3.2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI, XÁC ĐỊNH MẪU NGHIÊN CỨU VÀ XÂY
3.2.2. Mẫu nghiên cứu
Mô tả mẫu nghiên cứu
Mẫu quan sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên/chọn mẫu thuận tiện, dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận đối với đối tượng khảo sát, ở những nơi có nhiều khả năng bắt gặp đối tượng (văn phịng chính của Wanhai Vietnam – 27 Nguyễn Trung Trực, Quận 1, TP. HCM; văn phòng Wanhai Vietnam
ở cảng Cát Lái; cảng Cát Lái).
Đối tượng khảo sát là đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu, các công ty giao
nhận vận tải hàng hóa đã và đang sử dụng dịch vụ vận chuyển container hàng xuất khẩu của công ty Wanhai Vietnam; thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi.
Kích thước mẫu
Trong nghiên cứu khoa học xã hội, có hai đề xuất chung đối với cỡ mẫu tối
thiểu trong phân tích nhân tố. Một đề xuất cho rằng một con số tuyệt đối của số
lượng mẫu là quan trọng, trong khi đề xuất còn lại đề cập đến tỷ lệ giữa số lượng
mẫu và số lượng các biến quan sát.
Sự hài lòng của khách hàng Hình ảnh/Danh tiếng Phương tiện/Thiết bị Vận chuyển Chứng từ Giá dịch vụ Ứng dụng công nghệ Phục vụ
Theo hướng đề xuất thứ nhất, Gorsuch (1983) [13] cho rằng số lượng mẫu phải ít nhất là 100 mặc dù số lượng các biến quan sát có thể ít hơn 20.
Cịn theo hướng đề xuất thứ hai, tỷ lệ số lượng mẫu/số lượng các biến quan sát không nên nhỏ hơn 5 lần (Bryant and Yarnold, 1995, [7]). Như vậy, theo các tác giả thì số lượng mẫu tối thiểu phải đảm bảo theo công thức: n ≥ 5*x (n: cỡ mẫu, x: số
lượng biến quan sát).
Bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu này bao gồm 33 biến quan sát (30 biến quan sát của các biến độc lập và 03 biến quan sát của biến phụ thuộc) nên cỡ mẫu tối thiểu phải là: n ≥ 5*33 = 165 mẫu.