Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ –9 láđến trạng thái cây,

Một phần của tài liệu Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN14, vụ đông năm 2011 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” ppt (Trang 47 - 87)

cây, trạng thái và bắp độ bao bắp của giống LVN14, vụ Đông 2011

Các chỉ tiêu về trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp là những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu bệnh

và điều kiện ngoại cảnh bất lợi ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng ngô. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của giống LVN14, vụ Đông 2011

Đơn vị: điểm

Công thức Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp

1 (đ/c) 3 4 2 2 2 3 1 3 1 2 1 4 2 2 1 5 2 2 1 4.5.1. Trạng thái cây

Trạng thái cây được đánh giá khi bắp đã phát triển đầy đủ mà bộ lá vẫn còn xanh. Để đánh giá trạng thái cây cần dựa vào các chỉ tiêu như: Theo dạng cây, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, mức độ nhiễm sâu bệnh và đổ gãy. Do vậy trạng thái cây tốt cho biết giống có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh tốt.

Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.7 cho thấy, trạng thái cây của công thức trong thí nghiệm được đánh giá điểm 1 - 3. Công thức 3 có trạng thái cây tốt nhất được đánh giá ở điểm 1, công thức đối chứng kém nhất được đánh giá ở điểm 3, các công thức còn lại được đánh giá ở thang điểm 2. Như vậy, khi bón phân đạm đầy đủ, bón phân cân đối thì trạng thái cây ngô tốt hơn.

4.5.2. Trạng thái bắp

Trạng thái bắp là chỉ tiêu quyết định đến năng suất và phẩm chất hạt. chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách cho điểm khi thu hoạch. Để đánh giá trạng thái bắp chính xác cần căn cứ vào độ lớn, độ đồng đều của bắp, độ dày của hạt, mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Thường những giống có trạng thái bắp tốt là những giống có tiềm năng năng suất cao.

Qua bảng 4.7 cho thấy, công thức không bón đạm, bắp nhỏ, ít hạt, độ đồng đều của bắp kém nên trạng thái bắp được đánh giá ở điểm 4. Các công

thức 3, 4, 5 có trạng thái bắp tốt hơn (điểm 2). Công thức 2 có trạng thái bắp đạt ở mức trung bình (điểm 3).

4.5.3. Độ bao bắp

Độ bao bắp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ bắp. Nếu bắp được bao kín thì khả năng bảo vệ bắp tốt, ngăn chặn được sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Ngược lại bắp không được bao kín sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập và gây hại.

Độ bao bắp của các công thức trong thí nghiệm được đánh giá từ điểm 1 – 2. Công thức 1 có độ bao bắp không tốt được đánh giá ở điểm 2. Các công thức còn lại thì độ bao bắp tốt, bẹ che kín đầu bắp được đánh giá ở điểm 1. Đây là đặc điểm tốt của giống ngô thí nghiệm, có tác dụng lớn trong việc chống sâu bệnh và cho quá trình bảo quản.

4.6. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến các yếu tốcấu thành năng suất và năng suất của giống LVN14, vụ Đông 2011 cấu thành năng suất và năng suất của giống LVN14, vụ Đông 2011

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên cứu và sản xuất ngô. Năng suất ngô là một chỉ tiêu phản ánh tập trung nhất, chính xác các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Năng suất là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố như: Giống, phân bón, điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, sâu bệnh, dinh dưỡng...). Năng suất được đánh giá trên hai phương diện, đó là năng suất thực thu và năng suất lý thuyết. Qua kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô LVN14 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.8.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống LVN14, vụ Đông 2011

Công thức Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng/bắp (hàng) hạt/ hàng (hạt) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 (đ/c) 13,19 3,89 13,33 25,77 272,18 73,14 50,36 2 14,59* 4,29ns 13,73 27,60 ns 288,84* 79,91 ns 55,55* 3 14,84* 4,60* 14,33 28,23* 298,83* 85,98* 57,43*

4 15,25* 4,47* 13,53 30,60* 310,84* 91,97* 60,44* 5 15,02* 4,50* 13,80 27,10 ns 293,16* 80,71 ns 59,68*

P 0,023 0,037 0,064 0,023 0,005 0,045 0,010

CV% 4,2 5,3 2,5 4,8 2,8 7,4 4,6

LSD0,05 1,16 0,44 - 2,54 15,20 11,49 4,89

ns: Không có sai khác ở mức độ tin cậy 95%; *: Sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%)

4.6.1. Chiều dài bắp

Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Chiều dài bắp ngoài phụ thuộc vào đặc tính di truyền giống, còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, chế độ phân bón.

Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy, chiều dài bắp giữa các công thức biến động từ 13,19 – 15,25cm. Trong đó công thức 4 có chiều dài bắp lớn nhất là 15,25cm, dài hơn đối chứng 2,06cm. Công thức còn lại đều có chiều dài bắp lớn hơn công thức đối chứng từ 1,4 – 1,83cm ở mức độ tin cậy là 95%.

4.6.2. Đường kính bắp

Đường kính bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất của giống ngô. Đường kính bắp càng lớn thì năng suất càng cao và ngược lại.

Qua bảng số liệu 4.8. cho thấy, các công thức trong thí nghiệm có đường kính bắp biến động từ 3,90 – 4,60 cm. Trong đó công thức 3 có đường kính bắp lớn nhất là 4,60cm, cao hơn công thức đối chứng 0,71cm ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức 4, 5 có đường kính bắp cao hơn so với công thức đối chứng. Công thức 2 có đường kính tương đương công thức đối chứng.

4.6.3. Số hàng hạt/bắp

Số hàng/bắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền và luôn chẵn do đặc tính hoa kép ở ngô. Qua liệu ở bảng 4.8 cho thấy, số hàng hạt trên bắp của các công thức biến động từ 13,33 – 14,33 hàng. Các công thức bón đạm có số hàng/bắp sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

Điều đó chứng tỏ bón đạm không làm ảnh hưởng đến số hàng hạt/bắp của giống ngô LVN14.

4.6.4. Số hạt/hàng

Số hạt/ hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào quá trình thụ phấn, thụ tinh của ngô. Khi trỗ cờ tung phấn, phun râu nếu gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận dẫn đến khoảng cách từ tung phấn đến phun râu quá lớn hay nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao làm hạt phấn bị chết, không xảy ra hiện tượng thụ tinh sẽ làm giảm số lượng hạt trên hàng gây hiện tượng ngô đuôi chuột đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số hạt trên hàng.

Qua kết quả theo dõi trong vụ đông 2011 cho chúng tôi thấy, số hạt trên hàng của các công thức biến động từ 25,77 – 30,60 hạt. Công thức 3, 4 có số hạt/hàng cao hơn so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số hạt/hàng tương đương công thức đối chứng.

4.6.5. Khối lượng nghìn hạt

Khối lượng nghìn hạt ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của giống. Khối lượng nghìn hạt được xác định sau khi đã thu hoạch, khối lượng nghìn hạt càng lớn thì năng suất càng tăng và ngược lại. Khối lượng nghìn hạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, thời tiết, điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, dinh dưỡng...

Qua bảng 4.8 cho thấy, khối lượng nghìn hạt của các công thức trong thí nghiệm biến động từ 272,18 – 310,84 (g). Công thức 4 có khối lượng 1000 hạt cao nhất là 310,84 (g), công thức đối chứng có khối lượng nghìn hạt nhỏ nhất là 272,18 (g).Các công thức còn lại có khối lượng 1000 hạt cao hơn công thức đối chứng từ 16,66 – 26,65 (g).

4.6.6. Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết (NSLT) phản ánh tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện trồng trọt nhất định, năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: số bắp/cây, hàng/bắp, khối lượng nghìn hạt, số cây/m2.

Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy, năng suất lý thuyết của các công thức trong thí nghiệm biến động từ 73,14 – 91,98 tạ/ha, công thức đối chứng có năng suất lý thuyết đạt 73,14 tạ/ha. Công thức 3,4 có năng suất lý thuyết đạt 85,98 tạ/ha và 91,98 tạ/ha, cao hơn so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy là 95%. Các công thức còn lại đều có năng suất lý thuyết tương đương với công thức đối chứng.

4.6.7. Năng suất thực thu

Năng suất thực thu (NSTT) chính là sản phẩm thực tế thu được trên một đơn vị diện tích nó đánh giá chính xác, rõ nét về đặc tính di truyền cũng như mức độ thích nghi của giống trong điều kiện trồng trọt. Giống có tiềm năng cho năng suất cao chỉ có thể phát huy trong một điều kiện sinh thái thích hợp. Vì vậy, trong môi trường sinh thái nhất định, chế độ chăm sóc, kỹ thuật canh tác, phân bón như nhau những giống nào phù hợp thích nghi tốt hơn thì sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.

Qua kết quả thu được ở bảng 4.8 cho thấy, năng suất của các công thức trong thí nghiệm biến động từ 50,36 – 60,44 tạ/ha. Tất cả các công thức được bón đạm ở thời kỳ 7 – 9 lá có năng suất thực thu cao hơn công thưc đối chứng, trong đó công thức 4 có năng suất thực thu cao nhất đạt 60,44 tạ/ha, cao hơn công thức đối chứng 10,08 tạ/ha. Các công thức còn lại có năng suất thực thu dao động 55,55 – 59,68 tạ/ha cao hơn công thức đối chứng từ 5,19 – 9,32 tạ/ha ở mức độ tin cậy là 95%.

4.7. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 đến hiệu quả kinh tếcủa giống LVN14, vụ Đông 2011 của giống LVN14, vụ Đông 2011

Để đánh giá chính xác hiệu quả của việc bón đạm cho ngô ở thời kỳ 7 - 9 lá, chúng tôi sơ bộ hạch toán kinh tế. Kết quả thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến hiệu quả kinh tế của giống LVN14, vụ Đông 2011

Công thức Thu (đồng) chi (đồng) Lãi thuần (đồng)

1 (đ/c) 40.288.000 37.956.250 2.331.750

3 45.944.000 39.041.250 6.902.750

4 48.352.000 39.583.750 8.768.250

5 47.744.000 40.126.250 7.617.750

Qua bảng 4.9, chúng tôi thấy: Các công thức thí nghiệm cho lãi thuần đạt từ 2.331.750 đ/ha đến 8.768.250 đ/ha. Các công thức được bón đạm vào thời kỳ 7 - 9 lá đều có lãi thuần cao hơn công thức đối chứng. Công thức 5 có lãi thuần thấp là 7.617.750 đ/ha nhưng vẫn cao hơn đối chứng là 5.286.000 đ/ha. Công thức 4 lãi thuần cao nhất là 8.768.250 đ/ha, cao hơn đối chứng là 6.436.500 đ/ha.

Như vậy công thức bón 75 kg N/ha vào thời kỳ 7 - 9 lá cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Quatrình theo dõi, đánh giá sự ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN 14, vụ đông năm 2011 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

5.1.1. Tình hìnhsinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của giống ngô LVN14 có chiều hướng tăng theo lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá. Công thức 5 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 134 ngày, công thức đối chứng có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 130 ngày.

5.1.2. Khả năng chống chịu

-Giống ngô LVN14 bị nhiễm sâu đục thân, sâu cắn râu, bệnh khô vằn. Tỷ lệ sâu bệnh hại tăng theo lượng đạm bón ở thời kỳ 7 - 9 lá.

-Khả năng chống đổ của giống LVN14 rất tốt.

5.1.3. Năng suất và hiệu quả kinh tế

Các công thức bón đạm có năng suất cao hơn công thức đối chứng. Trong đó công thức bón 75 kg N/ha vào thời kỳ 7 - 9 lá cho năng suất cao nhất đạt 60,44 tạ/ha, lãi thuần cao nhất là 8.768.250 đồng/ha.

5.2. Đề nghị

Những kết luận trên đây chỉ là kết quả sơ bộ ban đầu của đề tài, để đánh giá chính xác hơn và khẳng định ý nghĩa khoa học cũng như trong thực tế của đề tài, cần phải tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các lượng đạm đến giống ngô LVN14 trong các vụ khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Báo cáo hiện trạng ngành giống cây trồng việt nam (2007), Cục trồng trọt, Hà Nội.

2. Báo cáo tổng kết số 29 của ISAAA http://www.agroviet.gov.vn

3. Nguyễn Văn Bào (1996), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất ngô ở Hà Giang, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Bộ (2007), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đường Hồng Dật, "Sâu bệnh hại ngô, cây lương thực trồng cạn và biện pháp phòng trừ", NXB Lao động

6. Nguyễn Thế Hùng (1996), “Xác định chế độ bón phân tối ưu cho giống ngô LVN10 trên đất bạc màu vùng Đông Anh - Hà Nội”, Kết quả Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp 1995 - 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Bùi Huy Hiền (2002), "Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam

8. Lê Quý Kha (2001), "Ảnh hưởng của thiếu nước và đạm vào giai đoạn trước trổ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở ngô nhiệt đới, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4/2001, Tr. 221-222.

9. Trần Hữu Miện (1987), Cây ngô cao sản ở Hà Nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Trần Văn Minh (2004), "Nghiên cứu và sản xuất ngô", Nxb Nông Nghiệp 11. Phạm Kim Môn (1991), “Dinh dưỡng khoáng và hiệu lực phân bón đối

với ngô đông sau 2 lúa trên đất phù sa sông Hồng”, Nông nghiệp và Quản lý kinh tế, số 6/1991.

12. Lưu Văn Quỳnh, Nguyễn Thuý Kiều và cs (2005), “Một số kết quả bước đầu nghiên cứu tạo giống ngô lai cho vùng sinh thái đồng bằng sông hồng”, Tạp Chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (kỳ 1), trang 84-85.

13. Phạm Thị Rịnh, Trần Kim Định, Trần Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Cảnh Vinh (2002), " Kết quả nghiên cứu lai tạo giống ngô lai đơn V98 - 1", Tạp chí Nông nghiệp & PTNT tháng 10/2002.

14. Dương Văn Sơn và cộng sự (1997), Giáo trình cây ngô, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

15. Tạ Văn Sơn (1995), “Kỹ thuật sử dụng phân bón thâm canh ngô”, Nghiên cứu cơ cấu luân canh tăng vụ, các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai vùng thâm canh giai đoạn 1991 - 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 51-66.

16.Ngô Sơn, (2007), “Xăng sinh học - hướng đi thà muộn còn hơn không”, Báo Lao động, 26/11/2007.

17. Ngô Hữu Tình (1995), “Nghiên cứu cơ cấu luân canh tăng vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác cây ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai ở các vùng thâm

18. Ngô Hữu Tình và cộng sự (1997), Cây ngô, nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Ngô Hữu Tình (2003), “Giáo trình cây ngô”, Nxb Nghệ An

20. Ngô Hữu Tình (2009), Chọn lọc và lai tạo giống ngô, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

21. Tổng cục thống kê, ‘‘Năng suất, diện tích và sản lượng ngô phân theo địa

phương năm2008’’, www.gso.gov.vn, 2011.

22. Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê tháng 4 năm 2011

23. Lê Quý Tường, Trương Đích, Trần Văn Minh và CTV (2001), "Xác định mức bón đạm hợp lý đối với giống ngô lai LVN4.

24. Trần Hồng Uy (1997), Báo cáo kết quả ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo của Viện Nghiên cứu Ngô tại hội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô lai

Một phần của tài liệu Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN14, vụ đông năm 2011 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” ppt (Trang 47 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w