Nguồn: Dự án IDRC (2008), Phân tích chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang
Tham gia Liên hợp các cơ sở nuôi được cung cấp thường xuyên thông tin kinh kế, kỹ thuật; được hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ; hướng dẫn kỹ thuật phòng và điều trị bệnh cá, phương thức sử dụng các loại thuốc thú y thủy sản. Trong q trình ni được Công ty Agifish xem xét đầu tư vốn qua các hình thức cung cấp thức ăn, thuốc điều trị, đầu tư con giống, vay tín dụng với lãi suất ưu đãi
từ quỹ tương trợ của Liên hợp và được ưu tiên ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Ngồi ra, cơ sở ni được cung ứng nguyên liệu đầu vào với giá ưu đãi và nhất là
được đảm bảo chất lượng. Cơ sở nuôi chủ động hơn trong quyết định sản xuất, căn
cứ theo kế hoạch sản xuất của Liên hợp giao cho từng thành viên.
Việc kiểm soát chất lượng trong quá trị nuôi được chú trọng, định kỳ mỗi
tháng một lần Ban quản lý APPU đến từng cơ sở ni kiểm tra nguồn nước, quy trình kỹ thuật, ghi chép sổ sách,…Kết quả là ý thức người nuôi cá được nâng lên, biết thực hiện tốt các quy định về mơi trường và quy trình ni cá sạch. Mức độ nhiễm các hoá chất kháng sinh đã giảm đáng kể so với trước, từ trung bình 20%
xuống còn 5,8%; tỷ lệ sản phẩm loại I tăng 20-25%; chất lượng sản phẩm tương đối
đồng nhất. Năm 2008, ngành sản xuất chế biến cá da trơn xuất khẩu gặp nhiều khó
khăn do những bất ổn vĩ mơ như lạm phát cao, lãi suất cao, hạn chế tín dụng,v.v;
trong khi giá nguyên liệu cá giảm do khủng hoảng thừa. Các cơ sở nuôi được công ty hỗ trợ bao tiêu toàn bộ sản phẩm; được hỗ trợ vốn sản xuất bằng thức ăn và thuốc thú y 238 tỷ đồng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật ni miễn phí,v.v giúp vượt qua khó khăn12.
Mơ hình liên hợp đã giúp cơng ty Agifish có được nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng. Sản lượng đáp ứng 52% nhu cầu nguyên liệu của công ty (năm
2009); tỷ lệ sản phẩm loại I tăng đã giúp định mức chế biến bình quân giảm từ 3kg xuống 2,66 kg cá nguyên liệu cho 1kg cá phi-lê. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh13.
Kết quả hoạt động của mơ hình APPU trong 4 năm qua đã hé mở một hướng
đi mới, có hiệu quả trong xây dựng mối liên kết dọc giữa các tác nhân tham gia
chuỗi. Để xây dựng, hồn thiện mơ hình liên kết đạt hiệu quả cao hơn, cần bổ sung những vấn đề sau:
Quy mô của liên hợp chưa đủ lớn để cơng ty có thể tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô. Năng lực hạn chế về vốn vật chất và vốn con người là cản trở để mở rộng quy mô của liên kết. Sự hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu do hạn chế trong cơ chế cho vay, tâm lý e dè. Vì vậy, cần có sự hợp tác tích cực hơn nữa của ngân hàng trên cơ sở tin cậy, đảm bảo lợi ích hài hồ.
Vận động, thuyết phục người nuôi nhằm xây dựng vùng nuôi an tồn quy mơ lớn, hạn chế tình trạng manh mún để tiết kiệm chi phí.
Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các thành viên cụ thể, rõ ràng, công khai minh bạch thể hiện tinh thần cùng sẻ chia rủi ro khi giá thị trường có biến động mạnh.
Xây dựng bộ chuẩn kỹ thuật nuôi, định mức kỹ thuật áp dụng chung trong liên hợp. Từ đó, xác định giá thành sản phẩm và là cơ sở để xác định giá giao dịch đảm bảo lợi ích của mỗi thành viên.
Liên kết với Viện/Trường nghiên cứu khoa học thuỷ sản về lai tạo giống, cải tiến kỹ thuật ni.
3.4 Đề xuất chính sách Nhà nước nâng cao hiệu quả kinh tế ngành sản xuất, chế biến cá da trơn xuất khẩu
Các gợi ý chính sách đưa ra dưới đây tập trung vào hai nhóm vấn đề chính là (1) quản trị chuỗi trên ba mặt nguyên tắc và quy định, sự thi hành, các dịch vụ hỗ
trợ; (2) sự liên kết
3.4.1 Nhóm chính sách về ngun tắc và quy định
Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt nhằm tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương quy hoạch cụ thể vùng
nguyên liệu, định hướng phát triển cơng nghiệp chế biến. Vấn đề có thể nảy sinh là sự khác biệt giữa đề án này và quy hoạch trước đây của địa phương. Hơn nữa, việc triển khai tiếp tục đề án này ở các địa phương là rất chậm. Vì vậy, Bộ NN&PTNT cần xây dựng lộ trình cụ thể để các địa phương hồn chỉnh quy hoạch chi tiết của mình. Đồng thời, cùng với các địa phương xây dựng phương án giải quyết hài hồ lợi ích của người ni cá trước đây nhưng không nằm trong quy hoạch của đề án
này. Các địa phương cần tổ chức triển khai, rà sốt và hồn chỉnh quy hoạch. Những cơng việc này cần được nhanh chóng tổ chức thực hiện nhằm ngăn chặn tình trạng sản xuất tự phát như hiện nay và để người nuôi cá an tâm sản xuất.
Chấn chỉnh quản lý nhà nước về cấp phép cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tập trung đầu mối để quản lý và quản lý có hiệu quả. Việc kiểm tra các
trong khi năng lực bộ máy quản lý cấp xã còn nhiều hạn chế là không hiệu quả, trái với quy định của Nghị định 59. Bộ NN&PTNT xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật nhà máy chế biến thuỷ sản Trước mắt, các địa phương rà soát, chấn chỉnh cấp phép hoạt động cho các nhà máy chế biến; phải theo đúng quy hoạch, có vùng
nguyên liệu và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Sản xuất cá tra giống hiện nay là đáng báo động. Quản lý nhà nước trên lĩnh vực này lỏng lẻo; lượng con giống còn thiếu so nhu cầu; tỷ lệ hao hụt, nhiễm bệnh cao…. Vì thế, cần có chính sách đầu tư nghiên cứu khoa học thuỷ sản. Nghiên cứu, xây dựng và sớm ban hành tiêu chuẩn quốc gia về giống cá tra. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng con giống. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về chính sách đất đai, tín dụng cho các thành phần kinh tế đầu tư thêm các trại sản xuất cá
giống có chất lượng cao. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, trước mắt là các doanh nghiệp tự tổ chức hay liên kết vùng nguyên liệu đầu tư, liên kết với các viện nghiên cứu trong lai tạo giống; với các trung tâm sản xuất giống để có nguồn cung
cấp ổn định, có chất lượng.
Nghiên cứu, xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. Hơn nữa, hiện nay chưa có tiêu chuẩn chất lượng cá tra thương phẩm. Điều này là một trong các lý do gây bất lợi cho người
nuôi cá trong định hướng sản xuất và trong giao dịch với các doanh nghiệp chế biến. Vì vậy, cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu phải đạt được
nhân chính này trong chuỗi. Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích xuất khẩu cá da trơn
3.4.2 Nhóm chính sách về sự thi hành
Chấn chỉnh công tác kiểm tra giám sát hoạt động thuỷ sản theo hướng củng
cố, tăng cường đội ngũ thanh tra viên thuỷ sản; nội dung kiểm tra phải toàn diện ở
tât cả các khâu trong hoạt động của chuỗi. Khắc phục chú trọng kiểm tra thuốc thú y thuỷ sản mà buông lỏng kiểm tra khâu vệ sinh thú y; tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nước thải. Cụ thể hố quy trình và cách xử lý các vi phạm trong hoạt
động thuỷ sản. Công bố thông tin minh bạch rõ ràng để mọi người biết. Kiên quyết
xử lý các trường hợp vi phạm, nhất là ở các khâu như sản xuất cá giống, vệ sinh an tồn thực phẩm.
Ơ nhiễm mơi trường đang là thách thức lớn cho sự phát triển của ngành. Các
cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm một cách nghiêm minh theo pháp luật hiện hành về môi trường
3.4.3 Nhóm chính sách về sự hỗ trợ của các tác nhân bên ngoài chuỗi
Đối với diện tích đất nằm trong quy hoạch nhưng chưa có người sử dụng, Nhà
nước cần có chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, cải tiến thủ tục hành chính trong
khâu giao đất để khuyến khích đầu tư. Chính sách cho vay của các ngân hàng
thương mại, nhất là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cần nới lỏng các qui định cho vay đối với người ni cá. Các hộ ni cá có hợp đồng cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến có thể sử dụng hợp đồng để thế chấp vay.
Đảm bảo nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp chế biến vay, nhất là khi vào mùa
vụ cần tiền để thu mua cá.
Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cho đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng hệ
thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản để chủ động cấp thốt nước, xử lý mơi trường. Nâng cao hiệu quả hoạt động của VASEP theo hướng cung cấp thông tin thị
trường, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại có hiệu quả. Phát huy tốt hơn vai trị cầu nối giữa Chính phủ và các doanh nghiệp, đề đạt những chính sách nhằm phát triển ngành bền vững. Nghiên cứu mơ hình hiệp hội nghề nghiệp cho những người nuôi cá, là cầu nối phản ảnh thực trạng và đề đạt những nguyện vọng;
đồng thời là đối trọng trong quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp. Hoạt động hiệp
hội chủ yếu cung cấp thơng tin, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích sự hợp tác của các thành viên trong sản xuất.
3.4.4 Nhóm chính sách khuyến khích liên kết
Mục tiêu là hình thành sự liên kết ngang, dọc giữa các tác nhân chính trong chuỗi, liên kết với các tác nhân ngoài chuỗi; hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế
bền vững, nâng sức cạnh tranh của ngành hàng trên thương trường quốc tế.
Các chính sách khuyến khích liên kết giữa người ni và doanh nghiệp chế biến như: phải tổ chức vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 50%-60% nhu cầu; đa
dạng các hình thức hợp đồng, đảm bảo tính pháp lý, ưu tiên tín dụng cho doanh
nghiệp chế biến theo tỷ trọng số lượng nguyên liệu có ký kết hợp đồng liên
tâm và có sự tham gia của ngân hàng, các Trường/Viện nghiên cứu, các nhà cung cấp thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản.
Hình thành các hợp tác xã nuôi cá quy mô lớn được sự hỗ trợ kỹ thuật, quản lý điều hành từ các cơ quan quản lý nhà nước. Khuyến khích hình thành liên kết
giữa các doanh nghiệp chế biến. Hợp tác xây dựng cơ sở dữ liệu, trao đổi thông tin thị trường, hỗ trợ kỹ thuật,v.v. Trước mắt cần có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước với vai trò trung tâm cho sự gắn kết (chẳng hạn Trung tâm Xúc tiến thương mại địa phương) vì thơng tin kinh tế là rất nhạy cảm.
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN
Ngành sản xuất, chế biến cá da trơn xuất khẩu Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, đem lai nguồn thu ngoại tệ hàng năm xấp xỉ 1,4 tỷ USD và giải quyết việc làm cho trên 100.000 lao động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, ngành cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn như thường xảy ra mất cân đối cung cầu, giá biến động, các rào cản kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu,…Các nghiên cứu gần đây đã phác hoạ bản đồ chuỗi giá trị của ngành,
phân tích và cho thấy xu hướng phát triển thiếu bền vững của chuỗi.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích dưới góc độ quản trị và sự liên kết về thực trạng hiện nay; kết hợp điều tra chọn mẫu, phỏng vấn chuyên gia; kết quả nghiên cứu của đề tài này đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại. Các nguyên tắc và quy định nhiều về số lượng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa cụ thể, không theo kịp sự phát triển của ngành. Quản lý nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát sự thi hành còn lỏng lẻo, thiếu sâu sát; cơ chế thưởng phạt khơng khuyến khích sự thi hành. Sự hỗ trợ của các dịch vụ, những tác nhân ngoài chuỗi đã được cải thiện
nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu thúc đẩy sự phát triển bền vững của chuỗi. Các mối liên kết trong chuỗi tuy đã được hình thành và khá đa dạng nhưng thiếu bền vững, chưa giải quyết hài hồ mối quan hệ lợi ích giữa các thành viên tham gia liên kết.
Đề tài cũng phân tích sự cần thiết, lợi ích đạt được thơng qua liên kết; chỉ ra nguyên
Trên cơ sở những phân tích, đề tài cũng đã đưa ra những giải pháp theo từng nhóm chính sách để thúc đẩy chuỗi phát triển một cách bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế. Thông qua các đề xuất này, đề tài khẳng định vai trò của nhà nước là
rất quan trọng thể hiện qua việc cần phải tiếp tục xây dựng, hồn thiện thể chế các chính sách hiện hành; tạo hành lang pháp lý khuyến khích sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân chính tham gia chuỗi. Cuối cùng, thông qua những đề xuất bổ sung, đề tài đã phác hoạ bước đầu “hình mẫu” cho sự liên kết dọc trong chuỗi .
Tuy nhiên, với những hạn chế về thời gian nghiên cứu, kiến thức, kinh nghiệm; những kết quả đạt được của đề tài chắc chắn chưa phản ảnh một cách toàn diện về ngành sản xuất, chế biến cá da trơn xuất khẩu đang phát triển rất nhanh hiện nay.. Trong thời gian tới, cần thiết có những đề tài nghiên cứu tiếp theo phân tích dưới những góc độ khác nhau của chuỗi giá trị để thúc đẩy nâng cao tính bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Báo cáo kết quả thực hiện
kế hoạch tháng 12 năm 2009 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Quy hoạch phát triển sản
xuất và tiêu thụ cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Quyết định 102/2008/QĐ-BNN ngày 17/10/2008.
3. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (2009), Báo cáo thường niên
năm 2008.
4. Dự án IDRC (2008), Phân tích chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang.
5. GTZ Eschborn (2007), Cẩm nang ValueLinks – Phương pháp luận thúc
đẩy chuỗi giá trị.
6. Kaplinsky, R. và M. Morris (2001), Cẩm nang nghiên cứu chuỗi giá trị. 7. Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish (APPU) (2005), Đề án thành lập và
phương hướng hoạt động giai đoạn 2005-2007.
8. Liên ngành Cục Thống kê và Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh An Giang (2009), Báo cáo kết quả điều tra thuỷ sản thời điểm 01/11/2009.
9. Võ Thị Thanh Lộc (2009), Phân tích lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị
cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long như thế nào…. Tạp chí Quản lý kinh tế
số 26, tháng 5+6 năm 2009
10. M4P (2008) Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo - Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị
11. Lê Xuân Sinh & Lê Lệ Hiền (2008), Cung cấp và sử dụng giống cá tra ở
Đồng bằng sông Cửu Long.
12. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động
ngành nông nghiệp và PTNT năm 2009, kế hoạch sản xuất năm 2010. 13. Văn Phịng Chính Phủ, Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và