3. DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4 Đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu
Đề tài nghiên cứu sử dụng ba phương pháp để đo lường thanh khoản
gồm: spread (chênh lệch giá mua bán), depth (chiều sâu thị trường) và price sensitivity (biến động giá của mỗi đơn vị giao dịch). Ba phương pháp này có liên quan chặt chẽ với đặc điểm thanh khoản như đã trình bày bởi Kyle
(1985). Ba phương pháp này cũng thuộc một trong số các phương pháp mà
tác giả Phạm Đình Hồng (2010) đã đề xuất các phương pháp hiệu quả để đo
độ thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP.HCM. Ba phương
pháp được tính như sau:
Spread là chênh lệch giá mua bán của cổ phiếu i vào ngày d,
được định nghĩa như sau:
Si,d = (Aski,d - Bidi,d)/[( Aski,d + Bidi,d)/2]
Với Aski, d và Bidi,d là giá chào bán và giá đặt mua tốt nhất vào cuối
ngày d. Đề tài nghiên cứu lấy giá khớp lệnh cao nhất và giá khớp lệnh thấp nhất vào cuối ngày d.
Depth là độ sâu của cổ phiếu i vào ngày d, được định nghĩa như
sau:
Di,d =Bidi, d x Qi,dB + Aski,d x Qi,dA
Với Qi,dB và Qi,dA là khối lượng cổ phần (tính bằng tỷ) sẵn sàng để mua bán tại giá tốt nhất. Đề tài nghiên cứu lấy khối lượng cổ phiếu khớp
lệnh.
PSi,d = =
Với Pi,dH vàPi,dL là giá cao và thấp của cổ phiếu i vào ngày d, Vi, d là giá trị giao dịch hàng ngày (theo tỷ VNĐ)( Vi,d= qi,d*pi,d ). Đây là một biến thể của tỷ lệ AMIVEST dựa trên lợi nhuận tuyệt đối và khối lượng giao dịch.
Các phương pháp đo thanh khoản hàng tháng: Si, t; Di, t và PSi, t là mức
trung bình của các phương pháp đo hàng ngày Si, d ; Di, d và PSi, d như định
nghĩa ở trên.
L: chỉ số đo thanh khoản được đo lường bằng ba phương pháp Spread, Depth và Price Sensitivity. Ln (L): lấy log giá trị L.
ΔL: biến động của các chỉ số đo thanh khoản trung bình cho từng
cổ phiếu hàng tháng (các phương pháp đo Spread, Depth, Price Sensitivity) bằng Lt trừ Lt-1. Các chỉ số ΔL được tính trung bình cho từng nhóm cổ phiếu trong tháng (ΔLk).