Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của

Một phần của tài liệu Luận Văn: Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long pot (Trang 37 - 83)

DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG LONG

1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY NĂM GẦN ĐÂY

1.1. Tình hình sản xuất

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long thời kỳ

Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 2003 - 2005

Tốc độ phát triển % Chỉ tiêu Đơn

vị 2003 2004 2005 04/03 05/04 1. Tổng SPSX đôi 3708052 4346350 4609243 117,21 106,05 - Giầy xuất khẩu đôi 1297818 1782003 2627269 137,3 147,43 - Giầy nội địa đôi 2490234 2564347 1981974 137,3 77,3 2. Danh thu Tr.đ 103582 107694 127883 103,96 118,75 Doanh thu nội địa Tr.đ 67328,3 63539,46 54989,69 94,4 86,54 Doanh thu xuất khẩu Tr.đ 36253,7 44154,54 72983,31 121,79 165,08 3. Nộp ngân sách Tr.đ 1597,00 2380,20 2633,52 149,07 110,64 4. Lợi nhuận Tr.đ 902 1309,6 1438 145,19 109,8

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2003 - 2005

Qua bảng trên ta thấy được tổng sản phẩm sản xuất của Công ty có xu hướng tăng. Tổng sản phẩm sản xuất năm 2004 đạt 106,05% so với 2003, đáng chú ý thị trường xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh. Có thể khẳng định

rằng do sản lượng xuất khẩu tăng, dẫn tới doanh thu từ xuất khẩu cũng tăng

làm cho kết quả doanh thu của toàn công ty cũng tăng. Doanh thu tăng đều qua các năm, trong năm 2004 đạt 107694 triệu đồng bằng 103,96% so với năm 2003, năm 2005 đạt 127883 triệu đồng bằng 118,75% so với năm 2004.

Do giá trị xuất khẩu tăng làm cho doanh thu dẫn đến nộp ngân sách cho Nhà

nước có xu hướng tăng, cụ thể năm 2003 nộp ngân sách đạt 1597 triệu đồng, năm 2004 nộp 2380,2 triệu đồng, năm 2005 nộp 2633,52 triệu đồng. Do nhờ

tiết kiệm được chi phí đầu vào, giảm phí lưu thông… nên lợi nhuận của công

ty vẫn đảm bảo tăng đều qua các năm. Năm 2004 đạt 1.309,6 triệu đồng tăng

45,19% so với năm 2003, năm 2005 đạt 1.438 triệu đồng tăng 9,8% so với năm 2004. Vì giá trị xuất khẩu công nghiệp tăng và xuất khẩu tăng lợi nhuận

của công ty vẫn ổn định. Đây là một trong những thành công do Công ty

chất lượng, mẫu mã hình thức sản phẩm để nâng cao thế chủ động trong việc

cạnh tranh trên thị trường kể cả trong và ngoài nước.

1.1. Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu

Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty được phản ánh qua bảng 2,3 dưới đây

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Công Ty Giầy Thăng Long (Giai đoạn 2003 - 2005)

Đơn vị tính: USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu Tỷ tọng (%)

2003 2004 2005 1.434.624 2.372.056 4.297.941 18 29 53 Cộng 8.225.293 100%

Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu các năm

của Công ty Giầy Thăng Long.

Bảng 5: Kết quả xuất khẩu của công ty Giai đoạn 2003 - 2005 Đơn vị tính: USD Tỷ lệ (%) Giá trị sản xuất TB Chỉ tiêu năm Tổng doanh thu Doanh thu từ xuất khẩu XK/DT DT XK 2003 18.196 15.953 87 131 156 2,4 2004 31.295 18.805 85,6 171 180 3,2 2005 56.127 53.253 96 224 233 5,9

Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu Công ty Giầy Thăng Long.

Qua hai bảng số liệu trên, ta có thể thấy được một số đặc điểm quan

Kim ngạch đang có xu hướng tăng dần, đây là một kết quả đáng phấn

khởi bởi thị trường và các bán hàng quen thuộc từ các nước XHCN và đặc

biệt là Liên Xô đã không còn nữa khi hệ thống các nước này tan vỡ. Sự vực

dậy và vươn lên khó khăn trong những năm đầy gian truân và thử thách đã dần qua đi. Trên cơ sở những mối quan hệ với các bạn hàng của những năm trước đó, Công ty đã chủ động ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị, số lượng hợp đồng lớn. Trong năm 2003, hoạt động mở rộng thị trường cũng được xúc tiến mạnh mẽ và Công ty đã biết chú trọng và tập trung khai thác

vào các thị trường Tây Âu- nơi có nhu cầu giầy lớn nhất hiện nay. Chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu của Công ty ngày càng tăng, góp phần không nhỏ

vào kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành phát triển.

Tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu cũng có xu hướng tăng nhanh. Điều đó có

thể phản ánh phần nào chiến lược kinh doanh hướng về xuất khẩu của Công

ty ngày càng khả quan, Công ty đã chọn thị trường quốc tế và thị trường mục

tiêu mà Công ty cần phải chiếm lĩnh được. Việc hướng hoạt động kinh doanh

sản phẩm giầy vào xuất khẩu giúp Công ty khai thác triệt để được các lợi thế so sánh như: giá nhân công rẻ, chính sách khuyến khích và trợ giá cho hoạt động xuất khẩu của Chính phủ… Khai thác được thị trường rộng lớn mà ta

đang có rất nhiều lợi thế.

Tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu trong tổng doanh thu luôn luôn chiếm

tỷ trọng lớn và tăng theo từng năm. Năm 2003 là 15.953 USD, năm 2004 là 28.805 và năm 2005 là 53.253 USD, điều đó chứng tỏ hoạt động xuất khẩu

của Công ty là rất quan trọng. Do đó chỉ cần một biến động nhỏ của thị trường thế giới là ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty,

một sự thay đổi thị hiếu ở một quốc gia nào đó mà Công ty xuất khẩu sang

làm giảm khối lượng sản phẩm và làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Vì vậy

Công ty rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu cũng như sự thay đổi thị hiếu

Trong những năm gần, đơn giá trung bình của hàng xuất khẩu là rất

thấp, nhưng qua từng năm đơn giá đã dần tăng lên. Việc tăng lên này không phải thể hiện sự trượt giá của mặt hàng tiêu dùng hay bị ảnh hưởng của lạm

phát mà nó thể hiện.

Một là, sự vững vàng của Công ty trên thị trường quốc tế trong hoạt động đàm phán, giao dịch Công ty đã không bị ép giá, thể hiện nghệ thuật

giao tiếp và đàm phán ngày càng được tăng lên.

Hai là, chiến lược kinh doanh của Công ty hướng vào các sản phẩm

ngày càng có chất lượng cao, từng bước tiếp cận thị trường khó tính như EU,

Mỹ… nơi mà chất lượng sản phẩm và mẫu mã là điều tối quan trọng.

Ba là, tay nghề công nhân ngày càng được nâng cao, có thể đảm bảo

sản xuất được sản phẩm có chất lượng tốt, hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bốn là, Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiêt bị thông qua hai dây chuyền sản xuất khép kín (từ khâu mũi giầy cho đến khâu cắt dán) và có tính tự động hóa cao…

Có thể nói hoạt động xuất khẩu có một vai trò hết sức quan trọng trong

hoạt động kinh doanh của công ty Giầy Thăng Long, nó là tiền đề cho mọi

hoạt động khác của công ty.

Nếu xét theo khía cạnh thị trường, Công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi mới thành lập và đặc biệt là những năm khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực và trên thế giới cụ thể là. Trong những năm đầu của

thập kỷ 90, với sự tan vỡ của hệ thống các nước XHCH và Đông Âu, những

thị trường truyền thống dần dần bị mất đi, sự khó khăn của công ty những

ngày mới thành lập đôi lúc tưởng như không thể vượt qua. Hơn thế nữa, đến

những năm 1997 - 1998 cuộc khủng hoảng tài chính của các nước trong khu

vực và trên thế giới đã ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của công ty sang

thị trường các nước bị khủng hoảng… Trước tình hình đó công ty quyết định

chuyển hướng sang thị trường Đông Âu (EU), bám sát thị trường truyền thống nơi mà công ty đang có lợi thế so với các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan…

đã thực sự giúp công ty từng bước thoát khỏi khó khăn và vững bước phát

triển, được thể hiện qua bảng 4 dưới đây.

Bảng 6: Cơ cấu doanh thu theo thị trường

của công ty Giầy Thăng Long

Đơn vị tính: USD Tỷ trọng % Nước 2003 2004 2005 2002 2003 2004 Đức 597.275 1.530.068 1.152.191 41,6 64,5 26,8 Italia 229.543 495.608 1.353.671 16 20,8 31,5 Anh 198.591 88.812 556.274 13,9 4 12,9 Pháp 95.297 20.856 9.309 6,6 0,8 7,9 Thụy Sĩ 92.163 40.185 6,4 1,7 Áo 67.249 56.235 4,7 2,4 Tây Ban Nha 101.276 132.093 7,1 5,5 Mexico 53.230 8.208 3,7 0,3

Nga 112.840 2,6

Hà Lan 784.656 8,3 Tổng 1.434.624 2.372.065 4.279.941 100 100 100

Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu trực tiếp của Công ty

Hiện nay, 4 thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu

của công ty là: Đức, Italia, Pháp, Anh. Trong đó Đức, Italia là bạn hàng lâu dài của Công ty. Trị giá xuất khẩu sang các này bao giờ cũng chiếm tỷ lệ lớn

trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Do sản phẩm giầy dép của Việt

Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới và lượng giầy dép xuất khẩu

sang thị trường Eu cũng một ngày tăng vào khoảng 25% tổng số lượng xuất

khẩu, khi đó chúng ta không được hưởng ưu đãi về thuế quan mà sẽ bị áp dụng hạn ngạch. Từ thực tế đó Công ty đã chủ động tìm kiếm để mở rộng khu

vực thị trường khác như: Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nga…

2.1. Hiệu quả kinh tế tổng hợp

Bảng 7: Hiệu quả kinh doanh của công ty Giầy Thăng Long Đơn vị: Triệu đồng So sánh  Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 04/03 05/04 04/03 05/04 1. Doanh thu 103582 107694 127883 4112 20187 103,96 119 2. Chi phí 102680 106384,4 126445 3704,4 20060,6 104 119 2.1. Chi phí SX 96225 116272 93880 20047 -22392 121 81 2.2. Chi phí lưu thông 5415 8271,4 8405 2856,4 133,6 153 102 2.3. Thuế tiêu thụ 1040 2030 3971 990 1941 195 196 3. Lợi nhuận (1-2) 902 1309,6 1438 407,6 128,4 145 110

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD của Công ty thời kỳ 2003 - 2005. - Doanh thu

Qua các số liệu của bảng ta thấy doanh thu các năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2004 doanh thu tăng thêm 3,96% so với năm 2003, tương đương với 4112 triệu đồng. Doanh thu năm 2005, tăng 23,46% tương ứng với

20187 triệu đồng.

- Chi phí

Chi phí sản xuất có xu hướng giảm, năm 2004 tăng 21% so với năm 2003 tương đương 20.047 tr.đ, đây là năm có chi phí sản xuất nhiều nhất

trong kỳ, đến năm 2005 lại giảm 19% so với năm 2004 tương đương 22.392 tr.đ

Do chi phí lưu thông tăng lên so với các năm trước, cụ thể chi phí lưu thông năm 2004 tăng lên 53% so với năm 2003 tương đương 2856,4 tr.đ (cao

nhất trong 3 năm). Trong khi đó chi phí lưu thông năm 2005 chỉ tăng 2% so

với năm 2004 tương đương 133,6 tr.đ, nhưng doanh thu năm 2005 vẫn giảm

so với năm trước.

Thuế tiêu thụ sản phẩm tăng đều qua các năm, qua số liệu ta thấy năm 2004 tăng lên 95% tương đương 900 tr.đ so với năm 2003 và năm 2005 tăng

lên 96% tương đương 1941 tr.đ. Vậy nguyên nhân chính là do thuế tăng cao qua các năm.

- Lợi nhuận: lợi nhuận các năm sau đều cao hơn năm trước mặc dù

doanh thu năm 2004 có giảm so với năm 2003. Có được điều này là do công

ty đã giảm được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2004

lợi nhuận tăng thêm đến 45% so với năm 2003, tương ứng với 407,6 triệu đồng. Năm 2005 tuy doanh thu giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng 10% so với năm 2004.

* Chỉ tiêu tỷ suất

Các chỉ tiêu tỷ suất như doanh thu/vốn; doanh thu/chi phí; lợi

nhuận/vốn là lợi nhuận/chi phí được xác định theo kết quả sản xuất kinh

doanh của công ty.

- Doanh thu/vốn

- Doanh thu/chi phí - Lợi nhuận/vốn

-Lợi nhuận/chi phí

Kết quả tính toán.

Bảng 8: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty

So sánh  STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 04/03 03/04 1 Doanh thu Tr.đ 103582 107694 127883 4112 20189 2 Chi phí SX Tr.đ 96225 116272 93880 20047 -22392 3 Vốn kinh doanh Tr.đ 65000 74000 88000 9000 13000 4 Lợi nhuận Tr.đ 902 1309,6 1438 407,6 128,4 5 Doanh thu/vốn ( 1 : 3) 1,5937 1,4553 1,4532 -0,14 -0,0021 6 Doanh thu/chi phí (1 : 2) 1,0765 0,9262 1,3622 -0,1503 0,436 7 Lợi nhuận/doanh thu

(4:1)

0,0087 0,01216 0,01124 0,00346 -0,00092 8 Lợi nhuận/chi phí (4:2) 0,00937 0,01126 0,01532 0,00189 0,00406

9 Lợi nhuận/vốn (4: 3) 0,01388 0,01770 0,01634 0,00382 -0,00136

2.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng từng yếu tố

Hiệu quả sử dụng từng yếu tố có nhiều, ở đây chỉ đánh giá hiệu quả của

các yếu tố sau:

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Hiệu quả sử dụng vón lưu động

Bảng 9: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ & VLĐ

So sánh  STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 04/03 03/04 1 Doanh thu Tr.đ 103582 107694 127883 4112 20189 2 Vốn cố định Tri.đ 17.000 21.000 27.000 4000 6000 3 Vốn lưu động Tr.đ 65000 74000 88000 9000 13000 4 Lợi nhuận Tri.đ 902 1438 407,6 128,4 5 Sức sinh lời VCĐ 4 : 2 0,05306 0,06236 0,05326 0,0093 -0,0091 6 Sức sản xuất vốn CĐ 1 : 2 6,093 5,128 4,736 -0,965 -0,392 7 Sức sinh lời vốn LĐ 4 : 3 0,014 0,018 0,0165 0,004 -0,0015 8 Số vòng quay 1 : 3 1,6 1,46 1,453 -0,14 -0,007

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD của Công ty thời kỳ 2003 - 2005

3. Đánh giá ưu, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả

sản xuất kinh doanh của Công ty

3.1. Ưu điểm

Các kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho Công ty. Điều này đặc biệt quan trọng khi năng lực tài

Kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu đề ra các mục tiêu cụ thể, các phương pháp hành động và thời gian thực hiện (thường theo quý hoặc theo năm). Những số liệu cụ thể trong các kế hoạch sẽ là những mục tiêu nhận thấy

mà toàn bộ công nhân viên trong công ty sẽ vươn tới.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty đã giúp cho công ty chủ động trong các khâu từ khâu mua nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra nhiệm vụ mà theo đó ban lãnh đạo

lập ra các phương án và trình tự vận động cần thiết để thực hiện các mục tiêu.

Do đó công ty có thể phần lớn cơ bản các phương tiện vật chất nhằm thực

hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu giúp cho công ty cân nhắc và

đánh giá các tiềm năng hiện có và đầu tư có trọng điểm,huy động mọi nguồn

lực cho các vấn đề quan trọng, kịp thời hành động trước khi vấn đề trở nên cấp bách, tìm ra các giải pháp cho các vấn đề đó, đồng thời phối hợp với các cơ hội của thị trường để tăng khả năng thích ứng và tăng khả năng cạnh tranh

của công ty trên thị trường

3.2. Tồn tại

Phương thức kinh doanh dựa vào các kế hoạch như hiện nay không cho

phép công ty thấy rõ được định hướng trong cả một giai đoạn (dài hơn một năm).

Do chỉ thực hiện quản lý theo kế hoạch cho nên công ty khó thích ứng được với ảnh hưởng môi trường luôn biến động phức tạp. Cho nên, Công ty

đã giảm khả năng nắm bắt cơ hội, tăng các nguy cơ liên quan đến môi trường kinh doanh, đe dọa trực tiếp đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động

sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Nếu như công ty cứ duy trì cách thức như vậy,

công ty sẽ dần mất đi thế chủ động trước các đối thủ cạnh tranh ngày càng

Một phần của tài liệu Luận Văn: Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long pot (Trang 37 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)