Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 9 láđến tình hình

Một phần của tài liệu Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN14, vụ đông năm 2011 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” ppt (Trang 44 - 47)

bệnh hại của giống ngô LVN14, vụ Đông 2011

Theo tổ chức lương thực và Nông nghiệp liên hợp Quốc (FAO) cho biết: Tổng thiệt hại do sâu gây ra là 20 - 30 tỉ USD (tương đương với 13 - 14% sản lượng), do sâu bệnh gây ra là 24 - 25 tỉ USD tương đương với 11 - 12% năng suất. Chính vì vậy mà con người luôn tìm mọi biện pháp kỹ thuật để hạn chế và ngăn chặn thảm dịch này. Sử dụng thuốc hoá học cho kết quả cao nhưng hậu quả và tàn dư của nó để lại cho môi trường rất nguy hiểm và nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vì vậy, ngày nay người ta đã chú ý đến các chế phẩm sinh học có nguồn gốc tự nhiên như các loại Foocmon sinh học, bả sinh học... Đã mang lại hiệu quả nhất định mà lại rất thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là bón đạm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại ngô. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy vụ đông 2011 tại Thái Nguyên xuất hiện các loại sâu bệnh chủ yếu là: Sâu đục thân, sâu cắn râu, rệp cờ, bệnh khô vằn. Qua kết quả theo dõi chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 4.5.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô LVN14, vụ đông 2011

(Đơn vị: % cây bị nhiễm sâu bệnh)

1 (đ/c) 1,94 31,11 2,76 2 2,06 31,43 2,81 3 2,33 32,81 3,00 4 2,43 37,78 4,00 5 2,59 41,27 5,16 4.4.1.1. Sâu đục thân

Sâu đục thân (Ostrina nubilalis: Ostrina Funacalis), phân bố rộng rãi khắp các vùng trồng ngô ở Việt Nam và Thế Giới. Sâu đục thân ngô là loại sâu đa thực, gây hại chủ yếu trên ngô, ngoài rasâu còn phá hoại một số cây trồng khác như bông, kê, đay, cà... Sâu phá tất cả các bộ phận trên cây như: thân, lá, bông cờ, bắp... trừ rễ. Khi cây còn nhỏ khoảng (3 - 4 lá) sâu non tuổi 1 chỉ có thể gặm được lớp biểu bì mà chưa làm thủng lá và chưa đục vào trong thân.

Khi đến 3 tuổi sâu đục vào thân ở nửa dưới của mỗi lóng sát với lóng bên dưới. Sâu đục thân phát triển mạnh vào lúc ngô trỗ cờ và sau phun râu 2 tuần bắt đầu giảm, sâu có thể phát sinh rộng thậm chí trên một cây ngô có thể có từ 3 - 4 lỗ, khi gặp gió to cây có thể gãy hàng loạt. Trên bắp ngô, sâu đục dọc từ đầu bắp đến cuống bắp và hoá nhộng bên trong thân ngô.

Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ sâu đục thân của các công thức trong thí nghiệm biến động từ 1,94% - 2,59%. Các công thức được bón đạm vào thời kỳ 7 – 9 lá có tỷ lệ nhiễm sâu đụcthân cao hơn so với công thức đối chứng từ 0,12 – 0,65%. Công thức 5 có tỷ lệ sâu đục thân cao nhất là 2,59%, cao hơn công thức đối chứng 0,65%. Như vậy các công thức bón với lương đạm lớn hơn thì tỷ lệ bị sâu đục thân phá hoại cao hơn.

4.4.1.2. Sâu cắn râu

Sâu cắn râu có nhiều lứa trong năm, có thể gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Loại sâu này phá hoại mạnh vào lúc phun râu, cắn hết tất cả các râu ngoài bắp ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, năng suất, và phẩm chất hạt. Sâu cắn râu có 2 loại:

- Loại màu xám (Heliothis Zea): sâu này cắn râu và chui một nửa mình vào trong bắp.

- Loại màu xanh (Hliothis armigara): loại sâu này thường cắn râu sau đó chui thẳng vào bắp.

Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.5. Tỷ lệ sâu cắn râu trong các công thức biến động từ 31,11% - 41,27%. Công thức 2 có tỷ lệ nhiễm sâu bệnh tương đương với công thức đối chứng. Các công thức còn lại có tỷ lệ cây bị hại cao hơn so với đối chứng từ 1,7 – 10,16%.

Như vậy, các mức đạm khác nhau ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu của giống LVN14. Các công thức được bón ở mức đạm cao hơn bị nhiễm sâu cắn râu nhiều hơn.

4.4.1.3. Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn là bệnh nấm gây hại nghiêm trọng nhất trên cây ngô hiện nay. Bệnh xuất hiện ở khắp các vùng trồng ngô nước ta. Tùy theo mức độ bị bệnh năng suất ngô bị giảm trung bình từ 20 - 40%. Khi cây ngô bị bệnh vết bệnh xuất hiện trên cả bắp và bông cờ, làm giảm năng suất đến hơn 70%.

Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như: Lá, thân, bắp và bông cờ. Vết bệnh xuất hiện trên các lá già phía dưới gốc sau đó lan lên các lá trên, khi số lá bị nhiễm lớn hơn 1/3 số lá hiện có sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng suất ngô. Vết bệnh to dần, kéo dài tạo thành những đường vằn trên lá, hình dạng không xác định, phần lá bị bệnh chết và khô và có màu xám. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan dần từ gốc lên ngọn, gây thối thân, dễ đổ, hạt bị chín ép.

Bệnh gây hại ở các vụ ngô Đông, Xuân và Hè Thu. Ở vụ ngô Xuân bệnh gây hại nặng, thường phát sinh vào thời kỳ cây có 6-7 lá. Các yếu tố thời vụ, chế độ nước, mức bón phân đạm, mật độ gieo trồng đều gây ảnh hưởng mức độ phát sinh và phát triển của bệnh. Thời vụ gieo muộn (vụ xuân), tưới nước, bón phân đạm nhiều, mật độ gieo trồng dày đều có thể nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ cao hơn so với thời vụ gieo sớm, bón đạm vừa phải, cân đối và mật độ trồng hợp lý.

Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ bệnh của các công thức trong thí nghiệm biến động từ 2,76% - 5,16%. Công thức đối chứng và công thức 2 có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và tương đương nhau, các công thức còn lại có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn cao hơn công thức đối chứng từ 0,24 – 2,4%. Như vậy các công thức bón với lượng đạm lớn hơn thì tỷ lệ bị sâu bệnh khô vằn cao hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN14, vụ đông năm 2011 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” ppt (Trang 44 - 47)