Tốc độ tăng phát hành thẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển ngân hàng công thương việt nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 66)

Nguồn: Vietinbank

Dịch vụ chuyển tiền kiều hối

Doanh số chi trả kiều hối của Vietinbank năm 2008 là 900 triệu USD, chiếm 12% tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2008. Trong năm 2007, doanh số chi trả kiều hối là 750 triệu USD, tăng 66,67% so với năm 2006 (đạt 450 triệu USD) và

ước đạt 14% tổng lượng kiều hối về Việt Nam. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối ngày càng

có tiềm năng phát triển do lượng tiền Việt kiều và người Việt Nam lao động tại nước ngoài chuyển về ngày càng nhiều. Vietinbank chủ yếu chi trả kiều hối bằng USD, EUR và VND. Thị trường trọng điểm bao gồm Mỹ, Đài Loan, Hàn quốc, Malaysia, Nhật,

Vietinbank sẽ tiếp tục việc mở rộng mạng lưới chuyển tiền kiều hối tới các thị trường quốc tế lớn, nơi có số lượng lớn người Việt Nam sinh sống và làm việc, trong khi thị trường nội địa chủ yếu được xác định là Tp Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Thuận, Đà Nẵng, Huế, các tỉnh phía Bắc có nhiều lao động xuất khẩu như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Vietinbank cũng lên kế hoạch cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng như dịch vụ chi trả kiều hối tận nhà.

Dịch vụ thu/chi hộ

Dịch vụ thu/chi hộ được cung cấp cho các khách hàng chiến lược có cân đối tài khoản tiền gửi lớn tại Vietinbank hoặc khách hàng hoặc có khối lượng thu chi tiền mặt, chuyển khoản lớn như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam. Hiện tại, khoảng 70% các chi nhánh của Vietinbank cung cấp dịch vụ này cho các khách hàng tại các khu công nghiệp và khu chế xuất. Vietinbank hiện khơng thu phí đối với dịch vụ này.

Dịch vụ cho thuê két sắt và cất giữ tài sản

Dịch vụ này đã được Sở giao dịch 2 của Vietinbank tại Tp.HCM và Chi nhánh

Đà Nẵng triển khai từ đầu năm 2006. Doanh thu từ dịch vụ này mới đạt gần 1 tỷ đồng

trong năm 2006, sang năm 2007 đã tăng đáng kể và đạt 1,6 tỷ đồng. Trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ được cung cấp tại tất cả các chi nhánh của Vietinbank trên các tỉnh và thành phố lớn trong cả nước.

Dịch vụ thu đổi Séc du lịch

Hiện nay, 50% các chi nhánh đã cung cấp dịch vụ này tới khách hàng với doanh thu thu đổi hàng năm đạt từ 3 - 5 triệu USD.

Dịch vụ Thu đổi séc du lịch bao gồm việc đổi séc du lịch Amex và các loại séc du lịch do các định chế có uy tín phát hành bằng USD và EUR. Vietinbank cũng cung cấp dịch vụ thu séc của các tổ chức nước ngoài như là một cách giới thiệu các dịch vụ ngân hàng khác và nhằm nâng cao thương hiệu “Ngân hàng Công thương Việt Nam”.

Dịch vụ ngân hàng điện tử

Là một phần trong Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống Thanh tốn do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Vietinbank đã bắt đầu thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng điện tử từ tháng 3/2005 khi Vietinbank bắt đầu triển khai hệ thống INCAS tới tất cả các chi

nhánh trên toàn quốc. Vietinbank sẽ tiếp tục tham gia vào Dự án Hiện đại hóa ngân

hàng và Hệ thống thanh tốn giai đoạn 2 do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án này tập trung vào các mảng sau: Trung tâm liên lạc - Call center, Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại cố định, Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, các giải pháp thương mại điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử.

Tài trợ thương mại và thanh tốn quốc tế

Tổng phí thu từ hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế năm 2008 đạt trên 239,7 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007 (183,9 tỷ đồng). Thị phần tài trợ thương mại nhập khẩu của Vietinbank là 8,46%, tài trợ thương mại xuất khẩu là 7,94% trong năm 2008. Tháng 04/2008, Vietinbank thành lập SGD III, đây là một trung tâm xử lý tập trung các giao dịch thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại cho cả Hệ thống Vietinbank VN theo mơ hình một ngân hàng hiện đại. Ngồi ra, SGD III cịn có nhiệm vụ khai thác các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn từ các tổ chức tài chính để hỗ trợ cho hoạt động tài trợ thương mai; cung cấp dịch vụ bao thanh toán; dịch vụ tư vấn giải

pháp TTQT và TTTM cho khách hàng và đặc biệt không chỉ xử lý cho các giao dịch của hệ thống Vietinbank SGD III còn cung cấp dịch vụ insourcing (xử lý giao dịch thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại) cho các ngân hàng khác.

2.2.8. Tiến trình cổ phần hóa với thương hiệu Vietinbank

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định

1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Cơng thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25

tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.

Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày

03/07/2009.

Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp của Chính phủ, ngày 25/12/2008, Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (Vietinbank) đã thực hiện thành công việc phát hành lần đầu cổ phiếu lần đầu ra công chúng và được coi là một hiện tượng của năm 2008 trên thị trường tài chính Việt Nam, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của Vietinbank.

2.3. Sự cần thiết phải đổi mới tổ chức, thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng Cơng thương Việt Nam

Từ nay đến năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng

cao; cơ cấu kinh tế chuyển đổi mạnh theo hướng CNH – HĐH; xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ diễn ra với tốc độ nhanh; thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam sẽ

phát triển mạnh hơn cả theo chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là sự gia tăng hoạt động của các định chế tài chính như các NHTM cổ phần, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các tổ chức tài chính ngân hàng đa quốc gia. Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, minh bạch hơn và

bình đẳng hơn giữa các chủ thể tham gia thị trường. Rõ ràng là những biến đổi này sẽ tạo ra cho các ngân hàng Việt Nam môi trường kinh doanh mới với nhiều điều kiện

thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác cùng phát triển. Bên cạnh những mặt thuận lợi hệ thống ngân hàng Việt nam cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Vietinbank đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần phải giải quyết: Quy mô vốn chủ sở hữu; trình độ quản trị ngân hàng, phát triển quy mơ họat động và sản phẩm, dịch vụ

ngân hàng hiện đại; phát triển cơng nghệ ngân hàng; nâng cao trình độ và năng lực của

đội ngũ.

Xu thế tồn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sự nới lỏng các quy định pháp lý về tài chính - ngân hàng là nguyên nhân chính thúc đẩy q trình hình thành và phát triển của các TĐTC- NH. Vietinbank đang từng bước chuẩn bị mọi nguồn lực để hình thành TĐTC-NH

Cơng Thương Việt Nam. Đây là xu thế tất yếu mang tính khách quan nhằm huy động

được mọi nguồn lực, phối hợp thống nhất giữa các công ty thành viên, sử dụng hiệu

quả nguồn nhân lực đồng thời mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để đạt được lợi nhuận tối đa cho tập đồn; có thể tồn tại, đứng vững trong cạnh tranh, phát triển và hội nhập quốc tế.

2.4. Các nguyên tắc chỉ đạo thành lập tập đồn tài chính ngân hàng cơng thương Việt Nam

Khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền. Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, nghiêm cấm các hoạt động lũng đoạn thị trường hoặc phong tỏa khu vực.

Mối quan hệ giữa ngân hàng mẹ và các doanh nghiệp thành viên được thiết lập trên cơ sở nắm giữ cổ phần không phải là quan hệ lệ thuộc hành chính.

Thực hiện nguyên tắc đầu tư tự nguyện. Việc hình thành tập đồn phải tuân theo các quy luật kinh tế, không thể lắp ghép bằng mệnh lệnh hành chính. Việc hình thành tập đồn phải tn theo phương thức tự nguyện đóng góp cổ phần, tham gia cổ phần của người đầu tư, với sợi dây liên kết giữa các doanh nghiệp chủ yếu là

vốn. Như vậy mới đảm bảo các mối quan hệ ràng buộc trong nội bộ tập đoàn và ổn

định cơ cấu tổ chức.

Hình thành tập đoàn theo hướng đa sở hữu, đa ngành nghề, trong đó vốn đầu tư nhà nước và kinh doanh ngân hàng đóng vai trị chủ đạo với những mức độ và bước

đi thích hợp, đồng thời với việc thiết lập cơ chế hạch toán và quản lý, bảo đảm

Nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, mở rộng địa bàn kinh doanh để từng bước hướng ra thị trường bên ngồi.

2.5. Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tập đồn tài chính - ngân hàng Cơng thương Việt Nam

2.5.1. Những điều kiện kinh tế – xã hội 2.5.1.1. Trình độ tích tụ, tập trung vốn 2.5.1.1. Trình độ tích tụ, tập trung vốn

Vietinbank trong những năm qua liên tục tăng về tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận sau thuế đến 02/07/2009 đạt

1.589 tỷ đồng đạt 89% so với năm 2008. Đây chính là cơ sở để hình thành tập đoàn TC – NH trong thời gian tới.

2.5.1.2. Trình độ phát triển khoa học, cơng nghệ

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là yếu tố và điều kiện để một tổ chức tài chính phát triển thành tập đồn TC-NH. Các tập đồn này phải kịp thời nắm

bắt thơng tin, nhất là cơng nghệ mới có liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng

để có thể khai thác và ứng dụng các thành tựu về công nghệ mới vào hoạt động kinh

doanh, mang lại nhiều lợi nhuận cho tập đồn và tiện ích cho khách hàng. Trong thời gian qua, Vietinbank không ngừng tiếp cận công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin. Điểm nổi bật là Vietinbank đã triển khai thành công hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 1, và đang tiếp tục triển khai hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 2. Đồng thời là

ngân hàng đầu tiên trong nước thực hiện thành công trong xử lý tập trung về nghiệp vụ thanh toán quốc, tài trợ thương mại.

2.5.1.3. Trình độ phát triển của thị trường

Trình độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính tác động đến khả năng mở rộng quy mô hoạt động của tập đồn tài chính như thơng qua các cơng ty con hay công ty

trực thuộc. Trên thực tế, sự hình thành các tập đồn TC-NH thường bắt nguồn từ việc mở rộng các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ của ngân hàng mẹ, từ chỗ chỉ

kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng sang dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, v.v. Mặt khác, thị trường tài chính càng phát triển, khách hàng càng địi hỏi cao hơn về chất lượng và tiện ích của dịch vụ tài chính – ngân hàng. Vietinbank đã thành lập các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực: chứng khốn, bảo hiểm, cho th tài chính, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác. Đây là những bước đầu hình thành tập đồn

TC-NH trong thời gian tới.

2.5.1.4. Trình độ khu vực hóa và tồn cầu hóa kinh tế

Việt Nam đã chính thức gia nhập vào WTO, và đang thực hiện theo lộ trình đã cam kết. Các ngân hàng 100% vốn nước ngồi đã chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam như : HSBC, Standard Character Bank. Đây là những tập đồn TC – NH lớn, có

nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Điều này, làm cho thị trường tài chính – ngân hàng tại Việt Nam sẽ cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, thì việc hình thành tập đồn TC – NH Cơng thương là xu thế tất yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

2.5.2. Quan điểm và chính sách của Nhà Nước đối với việc phát triển tập đồn TC – NH Cơng thương Việt Nam

Mơi trường pháp lý có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự hình thành và phát triển các tập

đoàn TC-NH, nhất là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động tài chính, ngân

hàng, chứng khốn. Nói cách khác, quá trình hình thành và phát triển tập đoàn TC-NH diễn ra theo quy luật khách quan, nhưng chính phủ cũng đóng vai trị quan trọng trong việc đưa ra các quy định và chính sách phát triển dịch vụ tài chính nói chung và tập

đồn TC-NH nói riêng. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có những quy định pháp lý về tổ

chức hoạt động của tập đoàn TC – NH. Đây là yếu tố cản trở đến việc hình thành và

phát triển tập đồn TC – NH nói chung và tập đồn TC- NH Cơng thương Việt Nam

nói riêng.

2.6. Thực trạng áp dụng các tiêu chí để hình thành và phát triển tập đồn tài chính ngân hàng Cơng Thương Việt nam

2.6.1. Về quy mơ

Hình 2.15: Tương quan Tổng tài sản và vốn điều lệ của Vietinbank với các

ngân hàng khác năm 2008

“Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 các Ngân hàng”

Sau khi chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần, Vietinbank trở thành ngân

hàng có vốn điều lệ lớn thứ 2 trên thị trường sau Vietcombank (11.380 tỷ đồng) và trở thành công ty đại chúng, nâng cao tính minh bạch và khả năng quản trị doanh nghiệp. Với hiệu quả kinh doanh trong quá khứ tốt cùng chiến lược phát triển rõ ràng và có trọng tâm, mục tiêu của Vietinbank là trở thành Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

2.6.2. Về sở hữu

1. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của công ty, danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ, cơ cấu cổ đông

a. Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên vốn cổ phần của Vietinbank

Bảng 2.8: Danh sách Cổ đông nắm trên 5% vốn Cổ phần tại thời điểm

03/07/2009

c. Cơ cấu cổ đông của Vietinbank tại thời điểm 03/07/2009 Bảng 2.9: Cơ cấu cổ đông đến thời điểm 03/07/2009

2. Danh sách những công ty liên doanh và công ty con của Vietinbank, những công ty mà Vietinbank đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối

a. Cổ đông lớn

Nhà nước là cổ đông lớn của Vietinbank nắm giữ 89,23% vốn điều lệ.

b. Công ty con và cơng ty liên doanh

Bên cạnh các hoạt động chính của một ngân hàng thương mại, Vietinbank còn thực

hiện các hoạt động khác như đầu tư vào các công ty con và Công ty liên doanh, liên

kết. Đến 31/12/2008, Vietinbank đã góp vốn vào 4 cơng ty con với tỷ lệ sở hữu là

100% vốn điều lệ và 1 Ngân hàng liên doanh với tỷ lệ 50%.

Bảng 2.10: Danh sách công ty con và công ty liên doanh của Vietinbank tại thời

điểm 31/12/2008

“Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn năm 2008 của Vietinbank”

2.6.3. Về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Vietinbank sẽ kinh doanh ở các lĩnh vực như : hoạt động ngân hàng thương mại,

hoạt động ngân hàng đầu tư, hoạt động bảo hiểm, các dịch vụ tài chính khác, các dịch vụ khác. Các lĩnh vực kinh doanh sẽ thực hiện theo điều lệ tổ chức và hoạt động của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển ngân hàng công thương việt nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)