Đục thường có chiều dài 100, 125, 150, 175 và 200 mm. Phần lưỡi cắt và cán được tôi và ram trên chiều dài 15-25 mm đạt độ cứng cao nhưng khơng giịn, phần cán độ cứng không cần cao như phần lưỡi cắt để tránh vỡ mẻ khi gõ búa.
Đục dùng để đục các rãnh then, vát cạnh sắc. Lưỡi cắt 1 của loại đục này thường hẹp, nhỏ.
Cấu tạo chung của đục gồm 3 phần chính:
- Phần lưỡi cắt: có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, nó là phần làm việc chính khi đục kim loại.
- Phần thân đục: có tiết diện hình chữ nhật, 2 cạnh nhỏ được vê tròn
- Phần đầu đục: làm côn 1 đoạn từ 10 –20mm đầu đục được vê tròn, phần này khi đục sẽ chịu lực đập của búa nên cần được tơi cứng. Các kích thước và góc mài của lưỡi đục đều theo quy chuẩn.
Hình 4.1. Cấu tạo đục
1. 1. Lưỡi cắt.
2. 2. Phần làm việc.
3. 3. Phần thân đục
4. 4. Phần đầu đục.
Phân loại các loại đục
- Đục bằng: loại này được dùng để đục các mặt phẳng và cắt kim loại mỏng.
Đây là loại đục được dùng thông dụng nhất
- Đục nhọn (đục rãnh): được dùng để đục nhám các bề mặt, đục các rãnh và lỗ - Đục góc: thường được dùng để đục các rãnh dầu, các góc phía trong
3. Búa đục
Búa nguội là dụng cụ được sử dụng rộng rãi trong các công việc nguội như chấm dấu, đục, uốn gấp, nắn, tán… Búa nguội có nhiều loại kết cấu, thơng thường gồm hai loại: búa có một đầu vng hoặc đầu trịn; phía đầu kia của búa được vát nghiêng (Hình bên dưới)
Búa được rèn từ thép 50, 60 hoặc từ thếp các bon dụng cụ CD80A, ở giữa có lỗ ơvan để tra cán gỗ vào. Búa được chia ra theo trọng lượng của chúng: Búa nặng
100, 150, 200, 300, 400, 500 gam thường dùng cho công việc nguội, búa nặng
600, 800 gam dùng cho công việc sửa chữa, búa nặng 4 – 16 kg thường là các loại búa rèn (dùng cho các công việc nặng).
Hình 4.2. Búa nguội
a, Búa đầu vuông; b, Búa đầu tròn; c, Búa có đầu bằng vật liệu mềm khác
Lưu ý: Khi chọn búa nguội thường căn cứ vào lượng kim loại cần lấy đi và thao tác của cơng nhân.
Ví dụ: khi dùng đục chặt, mỗi milimet chiều rộng lưỡi cắt của đục yêu cầu búa có trọng lượng 40g, cịn khi dùng đục bóc các lớp kim loại, cần búa có trọng lượng 80g cho 1mm chiều rộng lưỡi cắt của đục.
Cán búa được làm bằng gỗ cứng, khơng giịn, có độ đàn hồi. Chiều dài cán búa được chọn theo loại búa: loại búa nặng có chiều dài khoảng 400 mm, loại trung bình có chiều dài 320 – 350 mm, loại búa nhỏ có chiều dài 250 – 300 mm, (bảng 3.1). Sau khi tra cán vào búa phải dùng chêm bằng gỗ, kim loại có khía cạnh, chiều dày 1,5-2 mm đóng thêm vào cho chắc, bảo đảm an toàn khi dùng búa
thao tác.
Ngoài các loại búa bằng thép, trong một số trường hợp như khi sửa chữa, lắp ráp có thể dùng búa có gắn ở đầu búa vật liệu mềm như đồng, chì để tránh gây biến dạngcho chi tiết khi tháo, lắp chi tiết. Khi dùng búa thao tác trẽn các tấm kim loại mỏng có thể dùng búa gỗ, cao su cứng…
Đục bằng tay có năng suất thấp, tốn cơng sức. Để nâng cao năng suất có thể cơ khí hố khâu đục bằng các loại:
- Đục bằng búa điện hoặc khí nén.
- Sử dụng các dụng cụ, gá lắp chuyên dùng.
- Sử dụng máy chuyên dùng.
Hình bên dưới là mặt cắt của một búa hơi (khí nén) để đục. Búa hơi sử dụng khơng khí sạch nén dưới áp lực 5 –6 atm dẫn qua ống mềm, vào qua rãnh 5, tác dụng vào phía bên phải của pit-tơng 1, đẩy pit-tơng tác động các xung lực vào đầu búa để đục, phần khí dư bên trái xilanh qua rãnh 9, rãnh vịng 6, rãnh 4 thốt ra ngồi khơng khí. Số xung của búa hơi có thể đạt từ 1000 đến 2400 lần trong một phút với lưu lượng khí nén 0,5 – 0,6 m3/ phút. Năng suất gấp 4-5 lần so với đục bằng tay.
Hình 4.3. Búa hơi để đục
1, Piston; 2, Van trượt; 3,4,5,6,7,8,9 Rãnh dẫn khí
Ở cuối hành trình làm việc, khí nén được đưa vào rãnh 3, rãnh 7 tác dụng vào van 2, đưa khí nén qua rãnh 9 thực hiện hành trình đẩy pit-tơng ngược lại, phần khí dư thốt ra khơng khí qua rãnh 8.