Thực trạng áp dụng các phương pháp định giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 65 - 66)

2.5.1.1 Các phương pháp định giá doanh nghiệp đang được áp dụng

Có nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau đang được các tổ chức tư vấn sử dụng trong hoạt động M&A. Các phương pháp được các tổ chức tư vấn sử dụng gồm: nhóm phương pháp chiết khấu dòng tiền, phương pháp tài sản thuần, nhóm phương pháp so sánh thị trường và một số phương pháp khác.

Nhóm phương pháp dòng tiền chiết khấu tỏ ra phổ biến hơn cả khi hầu hết các tổ chức tư vấn sử dụng để định giá doanh nghiệp. Nhóm phương pháp so sánh thị trường (như P/E, P/S, P/BV…) thì khơng được sử dụng bởi hầu hết các công ty kiểm tốn. Trong khi đó, phương pháp tài sản thuần được sử dụng nhiều nhất trong trường hợp xác định doanh nghiệp cổ phần hóa.

Ngồi ba nhóm phương pháp trên, các phương pháp giá trị kinh tế tăng thêm, mơ hình thu nhập cịn lại,… cũng được các cơng ty chứng khốn sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

2.5.1.2 Phân tích và đánh giá thực tiễn tại các tổ chức tư vấn tài chính

Theo kết quả khảo sát, hầu hết các tổ chức tư vấn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị của một doanh nghiệp. Để đưa ra một giá trị làm cở sở chào bán hoặc hỏi mua trong hoạt động M&A, giá trị trung bình có trọng số giữa các phương pháp được lựa chọn để xác định giá trị doanh nghiệp. Tỉ trọng giữa các phương pháp được căn cứ vào tính chắc chắn và đáng tin cậy của dữ liệu thu thập. Cách tính giá trị trung bình có trọng số này sẽ cho kết quả hợp lý hơn, nhưng lại hàm chứa yếu tố cảm tính và chủ quan cao, vì vậy, giá trị doanh nghiệp sẽ phụ thuộc nhiều vào ý muốn của người định giá.

Nhiều tổ chức tư vấn là cơng ty kiểm tốn ưa thích sử dụng phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Thực trạng các cơng ty nhà nước cổ phần

hóa có tài sản lạc hậu cũ kỹ dẫn đến giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này rất thấp, không phản ánh được những giá trị vơ hình của doanh nghiệp. Ngồi ra, quỹ đất lớn của các công ty nhà nước cổ phần nếu được định giá theo phương pháp tài sản thì khơng phản ánh được những cơ hội trong tương lai khi quỹ đất này được chuyển mục đích sử dụng để tạo ra dịng thu nhập cao đột biến. Phương pháp tài sản là một phương pháp tốt, là một trong ba phương pháp được Việt Nam cho phép sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Tuy nhiên, nếu khơng linh hoạt trong áp dụng thực tế, sẽ bỏ sót những giá trị vơ hình của doanh nghiệp và bỏ qua những cơ hội phát triển của công ty, mà lẽ ra các giá trị này phải được tính vào giá trị doanh nghiệp.

Khi lựa chọn chi phí sử dụng vốn chủ (re) để chiết khấu dòng tiền khi sử dụng phương pháp DCF, khơng ít các chun viên phân tích đã dựa vào kinh nghiệm thực tế và lãi suất trên thị trường. Trong khi đó, tỉ lệ chiết khấu này lại khác nhau giữa các công ty và tùy thuộc vào cơ cấu vốn trong doanh nghiệp đó.

Ngồi ra, các tổ chức, chuyên viên phân tích tài chính cũng chưa chú ý đến vấn đề phương pháp định giá phải phù hợp với doanh nghiệp cụ thể, và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp định giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)