Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: XÂY DỰNG MỨC KHẤU TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM ppt (Trang 50 - 91)

- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẤU TRỪ TRONG THUẾ THU

2.1.Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

2.1.1 Giai đoạn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao :

Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc thông qua ngày 27/12/1990 và Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành từ tháng 01/04/1991. Từ đó đến nay, Pháp lệnh này đã đƣợc sửa đổi bổ sung 6 lần vào các thời điểm khác nhau.

2.1.1.1 Mức khấu trừ gia cảnh qua các thời kỳ theo quy định của Pháp luật từ năm 1991 đến 2008 1991 đến 2008

Bảng 2.1: So sánh Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao giai đoạn 1991 – 2004

Đơn vị tính : Đồng Việt Nam

Năm Đối tƣợng nộp thuế quân tháng / ngƣời Thu nhập bình

Biểu thuế (Thu nhập thƣờng xuyên) Khởi điểm chịu thuế Số bậc thuế suất Thuế suất thấp nhất Thuế suất cao nhất 1/4/1991

Ngƣời Việt Nam và cá nhân khác định cƣ tại

Việt Nam Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thƣởng có tính chất tiền lƣơng, tiền công

500,000

6 0% 50% Ngƣời nƣớc ngoài có

thu nhập tại Việt Nam 2,400,000

1/6/1994

Ngƣời Việt Nam và cá nhân khác định cƣ tại Việt Nam

Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thƣởng, thu nhập từ các nguồn do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tƣợng nộp thuế Lợi tức.

2,000,000

6 0% 50% Ngƣời nƣớc ngoài có

thu nhập tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nƣớc ngoài

8,000,000

1/7/1999

Ngƣời Việt Nam và cá nhân khác định cƣ tại Việt Nam

Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ

42 Ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú

tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nƣớc ngoài

khác

8,000,000

1/7/2001

Ngƣời Việt Nam và cá nhân khác định cƣ tại Việt Nam

Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thƣởng, thu nhập từ các nguồn do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tƣợng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp..

3,000,000 6 0% 50% Ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú

tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nƣớc ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8,000,000 6 0% 50%

1/7/2004

Ngƣời Việt Nam Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thƣởng, thu nhập từ các nguồn do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tƣợng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp…

5,000,000

5 0% 40%

Ngƣời nƣớc ngoài 8,000,000

(Nguồn: Chính phủ (1991, 1994, 1999, 2001, 2004), Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao).

Trƣớc đây gọi là mức khởi điểm chịu thuế ( ngƣỡng thu nhập chịu thuế) từ năm 1991 đến 2008 đƣợc sửa đổi 5 lần, ngƣời Việt Nam và cá nhân khác định cƣ tại Việt Nam nâng từ 500,000 đồng lên 5,000,000 đồng, ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nƣớc ngoài nâng từ 2,400,000 đồng lên 8,000,000 đồng.

Nội dung chủ yếu của các lần sửa đổi là điều chỉnh mức khởi điểm chịu thuế theo hƣớng nâng cao và sửa đổi các quy định về quản lý thuế. Mục đích sửa đổi là giảm nhẹ sự điều tiết đối với thu nhập của các cá nhân, khuyến khích tiêu dùng, kích cầu sản xuất, khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tuyển dụng lao động là ngƣời Việt Nam phát huy tốt hơn nữa vai trò của thuế thu nhập cá nhân đối với nền kinh tế.

Về đối tƣợng nộp thuế, cá nhân là công dân Việt Nam (gồm cả ngƣời làm việc ở nƣớc ngoài), ngƣời định cƣ không thời hạn tại Việt Nam: ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú và không cƣ trú tại Việt Nam. Nếu ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế sẽ đƣợc coi là đối tƣợng cƣ trú ở Việt Nam và nộp thuế theo đối tƣợng cƣ trú.

43

Thu nhập thƣờng xuyên: các khoản thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công, tiền thù lao, tiền thƣởng, các loại thu nhập không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo biểu thuế suất lũy tiến.

Cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh, hiện không phải là đối tƣợng nộp thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao.

Thu nhập chƣa thuộc diện chịu thuế là các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, tiền lãi cho vay vốn, lãi mua tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu, thu nhập từ hoạt động đầu tƣ chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán... Thu nhập không thuộc diện chịu thuế còn là các khoản trợ cấp, phụ cấp mang tính chất khuyến khích và xã hội theo quy định của nhà nƣớc: tiền thƣởng cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, các giải thƣởng quốc tế, các giải thƣởng quốc gia theo chế độ nhà nƣớc quy định, các khoản phụ cấp từ ngân sách nhà nƣớc, các khoản tiền bồi thƣờng bảo hiểm, tiền nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

2.1.1.2 Bậc thuế( khung thuế) và thuế suất

Về thuế suất, biểu thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao phân biệt giữa thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên, giữa ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài.

Bảng 2.2: Biểu thuế suất đối với công dân Việt Nam và cá nhân là đối tƣợng cƣ trú tại Việt Nam

Đơn vị tính : Đồng Việt Nam

Bậc Thu nhập bình quân tháng/ ngƣời Thuế suất (%)

1 Đến 5,000,000 0

2 Trên 5,000,000 đến 15,000,000 10

3 Trên 15,000,000 đến 25,000,000 20

4 Trên 25,000,000 đến 40,000,000 30

5 Trên 40,000,000 40

(Nguồn : Bộ Tài chính( 2004),Thông tư 81/2004/TT-BTC Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao).

44

Bảng 2.3: Biểu thuế suất đối với ngƣời nƣớc ngoài, cƣ trú và lao động ở Việt Nam và công dân Việt Nam cƣ trú và

lao động ở nƣớc ngoài Đơn vị tính : Đồng Việt nam

Bậc Thu nhập bình quân tháng/ ngƣời Thuế suất (%)

1 Đến 8,000,000 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Trên 8,000,000 đến 20,000,000 10

3 Trên 20,000,000 đến 50,000,000 20

4 Trên 50,000,000 đến 80,000,000 30

5 Trên 80,000,000 40

(Nguồn : Bộ Tài chính( 2004),Thông tư 81/2004/TT-BTC Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao).

Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao, thu nhập chịu thuế là thu nhập gộp mà cá nhân nhận đƣợc trong một năm, tạm nộp theo từng tháng chƣa đƣợc loại trừ các khoản chi phí cho bản thân ngƣời nộp thuế. Thu nhập thƣờng xuyên đƣợc tạm nộp từng tháng theo biểu thuế suất lũy tiến, cuối năm tổng hợp quyết toán cho 12 tháng. Nói cách khác, cá nhân có thu nhập dƣới 60 triệu đồng/năm sẽ không phải nộp thuế, số thuế đã đƣợc khấu trừ trong năm sẽ đƣợc hoàn lại.

Tính bất hợp lý của các khoản giảm trừ gia cảnh trong Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao, sự bất hợp lý đƣợc thể hiện qua việc so sánh thu nhập thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên, giả sử một cá nhân nhận lƣơng hàng tháng thu nhập thƣờng xuyên là 1,5 triệu đồng (18 triệu đồng/năm). Trong năm anh ta có một khoản thu nhập không thƣờng xuyên là 40 triệu đồng. Theo quy định, anh ta sẽ chịu thuế thu nhập với thuế suất là 10% cho phần vƣợt trội trên 15 triệu đồng, phải nộp thuế thu nhập ngay khi nhận đƣợc khoản thu nhập này là 25 triệu *10% = 2,5 triệu đồng. Nhƣ vậy, đối với cá nhân này, tổng hợp thu nhập trong năm của anh ta là 58 triệu đồng, chƣa đến mức phải nộp thuế thu nhập và cũng không đƣợc hoàn thuế do thuế đó đánh vào thu nhập không thƣờng xuyên.

45

Nếu so với một cá nhân mà thu nhập thƣờng xuyên là 58 triệu đồng/năm thì rõ ràng đã có sự không công bằng giữa 2 cá nhân này với nhau. Không chỉ vậy, sự bất hợp lý còn xảy ra khi có khoản thu nhập của cá nhân xét về thời điểm nhận thu nhập là nhận một lần và bị đánh thuế một lần, song tính chất của thu nhập là của nhiều thời gian trƣớc và quy định phân loại thu nhập căn cứ vào tính chất của thu nhập không điều tiết đƣợc vấn đề này.

Đối với thu nhập thƣờng xuyên, cơ quan thuế thƣờng dễ quản lý. Song đối với thu nhập không thƣờng xuyên, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao quy định dƣới hình thức thuế suất toàn phần trừ đi một mức khởi điểm (15 triệu đồng) và quy định mức thuế suất khác nhau 5% hay 10% cho từng loại thu nhập. Quy định tính thuế trên từng lần phát sinh thu nhập không thƣờng xuyên đã gây khó khăn cho công tác quản lý thuế, đồng thời gây thất thoát ngân sách bởi các cá nhân sẽ tìm cách chia nhỏ thu nhập chịu thuế để tránh thuế.

Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao chƣa điều tiết toàn bộ các nguồn thu nhập của cá nhân. Cùng là thu nhập của cá nhân nhƣng có loại thu nhập bị điều tiết bởi thuế thu nhập cá nhân, có loại thu nhập lại chƣa thực hiện điều tiết. Thu nhập chịu thuế của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao của Việt Nam chƣa bao quát mọi khoản thu nhập nên đã ảnh hƣởng đến nguồn thu ngân sách, tạo nên sự bất công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các loại hình hoạt động kinh doanh, giữa các đối tƣợng nộp thuế, tạo sự méo mó trong lựa chọn cá nhân về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Hơn thế nữa, việc phân loại thu nhập chịu thuế chƣa rõ ràng, không căn cứ vào bản chất kinh tế của nguồn thu nhập, đã tạo nên sự phức tạp trong công tác quản lý thu thuế và tạo ra kẽ hở để các đối tƣợng nộp thuế trốn tránh, lợi dụng.

2.1.2 Giai đoạn thuế thu nhập cá nhân

2.1.2.1 Khấu trừ gia cảnh

Khấu trừ gia cảnh, theo quy định tại Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 12 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, khấu trừ gia cảnh là số tiền

46

đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế trƣớc khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công của đối tƣợng nộp thuế là cá nhân cƣ trú. Trƣờng hợp cá nhân cƣ trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công thì sẽ tính khấu trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lƣơng, tiền công. Mức khấu trừ gia cảnh đối với đối tƣợng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. Mức 4 triệu đồng/tháng là mức tính bình quân cho cả năm, không phân biệt một số tháng trong năm tính thuế không có thu nhập hoặc thu nhập dƣới 4 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi ngƣời phụ thuộc mà ngƣời nộp thuế có trách nhiệm nuôi dƣỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dƣỡng. Đối tƣợng nộp thuế chỉ đƣợc tính khấu trừ gia cảnh cho ngƣời phụ thuộc nếu đối tƣợng nộp thuế đã đăng ký thuế và đƣợc cấp mã số thuế. Việc khấu trừ gia cảnh cho ngƣời phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi ngƣời phụ thuộc chỉ đƣợc tính khấu trừ một lần vào một đối tƣợng nộp thuế trong năm tính thuế. Ngƣời phụ thuộc mà đối tƣợng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dƣỡng phát sinh tháng nào thì đƣợc tính khấu trừ tháng đó. Trƣờng hợp nhiều đối tƣợng nộp thuế có chung ngƣời phụ thuộc phải nuôi dƣỡng thì các đối tƣợng nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký khấu trừ gia cảnh vào một đối tƣợng nộp thuế. Đối tƣợng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số ngƣời phụ thuộc đƣợc khấu trừ và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính trung thực trong việc kê khai này.

Xây dựng cơ chế khấu trừ gia cảnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế

Về ngƣỡng chịu thuế, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao Việt Nam chọn lựa phƣơng pháp xác định ngƣỡng thu nhập chịu thuế. Lập luận cơ bản là do thu nhập của ngƣời dân Việt Nam hiện nay còn thấp, nên việc thu thuế từ đồng thu nhập đầu tiên không đƣợc hợp lý trong hoàn cảnh đất nƣớc ta. Nhà nƣớc có cơ hội tốt nhất để kiểm soát thu nhập của ngƣời dân và quản lý việc kê khai nộp thuế với nhiều đối tƣợng, đã không kiểm soát đƣợc trong giai đoạn thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao ở Việt Nam vừa qua, mặt khác qua quá

47

trình nâng cao tính tự nhận thức trong nộp thuế, những ngƣời có thu nhập thấp lại đƣợc hƣởng lợi từ những chính sách trợ cấp của nhà nƣớc, vì qua kê khai nộp thuế, nhà nƣớc biết đƣợc thu nhập của họ để thực hiện trợ cấp. Luật thuế thu nhập cá nhân về mặt kỹ thuật, đƣợc thiết kế là khấu trừ gia cảnh đối với cá nhân là đối tƣợng nộp thuế. Tuy nhiên, xét về bản chất vẫn là xác định ngƣỡng chịu thuế. Chúng ta đã đề cập đến những hạn chế của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao, trong đó có vấn đề xác định ngƣỡng thu nhập chịu thuế thì vô hình chung Luật thuế thu nhập cá nhân vẫn vấp phải điểm hạn chế này. Mặt khác, lợi ích của nhà nƣớc cũng bị ảnh hƣởng bởi quy định này. Sau một năm quyết toán thuế thu nhập cá nhân, nếu thu nhập chƣa đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân tạm nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan thuế hoàn trả tiền thuế. Trong khi đó, khi trích nộp thuế thu nhập cá nhân đối với những đối tƣợng trên thì cơ quan chi trả thu nhập đƣợc hƣởng thù lao 0,5% thu nhập đƣợc khấu trừ. Khi hoàn trả thuế, nhà nƣớc không thu đƣợc thuế mà còn mất thêm khoản tiền thƣởng thù lao cho các đơn vị chi trả thu nhập và những khoản chi phí để quản lý thu khoản thuế này. Hơn nữa, quy định này còn gây khó khăn cả đơn vị chi trả và ngƣời nộp thuế, nhất là trong trƣờng hợp tổng thu nhập của ngƣời lao động dƣới 60 triệu đồng/năm vì họ khó chứng minh đƣợc thu nhập để hoàn trả thuế.

Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến của nhân dân và thông qua tại Quốc hội. Sự ủng hộ xuất phát từ cơ sở thay vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho mọi đối tƣợng nộp thuế (có tính riêng đối với ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam), chuyển sang áp dụng khấu trừ gia cảnh, tức là có tính đến hoàn cảnh cá nhân của đối tƣợng nộp thuế. Điều này làm cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mỗi đối tƣợng nộp thuế đƣợc công bằng hơn. Tuy nhiên, điểm gây nhiều tranh cãi là ở chỗ, mức khấu trừ nên là bao nhiêu cho bản thân đối tƣợng nộp thuế và cho ngƣời phụ thuộc. Sau khi thảo luận khá sôi nổi và thẳng thắn, Quốc hội đã biểu quyết thông qua mức khấu trừ cho bản thân đối tƣợng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, cho mỗi ngƣời phụ

48

thuộc mà đối tƣợng nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dƣỡng là 1,6 triệu đồng/tháng. Theo quan điểm của cơ quan thuế, mức khấu trừ này đƣợc đƣa ra trên cơ sở nghiên cứu tình hình kết quả tăng trƣởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chính sách tiền lƣơng, tiền công của nhà nƣớc và các kết quả điều tra xã hội học về thu nhập, chi tiêu thƣờng xuyên của các tầng lớp dân cƣ.

Có ý kiến cho rằng, mức khấu trừ gia cảnh nhƣ trên là thấp. Tuy nhiên, mức khấu trừ gia cảnh nhƣ trên là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm tới và phù hợp với quản điểm cải cách hệ thống thuế của Việt Nam. Theo đó, với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cho năm 2009 là khoản 1,5 triệu đồng/tháng thì mức khấu trừ cho bản thân đối tƣợng nộp thuế ở mức 4 triệu đồng/tháng có ý nghĩa rằng, chỉ những ngƣời có thu nhập từ trung bình khá trở lên mới phải nộp thuế (và chỉ phải nộp đối với phần thu nhập vƣợt trên mức khấu trừ này). Những năm sau đó, khi thu nhập tăng lên, mức khấu trừ này sẽ tiến gần đến

Một phần của tài liệu Luận văn: XÂY DỰNG MỨC KHẤU TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM ppt (Trang 50 - 91)