2.2 Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam
2.2.1 Tổng quan về hoạt động M&A tại Việt Nam trong những năm vừa qua
Bảng 2.1: Bảng số liệu các thương vụ M&A từ năm 2003 - 2009
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Số giao dịch M&A 41 23 22 38 108 167 295 Giá trị giao dịch (triệu đô
la Mỹ) 118 34 61 299 1.719 1.117 1.138 Giá trị bình quân 1 giao
dịch 2,88 1,48 2,77 7,87 15,92 6,69 3,86
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của PricewaterhouseCoopers)
Nhìn chung số vụ và qui mô M&A ở Việt Nam liên tục tăng, ngoại trừ năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Đặc biệt năm 2007, số
vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đã gia tăng mạnh cả về số lượng và quy mô, gắn liền với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2006. Hoạt động M&A diễn ra sôi nổi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như tài chính, ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm, phân phối…Trong đó, một trong những lĩnh vực tiên phong trong hoạt động M&A ở Việt Nam là làn sóng các tập đồn ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới mua lại cổ phần để trở thành các cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động M&A ở Việt Nam cịn nhỏ lẻ, số lượng ít, giá trị nhỏ. Khơng ít trường hợp các giao dịch M&A diễn ra giữa một doanh nghiệp nhà nước yếu kém, khó tồn tại độc lập hoặc có nguy cơ phá sản…vào một doanh nghiệp nhà nước khác tốt hơn theo kiểu mệnh lệnh hành chính, nên chưa thể phản ánh được mục đích của hoạt động này.
Một thực trạng khác cũng rất đáng quan tâm về hoạt động M&A trong thời gian qua là tỷ lệ thành cơng của các vụ M&A hiện nay đang cịn thấp và phổ biến là trường hợp các vụ M&A không tạo ra giá trị tăng thêm. Theo báo cáo của một cuộc hội thảo về M&A tại Việt Nam do Avalue Việt Nam tổ chức vào đầu năm 2010, trên 50% các giao dịch M&A tại Việt Nam trong thời gian qua gặp thất bại. Nguyên nhân của những thất bại bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố liên quan, cấu thành cả quá trình M&A.
Riêng năm 2009, hoạt động M&A vẫn tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm, nhưng cũng còn tồn tại nhiều vấn đề do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức thấp khoảng 230 điểm vào tháng 2 năm 2009 và giá trị thẩm định có xu hướng giảm theo chỉ số chứng khoán, dẫn đến sự sụt giảm quy mô các giao dịch về mặt giá trị so với thời gian trước đây.
Mặc khác, trái với những dự đốn của các chun gia, khi cho rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh trong năm 2009, song trên thực tế vẫn chưa xuất hiện những giao dịch nào đáng quan tâm theo
kỳ vọng của những nhà đầu tư. Điều này đã ảnh hưởng đến các giao dịch ở mức trung bình do các nhà đầu tư đã chuyển hướng tập trung vào các giao dịch ở mức vừa và nhỏ ở khu vực vốn tư nhân.
Bảng 2.2: Bảng số liệu tình hình các giao dịch M&A Việt Nam và thế giới Các giao dịch M&A đã được thông báo Các giao dịch M&A đã được thông báo
Khu vực/quốc gia mục tiêu
2009 2008 2009/2008 2009 2008 2009/2008
(triệu đô la Mỹ) % thay đổi (số lượng giao dịch) % thay đổi
Toàn thế giới 2.072.555 2.886.972 -28% 38.325 41.045 -7% Mỹ 720.132 923793 -22% 7.585 9.371 -24% Châu Âu 580.246 1.168.696 -50% 13.063 13.863 -6% Trung Quốc 101.579 113.646 -11% 2.722 3.000 -10% Đông Nam Á 46.047 73.670 -38% 2.295 2.115 8% Việt Nam 1.138 1.117 2% 295 167 77%
Nguồn: Thomson Reuters và PricewaterhouseCoopers
Theo số liệu thống kê, hoạt động M&A tại Việt Nam so với các khu vực khác trên thế giới, Việt nam nổi lên với mức tăng trưởng dương so với các nước và khu vực. Mặc dù tỉ lệ tăng chỉ 2% so với năm 2008 về giá trị giao dịch, tuy nhiên số lượng giao dịch lại tăng đột biến với 77%, chứng tỏ đã hình thành một xu hướng các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang các giao dịch vừa và nhỏ.