỷ lệ 65,5% của nhóm chứng, sự khác biệt cũng khơng có ý nghĩa (p>0,05).
Hình 3.8: Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol huyết thanh
Tại thời điểm T3, cả hai nhóm chứng và can thiệp, tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol toàn phần đều giảm so với thời điểm T0, nhưng chỉ có sự giảm tỷ lệ ở nhóm can thiệp là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, ở nhóm đối chứng tỷ lệ đối tượng có RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol toàn phần là 74,1%, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 52,6% của nhóm can thiệp (p<0,05).
Hình 3.9: Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu LDL_C huyết thanh
Trước khi tiến hành can thiệp, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ RCHLPM theo chỉ tiêu LDL_C giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05). Kết thúc can thiệp, nhóm can thiệp, với tỷ lệ 45,6% giảm đáng kể so với 87,3% tại thời điểm T0 (p<0,001) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với nhóm chứng (79,3%).
Hình 3.10: Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu HDL_C huyết thanh
Hình 3.10 cho thấy khơng có sự khác biệt về tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu HDL_C huyết thanh giữa hai nhóm nghiên cứu tại hai thời điểm ban đầu và kết thúc nghiên cứu (p>0,05).
Bảng 3.16: Hiệu quả của can thiệp theo các chỉ tiêu lipid máu
Chỉ tiêu lipid máu Thời điểm Đối chứng
(n=56) Can thiệp (n=55) Triglycerid (%) (>2,26 mmol/l) T0 56,9 52,6 T3 65,5 49,1 NS Chỉ số hiệu quả -15,1 6,7
Cholesterol _TP (%)
(>5,2mmol/l)
T0 79,3 80,7
T3 74,1 52,6 a, (*)
Chỉ số hiệu quả 6,6 34,8
Hiệu quả của can thiệp 28,2
LDL_Cholesterol (%)
(>3,38 mmol/l)
T0 89,3 87,3
T3 7,.3 45,6 a, (**)
Chỉ số hiệu quả 20,7 54,4
Hiệu quả của can thiệp 31,7
HDL_Cholesterol (%)
(<0,9mmol/l)
T0 8,6 7,0
T3 6,9 5,3 NS
Chỉ số hiệu quả 19,8 24,3
Hiệu quả của can thiệp 4,5
a: p<0,001; so sánh giữa T0 và T3 cùng nhóm, Mc Nemar test.
(NS); (*); (**): p>0,05; p<0,05; p<0,001; so sánh với nhóm chứng, χ 2
test.
Bảng 3.16 cho thấy hiệu quả can thiệp của viên tỏi - folate đều cao hơn so với nhóm chứng, tuy nhiên chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp rõ nhất với chỉ số LDL_Cholesterol (31,7%), Cholesterol toàn phần (28,2%), triglyceride (21,8%) và sau cùng là HDL_C cholesterol (4,5%).