Xếp hạng doanh nghiệp của Fitch

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) potx (Trang 30 - 116)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Xếp hạng doanh nghiệp của Fitch

Fitch được đánh giá là một trong những tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu trên thế giới, có trụ sở đặt tại NewYork và Luân Đôn với hệ thống văn phòng và công ty liên doanh ở trên 49 khu vực và lãnh thổ của hơn 90 quốc gia, cùng với khoảng hơn 2000 công ty bảo hiểm.

Fitch xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp phân tích của Fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm. Fitch dựa trên phương pháp phân tích so sánh để đánh giá sức mạnh của mỗi doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các doanh nghiệp tương đồng. Mặt khác, phân tích độ nhạy cũng được thực hiện để đánh giá khả năng của doanh nghiệp khi đương đầu với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Một nhân tố xếp hạng then chốt theo Fitch là tính linh hoạt tài chính mà phần lớn dựa vào khả năng tạo ra dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích định tính

Môi trường kinh doanh: Những rủi ro và cơ hội trong môi trường kinh doanh được Fitch khảo sát có thể tác động đến ngành từ sự thay đổi tập quán tiêu dùng, dân số, khoa học kỹ thuật...

Rủi ro ngành: Fitch xếp hạng các doanh nghiệp trong bối cảnh chung của ngành mà nó hoạt động.

Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào sựđa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá đối tượng khách hàng, người cung ứng, quản lý tốt các chi phí sản xuất và một vài nhân tố khác tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về năng lực của ban quản trị: Fitch đánh giá ban quản trị thông qua khả năng tạo ra sự hài hòa về mọi mặt trong doanh nghiệp, duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh và củng cố vị thế công ty trên thị trường. Mặt khác, để giảm yếu tố chủ quan trong

cách đánh giá, các chỉ tiêu tài chính cũng được sử dụng làm thước đo năng lực ban quản trị.

Về chính sách kế toán: Sử dụng những phân tích, nghiên cứu để điều chỉnh và trình bày lại báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từđó làm cơ sởđể so sánh với các công ty khác (gồm có nguyên lý kế toán, phương pháp định giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao, cách xử lý tài sản vô hình, kế toán ngoại bảng...).

Phân tích định lượng

Trong phân tích định lượng, Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn là việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào. Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp sựđảm bảo rủ ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn tài trợ bên ngoài. Fitch cũng nhấn mạnh vai trò của EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) - một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến đòn bẩy tài chính và được sử dụng phổ biến trong quá trình định giá. Sau đây là những thước đo chính mà Fitch dùng để phân tích rủi ro tín dụng:

Các thước đo dòng tiền:

 Dòng tiền trước thay đổi vốn lưu động (Funds From Operations – FFO)  Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow - CFO)  Dòng tiền tự do (Free Cash Flow – FCF)

 EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) và EBITDAR (EBITDA + Chi phí thuê ngoài)

Các tỷ số bảo đảm (coverage ratio):

 Nợ thuần = Nợ – tiền mặt và các khoản tương đương tiền 

Các thước đo đòn bẩy (leverage ratio):

   Các thước đo khả năng sinh lợi:  

1.2.3 Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s

Moody’s Investor Services là công ty đánh giá thuộc tập đoàn Moody’s Corporation, được thành lập năm 1909 bởi John Moody. Một trong những chủ sở hữu lớn nhất của Moody’s là công ty Berksire Hathaway của tỷ phú Warren Buffet. Hiện tại, Moody’s chiếm ~ 40% thị phần đánh giá tín dụng trên toàn thế giới.

Moody's thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các tỷ số này được Moody's ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và các báo cáo xếp hạng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody's có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành riêng biệt. 11 tỷ số thường được Moody's sử dụng gồm:

Theo báo cáo của Moody's, họđã nghiên cứu khoảng 50% các công ty phi tài chính của Mỹ về phân phối của 11 tỷ số trên tất cả các ngành theo hạng mức tín nhiệm từ cao đến thấp (tính tỷ số trung bình từng ngành). Trong đó, 5 tỷ số có mối quan hệ mạnh mẽ với các hạng mức tín nhiệm ngành từ Aaa đến C:

Bảng 1.1: Phân phối 11 tỷ số chính của Moody’s theo hạng mức tín nhiệm

Rating (FFO+Lãi vay)/ Lãi vay FFO/Tổng nợ EBITA/Lãi vay Tổng nợ/ EBITDA

Tổng nợ/Giá trị sổ sách

của vốn

Aaa 17.5 118.3% 18.6 0.7 22.2%

A 9.3 42.9% 8.4 1.8 42.2% Baa 6.6 30.9% 5.2 2.4 44.55 Ba 4.7 22.2% 3.3 3.1 51.3% B 2.4 10.6% 1.4 5.4 74% C 1.3 2.6% 0.4 7.6 102.6% Nguồn: Moody’s Trong đó:

 (FFO +lãi vay)/Lãi vay, FFO/Tổng nợ và EBITDA/Lãi vay tăng một cách đều đặn với hạng mức tín nhiệm như mong đợi.

 Tổng nợ/EBITDA và Tổng nợ/Tổng vốn hóa thì giảm một cách đều đặn 5 tỷ số khác có mối quan hệ gần nhưđồng đều với hạng mức tín nhiệm: Lợi nhuận hoạt động biên, EBITDA biên, EBITDA/Tài sản trung bình, CAPEX/ Khấu hao, Dòng tiền giữ lại (Retained Cash Flow)/Tổng nợ.

Bảng 1.1 (tiếp): Phân phối 11 tỷ số chính của Moody’s theo hạng mức tín nhiệm

Hạng tín nhệm Lợi nhuận hoạt động biên EBITDA biên EBITA/Tài sản trung bình Chi phí vốn/ Khấu hao Dòng tiền giữ lại/ Tổng nợ Biến động doanh thu Aaa 17.9% 21.4% 15.2% 1.3 201.3% 14 Aa 21% 22.1% 20% 1.4 46.7% 14.5 A 15.5% 16.6% 14.5% 1.3 35.7% 15 Baa 13.2% 14.3% 10.8% 1.3 28% 17 Ba 11.1% 12.8% 9.2% 1.2 21.5% 20 B 8.4% 9.8% 7.1% 1 10.2% 17 C 1.8% 2.7% 2.9% 0.8 2.6% 14.5 Nguồn: Moody’s Chỉ có một tỷ số có mối quan hệ yếu với các hạng mức tín nhiệm là tỷ số biến động doanh thu (hệ số phương sai của doanh thu).

Bảng 1.2 : Thang điểm XHTN doanh nghiệp ngành bán lẻ của Moody’s

Xếp hạng Aaa Aa A Baa Ba B Caa

Tổng điểm 0-1.49 1.5- 4.49 4.5-7.49 7.5-10.49 10.5-13.49 13.5-16.49 16.5-18

Nguồn: Global Retail Industry Moody’s Kết luận: Moody’s, S&P cũng như Fitch là các tổ chức tín nhiệm có uy tín và lâu đời tại Mỹ, là tổ chức tín nhiệm tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Các tổ chức này hiện đang hoạt động mạnh trên thị trường tài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu. Các đánh giá của 3 tổ chức này nhìn chung là giống nhau và họ chỉ khác nhau về ký hiệu điểm số. Fitch và Standard&Poor’s sử dụng các ký hiệu điểm từ AAA, AA+, AA… còn Moody’s sử dụng các ký hiệu điểm Aaa, Aa1, Baa1, Baa2…Tuy nhiên, sau một số sự cố như định chế tài chính khổng lồ của Mỹ Goldman Sachs bị tố cáo vì hành vi gian lận… thì bộ ba tổ chức xếp hạng uy tín này cũng bị nghi vấn là xếp hạng không công bằng trong việc đánh giá tín nhiệm, niềm tin vào các hãng xếp hạng bị lung lay.

1.3. XHTD DN của một số NHTM hoạt động tại Việt Nam 1.3.1. Trung tâm thông tin tín dụng CIC (NHNN)

Trung tâm thông tin tín dụng CIC là tổ chức xếp hạng thuộc NHNN bên cạnh cung cấp báo cáo thông tin về tình hình dư nợ, chất lượng tín dụng còn thực hiện xếp hạng doanh nghiệp (loại trừ các TCTD) theo các hướng dẫn của NHNN. Có thể nói CIC thuần túy chỉ xếp hạng các khách hàng của TCTD, do vậy kết quả xếp hạng này chủ yếu được CIC cung cấp cho các TCTD phục vụ việc cấp vốn, cho vay của các tổ chức này. Mặt khác, căn cứ vào độ tin cậy tín dụng của các DN được khảo sát, cũng có thể xem đây là một gợi ý, một kênh tham khảo về chất lượng DN, biết được bản chất về năng lực kinh doanh, trạng thái DN đó đang ở mức nào để nhà đầu tưđưa ra quyết định đầu tư.

Công việc xếp hạng sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính theo các báo cáo tài chính của DN và chỉ tiêu phi tài chính như quản trịđiều hành, cơ cấu tổ chức doanh

nghiệp… đểđánh giá, xếp hạng. Các chỉ tiêu được chuẩn hóa và đưa ra thành điểm. Từ tổng điểm của các chỉ tiêu, cộng lại thành khung điểm và chia thành 9 loại doanh nghiệp, được xếp hạng từ AAA đến C. Do những hạn chế về nguồn cung cấp thông tin, CIC hiện đang chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu tài chính để chấm điểm theo hướng dẫn tại quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN và xem nhẹ các chỉ tiêu phi tài chính do vậy dẫn đến độ tin cậy, độ chính xác chưa cao.

Bảng 1.3: Các mức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo CIC

BẢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP Ký hiệu

xếp hạng Thang điểm Ý nghĩa

AAA Từ 139 điểm trở lên

Loi ti ưu: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính rất tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh, lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp nhất. AA Từ 124 điểm đến 138 điểm Loi ưu: doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt, rủi ro thấp. A Từ 109 điểm đến 123 điểm Loi tt: Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt, rủi ro tương đối thấp. BBB Từ 94 đđiểiểm m đến 108 Loi khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính. Rủi ro trung bình. BB Từ 79 đđiiểểm m đến 93

Loi trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình.

B Từ 64 điểm đến 78

điểm

Loi trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp. Rủi ro tương đối cao.

CCC Từ 49 đđiiểểm m đến 63 hiLou qui trung bình yả thấp, tự chếu: doanh nghi vế tài chính yệếu, rp hoủi ro cao. ạt động có CC Từ 34 điểm đến 48 điểm Loi yếu: Doanh nghiệp hoạt động kếm hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém, khả năng trả nợ ngân hàng kém, rủi ro rất cao. C Dưới 33 điểm Loi yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính, năng lực quản lý yếu kém, rủi ro rất cao.

1.3.2. XHTD DN của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngày 14/11/2006, thống đốc NHNN đã chính thức chấp thuận cho BIDV thực hiện chính sách trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và BIDV trở thành NHTM tại Việt Nam đi đầu trong công tác triển khai hệ thống XHTD. Tại thời điểm đó, nợ xấu của BIDV lên tới 31% nhưng đến 2006, tỷ lệ này giảm xuống 9,6%, năm 2007 là 3,9% và cuối quý 2/2008 chỉ còn 2,77% (theo http://laodong.com.vn ngày 25/06/2008). BIDV xây dựng hệ thống XHTD theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng chủ quan của các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh một vài hệ số thống kê ngành theo tính toán từ dữ liệu thông tin tín dụng của BIDV.

Hệ thống XHTD của BIDV gồm 3 phần: Hệ thống XHTD đối với khách hàng là TCKT, khách hàng cá nhân và các TCTD. Trong đó, cấu phần hệ thống XHTD cho khách hàng TCKT là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng luôn có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Các chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng nhằm bổ sung cho các chỉ tiêu tài chính. Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Trong đó, bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm bốn mươi chỉ tiêu đánh giá thuộc năm nhóm gồm: khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, quan hệ với TCTD, các nhân tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt động khác.

Bảng 1.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính trong chấm điểm XHTD DN của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam – BIDV

Chỉ tiêu phi tài chính Doanh nghinhà nước ệp Doanh nghivốn đầu tư nệp có ước ngoài Doanh nghiệp khác Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 6% 7% 5% Trình độ quản lý 25% 20% 25% Quan hệ với ngân hàng 40% 40% 40% Quan hệ với bên ngoài 17% 17% 18% Các điểm hoạt động khác 12% 16% 12%

Bộ chỉ tiêu tài chính gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập. Khả năng phân biệt giữa các ngành là rất rõ ràng khi hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ (IRB) của BIDV được thống kê với trên 30 ngành (thuộc nông - lâm – ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng và công nghiệp). Doanh nghiệp được phân chia thành 3 nhóm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác; phân theo 2 loại là doanh nghiệp đã được kiểm toán báo cáo tài chính và chưa được kiểm toán báo cáo tài chính với tỷ trọng được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.5: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính trong XHTD DN của BIDV

Báo cáo tài chính được

kiểm toán Báo cáo tài chính chkiểm toán ưa

Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%

Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 70%

Nguồn: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Tuy nhiên, trong các chỉ tiêu định tính thì số lượng chỉ tiêu được lượng hóa hoặc mang tính khách quan chưa nhiều, và các chỉ tiêu còn lại phụ thuộc vào phán đoán chủ quan của cán bộ chấm điểm.

Với mục tiêu ngày càng nâng cao hơn nữa công tác ngăn ngừa rủi ro tín dụng góp phần ổn định mọi mặt cho toàn hệ thống NH, BIDV đã xây dựng chặt chẽ quy trình giám sát và tiếp tục hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ.

1.3.3. XHTD DN tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

Hệ thống XHTD nội bộđược xây dựng và hiện đang áp dụng cho Ngân hàng thương mại CP Á Châu – ACB được tư vấn theo hệ thống xếp hạng tín dụng của công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young, bao gồm 3 thành phần:

 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp.  Hệ thống xếp hạng tín dụng cho hộ kinh doanh.  Hệ thống xếp hạng tín dụng cho cá nhân.

Trong đó, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giành cho doanh nghiệp là quan trong nhất. Hiện nay, các bộ xếp hạng này đã được chọn lọc, đơn giản hóa nhưng đồng thời có sự cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế. Hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp của ACB được chia thành 2 hệ thống chấm đểm: 1 phân hệ dùng để xét duyệt (scoring xét duyệt) và 1 phân hệ dùng để phân loại nợ (scoring phân loại nợ), trong đó phân hệ xét duyệt gồm các bộ chỉ tiêu khác so với hệ thống phân loại nợ và tỷ trọng điểm khắt khe hơn. Phân hệ xét duyệt được sử dụng khi ra quyết định cấp tín dụng, phân hệ phân loại nợ được cán bộ xếp định kỳ hàng quý phù hợp với kỳ phân loại nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) potx (Trang 30 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)