5. Kỹ thuật đục
7.2. Cấu tạo của mũi khoan 1 Cấu tạo của mũi khoan
7.2.1. Cấu tạo của mũi khoan
Mũi khoan có cấu tạo gồm 3 phần: Chuôi, Cổ và bộ phận công tác ( Hình 1.1).
- Chi mũi khoan: Là phần lắp vào lỗ của trục máy khoan hoặc lắp với bầu
cặp. Chi mũi khoan có thể là hình trụ, hoặc hình cơn, đối với đường kính mũi khoan lớn hơn 13mm trở lên được làm chuôi cơn. Đối với mũi khoan có đường kính nhỏ dưới 13mm thường làm chi trụ vì lực khoan không lớn lắm. Để truyền lực giữa trục máy khoan với mũi khoan người ta làm phần cuối của chuôi mũi khoan bẹt một đoạn gọi là phần đuôi bẹt.
- Cổ mũi khoan: Là phần chuyển tiếp từ chuôi đến bộ phận công tác, phần này người ta thường dùng để khắc ký hiệu của mũi khoan.
- Bộ phận công tác: Đây là bộ phận quan trọng nhất của mũi khoan, bộ phận
này có hình dạng trụ trịn, phía đầu làm nhọn trên thân có hai rãnh xoắn ốc, nhờ phần đầu nhọn và hai rãnh xoắn mà hình thành ra hai bộ phận là đầu cắt và phần định hướng. Bộ phận cắt chủ yếu gồm hai lưỡi cắt chính, một lưỡi cắt ngang và hai lưỡi cắt phụ. Lưỡi cắt chính của mũi khoan là giao tuyến giữa mặt sau chính và mặt trước, góc hợp bởi giữa hai lưỡi cắt chính là góc 2. Để giảm ma sát và
78
dẫn hướng cho mũi khoan người ta làm đường viền theo hai thân mũi khoan và mũi khoan được chế tạo có đường kính nhỏ dần về phía chi với góc cơn nhỏ gọi là cơn ngược.
7.2.2.Vật liệu chế tạo mũi khoan
Mũi khoan dùng trong nghề nguội là mũi khoan ruột gà. Mũi khoan được chế tạo từ thép tốt như thép các bon dụng cụ: CD100, CD120, CD130A hoặc thép hợp kim dụng cụ như 9XC. Đối với các loại mũi khoan cao tốc có thể làm bằng thép gió P9, P18 hoặc các loại hợp kim cứng BK6, BK8 và T15K6.
Hình 7.1 Cấu tạo của mũi khoan
a, Chuôi trụ b, Chuôi côn c, Góc mài sắc mũi khoan