- Dính xước bề mặt, thường xảy ra ở các bộ truyền có áp suất trên bề mặt tiếp xúc
BÀI 7 :Ổ TRƯỢT
7.1.2. Phân loại ổ trượt
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, ổ trượt được chia thành một số loại như sau: - Tuỳ theo khả năng chịu tải, có các loại:
+ Ổ đỡ, là ổ chỉ có khả năng chịu lực hướng tâm (Hình 8-3, a, c).
+ Ổ đỡ chặn, là ổ vừa có khả năng chịu lực hướng tâm, vừa có khả năng chịu lực dọc trục (Hình 8-3, b, d).
+ Ổ chặn, là ổ chỉ có khả năng chịu lực dọc trục (Hình 8-3, e, f). - Theo hình dạng của ngõng trục tiếp xúc với ổ, chia ra:
+ Ổ trụ, ngõng trục là mặt trụ trịn xoay, thường dùng loại có đường sinh thẳng (Hình 8-3, a).
+ Ổ cơn, ngõng trục là mặt nón cụt trịn xoay, thường dùng loại có đường sinh thẳng (Hình 8-3, d).
+ Ổ cầu, ngõng trục là mặt cầu (Hình 8-3, b).
Hình 8-3: Các lọai ổ trượt - Theo kết cấu, người ta chia ra:
+ Ổ nguyên, ổ là một bạc tròn. + Ổ ghép, ổ gồm nhiều mảnh ghép lại với nhau, thông thường dùng ổ hai nửa (Hình 8-4).
7.1.3. Kích thước chủ yếu của ổ trượt
Ổ trượt là chi tiết được tiêu chuẩn hóa, do đó chúng ta chỉ quan tâm đến một số kích thước chính liên quan đến lắp ghép và tính tốn sức bền của ổ (Hình 8-5):
Hình 8-4: Ổ ghép từ hai nửa - Đường kính của lỗ lắp trên ngõng trục d, mm; đối với ổ côn thường ghi dtbvà độ cơn. Kích thước d nên lấy theo dãy số tiêu chuẩn.
- Đường kính ngồi của ổd0, mm.
- Chiều dày của ổ , mm. = 2
0 d
d
- Chiều dày của thân ổ2, mm.
- Chiều dày thành của gờ ổ3, mm.
- Chiều rộng của ổ, ký hiệu là B, mm (cũng có thể gọi là chiều dài của ổ, ký hiệu là l). Chiều rộng
B được lấy theo đường kính d.
- Đường kính vành ngồi gờ của ổ D, mm.
- Kích thước của lỗ dầu, kích thước của rãnh dẫn dầu. Các kich thước này lấy theo đường kính d.
- Độ nhám bề mặt của lót ổRz2, của ngõng trục làRz1.
- Khe hở trong mối ghép giữa ngõng trục và lót
ổ S, S = d-dtr. Hình 8-5: Kích thước chủ yếu của ổ trược