II. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
4. Hoàn thiện kênh phân phối
Giữ vững và củng cố thị trường hiện có với các đối tác nước ngoài
đồng thời đẩy nhanh việc xâm nhập, mở rộng thị trường trong nước bằng các
biện pháp sau.
- Công ty nên thành lập một bộ phận một phòng Marketing chuyên trách về thị trường Việt Nam để chuyên sâu nghiên cứu thị trường nội địa.
- Phải xác định bộ phận khách hàng (người già, trẻ em, nam, nữ…) mà công ty muốn thu hút để tung ra các chính sách quảng cáo khuyếch trương và
bán sản phẩm cho phù hợp.
- Thị trường các sản phẩm da và giả da ở Việt Nam hiện nay đã bảo hoà với nhiều hãng sản xuất lớn của nước ngoài (Adidas, Nika, Reebook…).
4.2. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
Xây dựng một mạng lưới kênh tiêu thụ rộng khắp: Kênh tiêu thụ là một
tập hợp các tổ chức mà qua đó người bán sản phẩm của mình cho người sử
dụng hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Thông thường, sản phẩm của một công ty có đến tay người dùng hay không là do mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm
có hiệu quả hay không. hệ thống này là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài phải mất nhiều thời gian, chi phí để xây dựng và không dễ gì thay đổi được.
Trước tình hình đó em xin đưa ra biện pháp hoàn thiện thêm mạng lưới
tiêu thụ sản phẩm tại công ty Giầy Thăng Long như sau:
Đối với khu vực miền Bắc và miền Trung, nếu so sánh với thị trường
miền Nam thì thị trường tiêu thụ khu vựcnày có rất nhiều thuận lợi cho công ty. Đó là do khoảng cách địa lý từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ là gần chi phí
vận chuyển thấp, hơn nữa ở khu vực này sản phẩm công ty ít bị cạnh tranh bởi
sản phẩm của các đối thủ khác hơn. Do vậy doanh thu từ khu vực thị trường này luôn đạt mức cao nhất cũng là điều kiện dễ hiểu. Hình thức bán hàng trực
tiếp của công ty vẫn là mua bán sản phẩm của công ty đặt tại Hà Nội thì sản
phẩm công ty sẽ được bán đứt cho các công ty thương mại . Hơn nữa với hình thức này thì hình ảnh, thương hiệu quả công ty không được đông đảo người
nhân viên bán hàng tại cửa hàng đó và như vậy công ty đã bỏ lỡ một lượng
khách hàng tiềm năng rất lớn.
Để đảm bảo hiệu quả, công ty nên xem xét lựa chọn đại lý dựa trên các tiêu thức sau:
+ Đại lý phải có tư cách pháp nhân
+ Phải có tài chính nhất định, bảo đảm có thể cung ứng trước lượng tiền
nhất định theo giá trị lô hàng giao nhận từ 65% trở lên.
+ Phải có những kiến thức về kinh tế, văn hoá, pháp luật và am hiểu về
sản phẩm của công ty.
Sơ đồ kênh tiêu thụ của công ty tại khu vực thị trường phía Bắc sau khi đã cải tiến
Đồng thời với việc mở các đại lý tì công ty cũng nên có các chính sách giá cả hợp lý để khuýên khích họ. Ngoài chính sách như hỗ trợ tiền vận
chuyển, công ty nên có những mức giá triết khấu hợp lý như giảm giá 1% đối
với các đại lý thanh toán tiền hàng trong 1 tháng kể từ lúc nhận hàng.
Đối với khu vực phía Nam có thể nói đây là một thị trường có tiềm năng rất lớn đối với công ty. Nhưng thực tế thì thị trường này lại gần như bỏ
ngỏ đối với công ty, doanh thu từ thị trường này chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ bé trong tổng doanh thu từ thị trường nội địa. Có thể là do khoảng cách địa lý quá xa, chi phí vận chuyển lớn dẫn tới sẽ đẩy giá thành lên cao.
Công ty Giầy Thăng Long Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm Các đại lý Người tiêu dùng Các công ty thương mại
Theo tính toán thì công ty cần phải mở tối thiểu 5 cửa hàng giới thiệu
tại khu vực thị trường này
Chi phí đựơc tính toán như sau:
- Chi phí thuê cửa hàng: 1500. 000 x 12 = 18.000.000 đồng
- Chi phí nhân công bán hàng (mỗi cửa hàng cần một người): 700.000 x 12 = 8.400.000 đồng
- Chi phí đầu tư ban đầu cho một cửa hàng (tủ, kệ) là: 3.000.000 đồng
Tổng chi phí cho một cửa hàng là: 29,4 triệu đồng
Việc đánh giá sản phẩm cho khu vực phía Nam này cũng là một việc
làm vô cùng quan trọng. Giá bán vừa phải đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi đồng thời cũng không được phép quá cao, làm sao để khách hàng chấp
nhận được. Do vậy em xin đề xuất phương pháp định giá bán tại thị trường nay như sau: áp dụng hình thức: "xác định giá cho trạm cơ sở". Công ty sẽ
chọn thành phố Hồ Chí Minh làm trạm cơ sở và thu tất cả khách hàng ửo khu
vực phía Nam cước phí vận chuyển bằng tổng chi phí vận chuyển hàng hoá từ
công ty vào thành phố Hồ Chí Minh.