- Tùy theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.
b. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng.
3.2.1. Hoạt động học tập
3.2.1.1. Khái niệm hoạt động học tập của sinh viên
Để tìm kiếm và nắm vững các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới có rất nhiều con đường và cách học. Nhưng khi nói đến hoạt động học tập đúng với nghĩa tâm lý học chỉ nảy sinh và được hình thành ở trẻ em từ 6 tuổi nhờ có phương pháp của nhà trường. Hoạt động này tạo ra sự biến đổi ngay chính chủ thể của hoạt động là học sinh hay sinh viên.
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về hoạt động học tập:
- L.B. Encônhin nêu lên việc lĩnh hội tri thức là nội dung cơ bản của hoạt động học tập và được xác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạt động học tập.
- I.B.Intenxơn xác định học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người có mục đích nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất định của hành vi. Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn.
- A.N. Lêơnchiev, P.Ia. Ganpêrin và N.Ph. Talưđina xem q trình học tập xuất phát từ mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức tâm lý bên ngoài và bên trong của hoạt động đó.
V.V.Đavưđơv quan niệm học tập dựa trên cơ sở nâng cao trình độ tư duy lý luận.
- Pêtrơvxki nêu lên tâm lý học hoạt động học tập là vấn đề phẩm chất tư duy và kết hợp các loại hoạt động trong việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ giảng dạy.
- D.N. Bôgôialenxki và N.A. Mentrinxcai chú ý nhiều nhất trong hoạt động học tập là sự phát triển quan hệ giữa phân tích và tổng hợp.
- N.V. Cudơmina coi học tập là loại hoạt động nhận thức cơ bản của sinh viên, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy. Trong q trình đó, việc nắm vững nội dung cơ bản các thơng tin mà thiếu nó thì khơng thể tiến hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai.
nhận thức hay liên quan chỉ với tư duy và có liên quan đến nghề nghiệp. Mỗi định nghĩa có nhấn mạnh một khía cạnh nào đó theo quan niệm của tác giả, nhưng có điểm chung của hoạt động học tập là có mục đích tự giác, có ý thức về động cơ, và trong đó diễn ra các q trình nhận thức, đặc biệt là quá trình tư duy.
Trong các tài liệu tâm lý học gần đây, nêu lên 5 vấn đề cơ bản nói lên bản chất của hoạt động học tập:
+ Đối tượng của hoạt động học tập là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
+ Mục đích của hoạt động này hướng vào làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động.
+ Hoạt động học tập là loại hoạt động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
+ Hoạt động học tập không phải là hoạt động chỉ tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu chính những tri thức của bản thân hoạt động (những hành động học tập thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao).
Hoạt động học tập của sinh viên cũng có bản chất như vậy, và có thể định nghĩa: Hoạt động học tập ở đại học là một loại hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo của sinh viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia phát triển tồn diện, sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao. Những nét đặc trưng cho hoạt động này là sự căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ, trong đó bao gồm các q trình tâm lý cao, các hoạt động có khác nhau và nhân cách người sinh viên nói chung.
2.2.1.2. Đặc điểm chung của hoạt động học tập ở sinh viên:
+ Có tính chất độc đáo về mục đích và trong kết quả của hoạt động. Trong hoạt động lao động sản xuất, con người làm biến đổi đối tượng vật chất thành những sản phẩm có giá trị cho xã hội. Khác với hoạt động lao động, hoạt động học tập không làm biến đổi đối tượng mà làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động. Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai.
+ Hoạt động diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo.
+ Phương tiện hoạt động là các thư viện với sách vở, các thơng tin trên mạng Internet, phịng thực nghiệm với các thiết bị bộ môn, ….
+ Hoạt động tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên có nhịp độ căng thẳng, mạnh mẽ về trí tuệ. Họ phải chịu một sự quá tải điều đó đặc biệt thể hiện trong các kỳ kiểm tra, thi, bảo vệ khóa luận, luận văn, đồ án tốt nghiệp.
+ Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập trí tuệ cao.
a. Khái niệm:
Hoạt động học tập của SV là loại hoạt động có mục đích tự giác, có hệ thống động cơ thúc đẩy và có sự tham gia của các q trình nhận thức từ việc tri giác các thông tin đến các quá trình tư duy phức tạp nhất. Tất nhiên trong hoạt động đó cũng thể hiện mạnh mẽ các q trình xúc cảm, ý chí và tồn bộ các thuộc tính nhân cách của người SV.
Động cơ được hiểu là cái thúc đẩy con người hoạt động đạt mục đích nhất định. Động cơ học tập là những hiện tượng, sự vật trở thành cái kích thích người SV đạt kết quả nhận thức và hình thành phát triển nhân cách.
b. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại động cơ.
* Căn cứ vào mục đích học tập, các nhà TLH chia động cư thành 5 loại sau: - Động cơ xã hội thể hiện ở ý thức về các nhu cầu, các lợi ích xã hội, về các chuẩn mực và mục đích xã hội.
- Động cơ nhận thức – khoa học thể hiện ở thái độ đối với quá trình nhận thức, với nội dung của vấn đề được nghiên cứu.
- Động cơ nghề nghiệp.
- Động cơ tự khẳng định: ý thức về những năng lực của mình và mong muốn thể hiện chúng.
- Động cơ vụ lợi.
* Những nghiên cứu về động cơ học tập của SV cho thấy các nhóm động cơ trên có tác dụng thúc đẩy học tập của SV khơng phải đồng đều mà có tình trạng thứ bậc các động cơ ưu thế. Thứ bậc được xếp như sau:
- Thứ nhất là động cơ nhận thức – khoa học. - Thứ hai là động cơ nghề nghiệp.
- Thứ ba là động cơ xã hội.
- Thứ tư là động cơ tự khẳng định. - Thứ năm là động cơ vụ lợi.
Tuy nhiên vị trí này khơng phải cố định, chúng biến đổi trong q trình học tập của SV, và thứ bậc này cũng rất khác nhau ở những SV học giỏi và học yếu.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành động cơ học tập của SV: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của SV:
- Nội dung bài học
- Phương pháp giảng giải
- Các kết quả đã đạt được, khơng khí thi đua trong lớp ...
- Ý thức về mục đích gần và mục đích cuối cùng của hoạt động học tập. - Hiểu rõ ràng về ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các tri thức được lĩnh hội. - Hình thức xúc cảm của các thơng tin khoa học được trình bày.
- Sự mở rộng của nội dung và cái mới của tài liệu. - Xu hướng nghề nghiệp của hoạt động học tập.
- Việc chọn ra những bài tập phù hợp tạo những mâu thuẫn về mặt nhận thức thơng tin trong chính bản thân của cấu trúc hoạt động học tập. Từ đó duy trì được tính ham hiểu biết và khơng khí tâm lý nhận thức trong nhóm học tập.
Động cơ học tập của SV còn được xem xét về mặt kinh tế – xã hội.
Nhu cầu của mỗi cá nhân về giáo dục đại học có hai chiều: Thẳng đứng và nằm ngang. Chiều thẳng đứng biểu thị trình độ học vấn và cơng việc có thể giành được nhờ học vấn. Chiều nằm ngang biểu thị loại hình giáo dục. Cả hai chiều này đều có tầm quan trọng đối với quốc gia cũng như đối với mỗi công dân. Các nhân tố kinh tế và các nhân tố phi kinh tế ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học ở bậc đại học, có thể chỉ ra ba nhân tố cơ bản quy định việc theo đuổi học đại học của thế hệ trẻ là:
- Cơ hội có cơng việc và đường cơng danh:
Động cơ thăng tiến công danh nhờ việc theo đuổi bậc học đại học có liên quan đến nhu cầu của cá nhân và nhu cầu nguồn nhân lực.
- Sự cung ứng học bổng và trợ cấp - Học tập vì học tập.
2.2.1.4. Các quá trình nhận thức diễn ra trong hoạt động học tập
Cũng như mọi hoạt động học tập nói chung, trong hoạt động học tập của SV ln diễn ra các q trình nhận thức từ mức độ thấp đến mức độ cao, tuy nhiên ở lứa tuổi SV hoạt động nhận thức có đặc điểm khác với các lứa tuổi khác, đó là sự phát triển, tính chọn lọc cao và tính độc lập, sáng tạo. Biểu hiện:
- Trong tri giác của người SV có tính chọn lọc rất cao, SV chỉ tri giác những thông tin trong bài giảng của cán bộ giảng dạy hay trong sách , tạp chí có liên quan đến hứng thú nhận thức, có ích cho hoạt động nghề nghiệp. Do đó người giảng viên cần chú ý đến tính có ích của thơng tin, về phương pháp luận khoa học và về nghề nghiệp.
- Quá trình tư duy diễn ra rất căng thẳng trong suốt quá trình học tập của SV. Tư duy của SV gắn liền với các phẩm chất: Tính độc lập, sáng tạo.
Tư duy độc lập là khả năng cá nhân “chuyển” những phán đốn nảy sinh trong q trình nắm vững tri thức vào những ý kiến riêng và niềm tin riêng của mình. Tư duy độc lập của SV thể hiện ở mấy dấu hiệu sau:
+ Tự đặt ra vấn đề.
+ Tự tìm cách giải quyết vấn đề đó theo nhiều chiều, nhiều phương thức khác nhau.
+ Có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng. + Tự đánh giá kết quả tìm được.
Phẩm chất tư duy sáng tạo là sự độc đáo, khơng rập theo khn mẫu, có tính chất mới lạ, khác thường về cách “Thử và sai”, hoặc chọn ra phương án đơn giản nhất trong các phương án đã biết để giải quyết các nhiệm vụ tương tự. Đối với SV phẩm chất này được biểu hiện ở chỗ:
+ Học tập vượt ra khỏi giới hạn của những tài liệu cơ bản. + Tìm thấy những mối liên hệ, quan hệ mới giữa các đối tượng.
+ Biết huy động rộng rãi, hợp lý các tri thức, các kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.
- Đi kèm theo các q trình nhận thức là q trình trí nhớ và trạng thái chú ý. Q trình trí nhớ diễn ra liên tục trong hoạt động học tập của SV, bao gồm sự ghi nhớ tài liệu, sự lưu giữ và tái hiện lại chúng. Tuổi SV đã phát triển các loại trí nhớ, đặc biệt trí nhớ ý nghĩa, đây là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động học tập đạt kết quả.
Trạng thái chú ý giúp cho q trình học tập có hiệu quả hơn, ở tuổi SV, sức tập trung chú ý cao, khối lượng chú ý lớn, và khả năng chú ý bền vững và lâu dài. Các nghiên cứu cho thấy SV có thể nghe giảng hay đọc trong thời gian liên tục từ 1 đến 2 giờ liền.
2.2.1.5. Quan hệ giữa các hành động học tập của SV và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Tùy theo quan điểm giảng dạy, cách dạy, cách tác động giáo dục của giáo viên mà SV có thái độ phản ứng khác nhau và cách học khác nhau.
- Trong trường hợp người SV coi mình chỉ là đối tượng tác động hình thành của nhà SP thì họ tổ chức quá trình nhận thức một cách thụ động các tri thức có sẵn từ bên ngồi. người giáo viên đóng vai trị là người thơng báo, mơ tả, giải thích.
- Khi SV xem mình là chủ thể được hình thành do tác động của những hứng thú và mục đích riêng của cá nhân nên họ say mê, độc lập tìm tịi các thơng tin và tích cực vận dụng chúng . Trong trường hợp này, học tập mang tính chất sáng tạo, nhưng có tính tự phát nên tính hệ thống khơng cao. Với đối tương SV này người dạy cần có phương pháp kích thích tính tị mị, ham hiểu biết bằng cách giới thiệu các địa chỉ tài liệu cho SV tìm kiếm và có các cuộc thi kích thích SV sáng tạo.
- Trường hợp thứ ba, là những SV thể hiện mình vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động học tập, họ tìm tịi thơng tin một cách có định hướng, phương pháp dạy của giáo viên chủ yếu cần đặt các vấn đề, giao nhiệm vụ, tổ chức thảo luận, làm việc nhóm, ….