.8 Vài nét về lập trình hợp ngữ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật vi xử lý (Trang 60 - 61)

Hợp ngữ (Assembler) là một công cụ rất mạnh được sử dụng trong việc phát triển mã lệnh của các hệ Vi xử lý và máy vi tính. Hợp ngữ là chương trình dịch các lệnh gợi nhớ (Mnemonics) và các ký hiệu (symbols) thành mã máy cho các hệ vi xử lý và máy vi tình thực hiện. Cần phân biệt rằng hợp ngữ là một chương trình, chứ khơng phải là một phần của phần cứng.

Dữ liệu vào của hợp ngữ là tập các lệnh gợi nhớ, và dữ liệu ra của hợp ngữ chính là các tập các byte mã máy nhị phân, mã thực thi được đánh địa chỉ chính xác trong khơng gian nhớ chương trình.

Dữ liệu vào được gọi là mã nguồn (source code), dữ liệu ra được gọi là mã thực thi hoặc mã đối tượng (object code). Quá trình mã nguồn được dịch thành mã đối tượng được gọi là assembly. Công cụ phần mềm thực hiện quá trình này gọi là hợp ngữ (assembler). Có thể thấy rất dễ dàng rằng: viết một lệnh MOV A,M dễ nhớ hơn rất nhiều so với mã hexa của lệnh này: 7EH hoặc mã nhị phân 0111 1110B.

Hiện có hai loại chương trình hợp ngữ đang được sử dụng rộng rãi: Hợp ngữ thường trú (Resident Assemblers) - được cài đặt ngay trong hệ thống, và hợp ngữ chuyển đổi (Cross Assemblers) không được cài đặt ngay trong hệ thống, mà là trong một máy chủ khác. Mã chương trình do máy chủ tạo ra từ hợp ngữ không thể chạy được trên máy chủ.

A2 Vcc A1 Y0 A0 Y1 E1 Y2 E2 Y3 E3 Y4 Y7 Y5 1/8 Binary De- coder

Ngồi ra cịn tồn tại hai loại hợp ngữ khác là hợp ngữ tuyệt đối (Abssolute Assembler), và hợp ngữ tái định vị (Relocatable Assemblers), sẽ được giới thiệu trong các trình học hợp ngữ sau này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật vi xử lý (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)