- Tùy theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.
1. Đặc điểm lao động sư phạm đại học:
1.2. Đặc trưng tâm lý của hoạt động sư phạm đại học
* Ở đại học, sự sáng tạo sư phạm đi liền với sự sáng tạo khoa học, người giảng viên bộ môn khoa học đồng thời phải là người nghiên cứu, tìm tịi phát hiện cái mới, mở rộng và làm phong phú, sâu sắc hơn những tri thức khoa học của bộ mơn mình giảng dạy. Dựa vào những phẩm chất nhất định của hai loại hoạt động trên, người ta phân giảng viên đại học thành bốn loại sau:
- Loại thứ nhất là những giảng viên có khả năng kết hợp tốt các hoạt động của nhà khoa học với hoạt động của nhà sư phạm. Đây là những người có trình độ nghiệp vụ cao.
- Loại thứ hai là những người làm tốt công việc của nhà khoa học nhưng giảng dạy cịn yếu, khơng hấp dẫn sinh viên trên giảng đường. Những giảng viên này phù
- Loại thứ ba gồm những giảng viên chỉ thực hiện các hoạt động sư phạm mà không thực hiện tốt hoạt động NCKH
- Loại thứ tư là những giảng viên yếu cả hoạt động sư phạm và hoạt động NCKH * Cấu trúc tâm lý, hoạt động của nhà sư phạm được xác định như là mối liên hệ lẫn nhau và tính kế tục trong các hành động của nhà sư phạm nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thơng qua việc giải quyết các nhiệm vụ sư phạm. Trong cấu trúc có 5 thành phần chức năng là: nhận thức, thiết kế, cấu trúc, giao tiếp và tổ chức.
- Thành phần nhận thức gồm các hành động có liên quan đến việc tích lũy tri thức và phương tiện đạt được nó, các kĩ năng tóm tắt tri thức. Chẳng hạn như, kĩ năng nghiên cứu một nội dung khoa học nào đó và phương pháp tác động đến người khác; kĩ năng tìm hiểu những đặc điểm lứa tuổi và loại hình cá thể; kĩ năng tự phân tích và đánh giá q trình, cùng kết quả hoạt động của bản thân.
- Thành phần thiết kế bao gồm những hành động liên quan đến việc lập kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ sư phạm và nghiên cứu được giao cũng như cách giải quyết nhiệm vụ đó. Có thể dẫn chứng một số kĩ năng sau: kĩ năng dự kiến các hoạt động của sinh viên; kĩ năng xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy; kĩ năng thiết kế các biện pháp tạo hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên; kĩ năng xây dựng biện pháp và tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động của sinh viên.
- Thành phần cấu trúc bao gồm các hành động có liên quan đến việc lựa chọn, xắp xếp nội dung thông tin học tập và giáo dục trong bài giảng, xemina và các biện pháp khác. Thành phần này biểu hiện trong các kĩ năng: lựa chọn sắp xếp nội dung thông tin cần truyền đạt tới SV; dự kiến hoạt động lĩnh hội của SV; dự kiến hành vi ứng xử trong quá trình tác động tới SV.
- Thành phần giao tiếp bao gồm những hành động liên quan tới việc hình thành mối quan hệ hợp lý có tính giáo dục giữa giảng viên và SV. Thành phần này bao gồm các kỹ năng như: thiết lập mối quan hệ đúng đắn với những đối tượng tác động của giảng viên; xây dựng mối quan hệ đúng đắn với lãnh đạo, đồng nghiệp; phối hợp hoạt động có tính chun mơn hẹp của bản thân với những vấn đề ở tầm vĩ mô.
- Thành phần tổ chức gồm những hành động thực tiễn, tư tưởng, giáo dục để tổ chức cụ thể mối quan hệ trong hoạt động sư phạm giữa giảng viên và sinh viên. Thành phần này gồm: tổ chức thông tin – thông báo; tổ chức các hoạt động của sinh viên; tự tổ chức hoạt động của bản thân trong quan hệ với SV và người khác.
* Cấu trúc tâm lý của hoạt động sư phạm thay đổi theo trình độ tay nghề của giảng viên. Tay nghề sư phạm được biểu hiện ở bề ngoài và trong nhân cách.
Những biểu hiện bên ngoài của tay nghề sư phạm là: trình độ thực hiện hoạt động sư phạm; chất lượng hoạt động sư phạm; ứng xử phù hợp trong các tình huống sư phạm; mức độ đạt kết quả của sinh viên.
Những biểu hiện bên trong của tay nghề sư phạm là: các phẩm chất nghề nghiệp (xu hướng và năng lực nghề nghiệp); thái độ tích cực đối với lao động sư phạm; hứng thú và lòng yêu nghề sư phạm; năng lực sư phạm.
Có 5 mức độ tay nghề hay trình độ hoạt động nghiệp vụ sư phạm của giảng viên là:
- Mức độ tối thiểu (trình độ tái tạo): truyền đạt tri thức đã biết
- Mức độ thấp (trình độ thích ứng): truyền đạt và cải biến thơng tin phù hợp với đối tượng.
- Mức độ trung bình (trình độ mơ hình hóa cục bộ): có khả năng hình thành ở sinh viên những tri thức – kĩ năng – kĩ xảo vững chắc theo từng phần của giáo trình hay chuyên đề
- Mức độ cao (trình độ mơ hình hóa hệ thống tri thức): có khả năng hình thành ở sinh viên những tri thức – kĩ năng – kĩ xảo vững chắc theo tồn bộ giáo trình và chương trình thuộc bộ mơn mình giảng dạy.
- Mức độ cao nhất (trình độ mơ hình hóa hệ thống hoạt động): có khả năng sử dụng bộ mơn khoa học do mình đảm trách như một cơng cụ hình thành nhân cách của sinh viên; có khả năng hình thành tư duy sáng tạo cho SV, hình thành ở họ kĩ năng khai thác độc lập tri thức mới và khả năng vận dụng chúng trong việc hoạt động mới.
* Đối với người cán bộ giảng dạy đại học, những khuyến cáo sau đây của Unesco về nghề dạy học là những lời khuyên bổ ích và thiết thực:
- Dạy học vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, vì nội dung giáo dục khơng ngừng đổi mới và biến động nên người giáo viên, giảng viên phải khơng ngừng nâng cao trình độ cả về tri thức lẫn kĩ năng trình độ
- Dạy học là sự nghiệp suốt đời nhằm phục vụ xã hội, tổ quốc và nhân loại
- Dạy học là một thử thách đối với lòng tận tụy, đức hy sinh, sự phấn đấu suốt đời và tình yêu đối với cơng việc dạy học, sẽ địi hỏi phải hành động vì lợi ích của cơng việc cũng như vì thành tựu của đối tượng phục vụ thay vì những lợi ích vị kỷ hay quyền lợi vật chất.
- Dạy học được tôi luyện nhờ hiểu biết sâu sắc bộ mơn khoa học mà mình phụ trách và nhân cách của bản thân khi tham gia đầy đủ vào quá trình giáo dục – giảng dạy hướng tới việc hình thành nên bầu khơng khí tơn trọng, hiểu biết lẫn nhau giữa thầy và trò, giữa các đồng nghiệp.
- Dạy học là một lĩnh vực của những nỗ lực không mệt mỏi, người giảng viên phải huy động hết sức những hiểu biết đầy đủ nhất của mình cũng như nhiệt tâm cao thượng nhất để thực hiện thiên chức của người thầy theo những chuẩn mực cao nhất về chất lượng đào tạo và tự hoàn thiện.
- Dạy học là nghề xứng đáng với niềm vinh dự về tính chất cao quý và cực kỳ cần thiết của nghề nghiệp đó đối với mỗi cá nhân cũng như đối với toàn xã hội.
2. Những yêu cầu về nhân cách của người giảng viên đại học
2.1. Các phẩm chất của người giảng viên đại học
Người giảng viên đại học phải có những phẩm chất cần thiết như: Thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu nghề, yêu trẻ, các phẩm chất đạo đức, ý chí khác.