Phân tích về kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu (Trang 39 - 42)

3.3 Phân tích quản trị chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu

3.3.3 Phân tích về kiểm soát

Sản phẩm cá thương phẩm đạt tiêu chuẩn về trọng lượng, các chỉ tiêu chất

lượng, dư lượng kháng sinh không vượt mức qui định; giá thành thấp…là điều kiện cần thiết đem lại hiệu quả kinh tế cho toàn bộ chuỗi giá trị; nâng cao thu nhập cho các tác nhân trực tiếp tham gia. Tuy nhiên, tình trạng bất cân xứng thông tin này giữa các tác nhân trong chuỗi đã làm suy giảm lòng tin giữa họ và nhất là giảm lợi nhuận cuối cùng của cả chuỗi bởi sự phát sinh các chi phí khơng cần thiết.

Tiêu chuẩn quốc gia về giống cá tra chưa có, số lượng cơ sở ương giống phát triển nhanh, tự phát và các chi cục thuỷ sản lúng túng trong khâu kiểm tra nên một số cơ sở vì chạy theo lợi nhuận đã cung ứng ra thị trường cá giống với chất lượng không tốt. Người nuôi cá thiếu thơng tin, có xu hướng lựa chọn cá giống giá thấp để tiết kiệm chi phí và chủ yếu theo kinh nghiệm dẫn đến cá tăng trưởng chậm, giá

thành cao. Theo khảo sát, tỷ lệ người có ý kiến chọn cá giống do kinh nghiệm là 73,3% 11.

Trước khi quyết định mua cá thương phẩm, các doanh nghiệp chế biến đến ao xem và chọn mẫu về kiểm nghiệm. Quyết định mua hay không, giá mua như thế

nào tuỳ thuộc vào kết quả kiểm nghiệm. Vì vậy, người ni cá do khơng có đầy đủ thông tin, thiếu phương tiện kỹ thuật đối chiếu nên gặp bất lợi hơn trong giao dịch. Có 78,7% ý kiến khảo sát cho rằng tiêu chuẩn, quy cách chất lượng cá do công ty chế biến qui định; người nuôi cá thu thập thông tin tiêu chuẩn về trọng lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm từ cơng ty chế biến chiếm tỷ lệ cao so các nguồn khác (62,7,% và 45,3%).

Tỷ lệ người nuôi cá áp dụng quy trình ni cá sạch chưa cao, theo khảo sát tỷ lệ này là 57,3%, dẫn đến tình trạng cá kém chất lượng, có dư lượng kháng sinh cao vẫn cịn. Đồng thời, tính tn thủ quy trình, ghi chép hồ sơ chưa cao nên các doanh nghiệp chế biến khơng có đầy đủ thơng tin về chất lượng cá. Điều này, có thể dẫn

đến rủi ro cho doanh nghiệp khi mua phải cá không đảm bảo tiêu chuẩn.

Các doanh nghiệp chế biến có điều kiện nắm bắt thơng tin về giá, diễn biến thị trường kịp thời, đầy đủ hơn so với người nuôi cá. Hơn nữa, đặc điểm của nghề nuôi là thu hoạch cá khi trọng lượng đạt mức phù hợp (khoảng 0,9 đến 1,1kg) thì mới

bán được giá; nếu để cá quá lứa sẽ khó bán. Như vậy, người nuôi không được chia sẻ thông tin thị trường kịp thời và đầy đủ, sẽ không chủ động được trong giao dịch và bị ép giá.

Ngồi ra, hình thức liên kết giữa người nuôi cá và doanh nghiệp hiện nay là thông qua ký kết hợp đồng. với thoả thuận giá ở thời điểm giao hàng. Người nuôi cá nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật, nên rất dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết. Do vậy, nên dù đã ký kết hợp đồng nhận đầu tư ứng trước của doanh nghiệp, nhưng khi giá thị trường biến động họ vẫn bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác hoặc thương lái với giá cao hơn.

Tóm lại, trong nội bộ chuỗi bất cân xứng thông tin giữa các tác nhân trực tiếp tham gia vẫn cịn, có ảnh hưởng nhất định đến thực thi công bằng trong các hoạt động của chuỗi. Hệ thống pháp luật, cơ chế khuyến khích, chia sẻ thơng tin để giải

quyết thực trạng này hiện nay là còn thiếu và khơng hiệu quả.

Ngồi ra, theo khảo sát, chỉ 34,7% hộ ni cá có hệ thống xử lý nước thải qua ao lắng đọng ; còn lại khơng có hệ thống xử lý hoặc thải vào sơng, rạch, kênh. Các doanh nghiệp chế biến, tuy có hệ thống xử lý chất thải nhưng do quy chuẩn kỹ thuật không phù hợp hoặc không đáp ứng kịp công suất chế biến. Các cơ quan chức năng

thiếu kiểm tra xử lý nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)