Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường để có căn cứ vững

Một phần của tài liệu Luận Văn: Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long pot (Trang 57 - 61)

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường để có căn cứ vững

vững chắc cho xây dựng phương án sản xuất sản phẩm

1.1. Điều tra nghiên cứu thị trường

Hiện nay chúng ta đang trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần;

cho nên sự cạnh tranh không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, tiến tới

chúng ta còn tham gia vào quá trình thương mại hoá khu vực. Do đó để tồn tại

và phát triển, công ty Giầy Thăng Long phải không ngừng tăng cường, đẩy

mạnh công tác nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước. Trước hết phải

giữ vững thị trường ngoài nước, sau đó hướng đến thị trường nội địa, tạo ra

mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, tạo sự ổn định

trong khâu sản xuất với mỗi thị trường. Công ty sẽ đưa ra các chính sách giá

cả, phân phối sao cho phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao

hiệu quả kinh doanh.

Công tác điều tra nghiên cứu thị trường giúp cho các doanh nghiệp nắm

bắt được nhu cầu thị hiếu tiêu dùng để từ đó sản xuất được những sản phẩm

phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, công tác này còn là phương

tiện tăng thu nhập và cung cấp các thông tin tốt nhất về thị trường giúp công

ty trong công tác xây dựng các chiến lược kinh doanh, kế hoạch hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay tại công ty công tác điều tra

nghiên cứu thị trường là hầu như không có. Do đó công ty cần lập ra một bộ

phận thực hiện nhiệm vụ này. Trong công tác điều tra nghiên cứu thị trường

- Thu thập những thông tin từ người tiêu dùng trực tiếp các sản phẩm để từ đó phân tích xem người tiêu dùng phản ứng như thế nào về sản phẩm về

giá cả, chất lượng mẫu mã sản phẩm của công ty cũng như các công ty khác.

- Thu nhập các thông tin về phương thức và cách thức bán hàng, hình thức phục vụ khách hàng, các chính sách tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh để

phân tích và so sánh với công ty. Lấy ý kiến đóng góp của khách hàng bằng cách thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng.

- Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết thì tiến hành phân tích xử lý và đưa ra nhận xét để cung cấp cho các bộ phận cần thiết.

Trước hết Công ty Giầy Thăng Long phải tổ chức thiết lập hệ thống thu

thập xử lý các thông tin liên quan tới vấn đề thị trường của công ty. Công ty

có những sản phẩm truyền thống, khách hàng trong và ngoài nước đã trở nên quen thuộc. Do đó nội dung nghiên cứu thị trường là tìm hiểu khả năng tiêu thụ, mức giá bán, loại sản phẩm nào, với mẫu mã ra sao để có thể mở rộng thị trường.

1.2. Phương thức tiến hành

- Phát hiện vấn đề và mục tiêu nghiên cứu:

Từ những nội dung nghiên cứu, thực trạng hiện tại của Công ty để tìm ra những mục tiêu quan trọng nhất, cấp thiết nhất như nhu cầu khách hàng

trong tương lai, thị trường nào có nhu cầu lớn, các đòi hỏi của thị trường mà công ty có thể đáp ứng được tốt nhất.

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

Nguồn thông tin bao gồm: nguồn thông tin đã được công ty khác

nghiên cứu và cung cấp nguồn thông tin lần đầu tiên được công ty thu thập

nghiên cứu.

Nguồn thông tin đầu đỡ tốn kém, tiết kiệm thời gian, cũng một thông tin nhưng mỗi người khai thác ở một khía cạnh khác nhau. Đây là điều kiện

Với khả năng của công ty, việc tự thu thập thông tin là quan trọng hơn có 3 phương pháp nghiên cứu:

+ Tiến hành quan sát (trực tiếp, gián tiếp) phương pháp này phù hợp

với mục tiêu nghiên cứu thăm dò nhiều hơn

+ Phương pháp điều tra, lập các phiếu điều tra, phương án này có thể

kiểm soát được mẫu điều tra, lượng thông tin thu được nhiều hơn, nhưng tốn

kém và phải có năng lực lập ra các phiếu điều tra…

+ Phương pháp tiếp xúc với công chúng: tiến hành phỏng vấn qua điện

thoại, gửi phiếu điều tra qua bưu điện, phỏng vấn trực tiếp với khách hàng. - Thu thập thông tin về thị trường: khách hàng, nhu cầu, các yêu cầu về

sản phẩm, thị trường đầu vào, đối thủ cạnh tranh….

- Phân tích và xử lý thông tin: từ những thông tin thu được công ty tiến

hành phân tích và xử lý để đưa ra các nhận xét, kết luận…

Ngoài ra đại lý đã đặt ở các tỉnh và khách hàng tiêu thụ truyền thống đã có tín nhiệm trong việc mua bán, công ty cần phải mở rộng thị trường, tạo ra các đại lý mới, tổ chức bán buôn, bán lẻ, với phương thức thanh toán, giá cả

linh hoạt. Chính các đại lý tiêu thụ là cầu nối giữa công ty và khách hàng qua

đó công ty có thể thu thập được những thông tin từ khách hàng các nhà cung cấp và về đối thủ cạnh tranh

1.3. Chiến lược thị trường

Việc xây dựng chiến lược thị trường sẽ giúp công ty ứng phó một cách

nhanh chóng với những biến động của thị trường và có điều kiện để thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Trong chiến lược thị trường công ty cần xác định rõ thị trường trọng điểm, thị trường thích hợp, thị trường sản phẩm, thị trường chung của công ty.

Công ty có thể dựa vào những tiêu thức khác nhau để phân loại thị trường, xác định từng loại thị trường, từ đó vạch ra các chiến lược thị trường,

Những năm qua thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là các thị trường gia công, do đó việc xây dựng các chiến lược thị trường, việc xác định các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng cho những năm tới đối

với công ty là hết sức quan trọng.

Trong những năm tới công ty cần thực sự quan tâm tới thị trường nội địa vì đây là một thị trường đầy tiềm năng mà những năm qua công ty chưa tổ

chức tốt công tác khai thác. Hiện nay thị trường EU là thị trường nhiều tiềm năng và công ty cũng đã có thị phần lớn trên thị trường này, cần tổ chức khai

thác tốt hơn nữa.

1.4. Mở rộng thị trường

Trong những năm qua công ty đã chú trọng việc mở rộng thị trường,

tìm bạn hàng đối tác nhưng còn quá coi trọng mặt hàng xuất khẩu ít quan tâm đến thị trường nội địa.

Cần tăng cường công tác tiếp thị trên thị trường, đặc biệt là thị trường

thế giới và thị trường mới để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.Tăng cường công tác thông tin thị trường để người tiêu dùng, người sản

xuất… hiểu biết thêm về sản phẩm và những cơ hội đối tác với Công ty. Hình thành hệ thống thông tin thương mại nối mạng với các trung tâm thông tin và mạng Internet để cập nhật thông tin nhanh nhất, nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời.

Chú trọng đa phương hoá thương mại, giảm sự tập trung cao vào một

số đối tác, thu hẹp công việc ở thị trường trung gian, khuyến khích xuất khẩu

trực tiếp. Cần phát triển quan hệ thương mại chính ngạch với Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Anh, Hà Lan… Củng cố thị trường truyền thống Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và mở rộng thị trường mới khác.

Cử cán bộ đến tận địa bàn khảo sát, tìm hiểu và ký hợp đồng với khách hàng trên cơ sở hai bên phải tuên thủ mọi thoả thuận ghi trong hợp đồng. Xây

dựng cơ chế mua nguyên vật liệu theo giá thị trường, nhanh chóng tạo mối

Đối với thị trường nội địa: cần xây dựng chiến lược tiêu thụ ổn định, tăng thị phần của công ty bằng cách tiếp cận thị trường, tổ chức mạng lưới các đại lý tiêu thụ, tham gia các hội chợ, quảng cáo… Bộ phận marketing xác định nhu cầu trong nước để có kế hoạch sản xuất và cung ứng kịp thời. Cải

tiến mẫu mã thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.

Đối với thị trường xuất khẩu: ngoài thị trường truyền thống, công ty

cần mở rộng thị trường mới như: Canada, Mỹ, Nam Tư, CH.Sec… Xem xét đánh giá khả năng tiêu thụ của các thị trường mới để có kế hoạch sản xuất và cung ứng.Tăng cường liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài để tranh thủ

thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… của họ.

Một phần của tài liệu Luận Văn: Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long pot (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)